Cơ cấu vốn huy động nguồn huy động

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH 8 TP.HCM (Trang 31 - 36)

Một trong những thế mạnh của chi nhánh, đó là nguồn huy động vốn rất đa dạng. Hiện nay ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng các nguồn như :

− Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác

− Tiền gửi của tổ chức kinh tế

− Tiền gửi cá nhân

− Phát hành giấy tờ có giá

− Nguồn vốn khác

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo nguồn huy động

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2009 2010 2011

TIỀN GỬI VÀ VAY TỔ CHỨC

TÍN DỤNG KHÁC 205.9 11.20% 424.8 15.29% 696.3 20.30% Tiền gửi tctd 120.4 6.55% 280.6 10.10% 559.1 16.30% Vay tổ chức td khác 85.5 4.65% 144.2 5.19% 137.2 4.00%

TIỀN GỬI CỦA TCKT 569.8 31.00% 1639.0 59.00% 884.9 25.80% Doanh nghiệp quốc doanh 404.4 22.00% 611.2 22.00% 629.7 18.36% Doanh nghiệp tư nhân 128.7 7.00% 980.6 35.30% 194.1 5.66% Doanh nghiệp nước ngoài 36.8 2.00% 47.2 1.70% 61.1 1.78%

TIỀN GỬI CÁC NHÂN 698.4 38.00% 180.6 6.50% 1354.9 39.50%

PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ 148.9 8.10% 200.3 7.21% 92.6 2.70% Chứng chỉ tiền gửi 91.9 5.00% 61.4 2.21% 26.8 0.78% Kỳ phiếu 51.5 2.80% 0.0 0.00% 6.9 0.20% Trái phiếu 5.5 0.30% 138.9 5.00% 59.0 1.72% NGUỒN VỐN KHÁC 215.0 11.70% 333.4 12.00% 401.3 11.70%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )

Ta thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm vai trò quan trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Là ngân hàng nhà nước, nên có quan hệ rất mật thiết với các doanh nghiệp nhà nước, lượng tiền huy động từ nhóm này chiếm gần 1/5 trong tổng nguồn vốn huy động được và tăng trưởng rất ổn định qua các năm.

Trong năm 2009, số tiền huy động từ tổ chức kinh tế đạt 569,8 tỷ đồng, chiếm 31% tổng vốn huy động. Năm 2010, đánh dấu sự thành công của ngân hàng trong việc tiếp cận khối doanh nghiệp tư nhân, đã mang lại cho ngân hàng kết quả đáng

ngạc nhiên.Tổng lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 1639 tỷ, thì vốn huy động từ doanh nghiệp tư nhân là 980 tỷ, hơn hẳn từ doanh nghiệp quốc doanh là 611 tỷ, điều không thấy trong những năm trước. Lượng tiền gửi doanh nghiệp tư nhân đã tăng vượt bậc và chiếm 35% tổng vốn huy động.

Biểu đồ 2.3: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Năm 2011, là năm khó khăn với hầu hết tất cả các doanh nghiệp, nên tiền gửi của tổ chức kinh tế đã sụt giảm mạnh, nguyên nhân chính là sự sụt giảm đáng kể là từ nhóm doanh nghiệp tư nhân, sau khi có năm 2010 thành công với nhóm này. Tổng lượng vốn huy động tổ chức kinh tế năm 2011 được 884 tỷ đồng, sụt giảm 50% so với năm 2010. Vốn huy động từ doanh nghiệp quốc doanh vẫn ổn định được 629 tỷ. Trong khi đó, tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân từ 980 tỷ 2010, giảm xuống còn 194 tỷ.

Lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân, đóng góp vai trò quan trọng nguồn vốn huy động. Trong năm 2009 lượng tiền huy động từ nhóm này 698 tỷ, chiếm 38% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, năm 2010 lượng tiền gửi từ nhóm này giảm xuống đáng kể, nguyên nhân là sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất của các ngân hàng khác.

Ngoài ra giá vàng, USD liên tục tăng đã ảnh thu hút người gửi tiền đầu tư sang những kênh này và cũng như tâm lý e ngại rủi ro lạm phát cao đã ảnh hưởng nhiều đến người gửi tiền. Năm 2011, ngân hàng triển khai đa dạng các sản phẩm, tiện ích như: Tiết kiệm thả nổi, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm thông minh, tiết kiệm tích luỹ,… đã thu hút

lượng tiền gửi của cá nhân tăng rất mạnh trở lại, tiền gửi cá nhân đạt 1354.9 tỷ chiếm 39.5% trong tổng vốn huy động. Một kết quả rất đáng nể của chi nhánh.

Biểu đồ 2.4: Tiền gửi của khách hàng cá nhân

Ngoài ra nguồn vốn ti ền gử i và đi vay của chi nhánh cũng rất lớn, tăng đều qua các năm. Năm 2009, nguồn tiền này là 120 tỷ chiếm 6.5% tổng vốn. Năm 2010, số tiền từ nguồn này tăng mạnh lên hơn gấp đôi được 428 tỷ, nguyên nhân là lượng tiền gửi ngân hàng khác tăng mạnh trong năm này. Trong năm 2011, lượng tiền huy động được từ nhóm này vẫn tiếp tục tăng cao, đạt 696 tỷ đồng, chiếm 20.3% tổng nguồn vốn huy động.

Phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động ngân hàng. Năm 2010, lượng tiền từ phát hành giấy tờ có giá đạt là nhiều nhất đạt 200 tỷ, chỉ chiếm 7.2% tổng nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 2.6: Vốn thu từ phát hành giấy tờ có giá

Nguồn vốn khác của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn tài trợ và ủy thác đầu tư. Nguồn vốn này tuy có cao hơn phát hành giấy tờ có giá nhưng cũng chiếm tỷ trọng khá ít, năm 2011, tổng nguồn vốn này là 401 tỷ, chiếm 11.7% tổng nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH 8 TP.HCM (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w