Phân tích quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty Thái Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Thái Dương (Trang 42 - 45)

Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2013 và 2012 So sánh 2012 và 2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối

(%)

TÀI SẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN

29.780 34.745 39.674 4.929 14,18 4.964 16,67

Tiền và các khoản tương đương tiền 1.661 2.238 3.093 855 38,22 576 34,68

Các khoản phải thu ngắn hạn 3.529 4.285 2.590 (1.695) (39,55) 755 21,40

Hàng tồn kho 23.261 27.037 32.681 5.644 20,87 3.776 16,23 TS ngắn hạn khác 1.329 1.185 1.310 125 10,54 (144) (10,81) TÀI SẢN DÀI HẠN 6.828 5.460 4.507 (953) (17,45) (1.368) (20,03) Tài sản cố định 6.734 5.355 4.454 (901) (16,82) (1.379) (20,47) TỔNG TÀI SẢN 36.608 40.205 44.181 3.976 9,89 3.597 9,82 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 33.306 36.872 41.294 4.422 11,99 3.565 10,70 Nợ ngắn hạn 18.879 22.445 26.867 4.422 19,70 3.565 18,88 Nợ dài hạn 14.427 14.427 14.427 0 0 0 0 VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.302 3.333 2.887 (446) (13,37) 31 0,95 Vốn chủ sở hữu 3.302 3.333 2.887 (446) (13,37) 31 0,95 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 36.608 40.205 44.181 3.976 9,89 3.5967 9,82

Tình hình tài sản:

Tình hình tài sản của Công ty Tư vấn xây dựng và Thương mại Thái Dương được thể hiện thông qua Bảng cân đối kế toán phần Tài sản ở phụ lục 1 của khóa luận. Qua bảng 2.2 ta thấy tổng tài sản tính đến hết năm 2012 đã tăng 3.976.380.053 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,82%. Năm 2013 tổng tài sản là 44.180.973.499 đồng, tăng 9,89%.Điều đó chứng tỏ trong giai đoạn từ năm 2011-2013 công ty đã tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ được nguyên nhân của sự gia tăng này ta sẽ đi sâu vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng tài sản.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản mục tiền của Công ty đều có sự tăng lên qua các năm. Năm 2012 khoản mục này tăng 576.214.081 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ 34,68%. Đến năm 2013, tỷ lệ tăng vẫn tiếp tục với con số 855.356.884 đồng, tương đương 38,22%. Có thể thấy tỷ lệ tăng giữa các năm khá lớn và đồng đều nhau. Nguyên nhân là do sau khi thay đổi cơ cấu, chính sách , biện pháp kinh doanh mà ban lãnh đạo đề ra, doanh thu của Công ty đã ổn định hơn do khách hàng đã dùng một lượng tiền mặt tương đối lớn để thanh toán cũng như ứng trước. Lượng tiền mặt tăng sẽ giúp Công ty tăng khả năng thanh toán các khoản nợ với nhà cung ứng, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, không những vậy còn tạo được niềm tin với nhà cung ứng và khách hàng.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng lên 755.483.382 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,4%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã điều phối không tốt việc thu nợ từ khách hàng khiến cho vốn bị chiếm dụng quá nhiều.Rút kinh nghiệm từ năm 2012, doanh nghiệp đã có những biện pháp hữu hiện nhằm giảm thiểu các khoản phải thu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao vòng quay của vốn. Do vậy sang năm 2013, khoản mục này đã giảm 39,55% so với năm trước.Với tình hình các khoản phải thu giảm như vậy chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng, siết chặt chính sách thu tiền bán hàng kết hợp áp dụng chiết khấu thanh toán.

Hàng tồn kho: Do đặc điểm của doanh nghiệp là loại hình kinh doanh thương mại, đối tượng kinh doah của doanh nghiệp là hàng hóa nên tỷ trọng hàng tồn kho của doanh nghiệp là khá lớn để nhằm kịp thời cung cấp hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh chóng. Ta thấy trong ba năm gần đây, khoản mục hàng tồn kho vẫn tăng đều. Cụ thể hàng tồn kho năm 2012 tăng 3.776.482.500 đồng, ương ứng với tỷ lệ 16,23% so với năm 2011. Năm 2013 tỷ lệ tăng là 20,87% so với năm trước. Việc gia tăng hàng tồn kho của doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu mở rộng và chiếm lĩnh thị trường của Công ty.

Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định. Trong năm 2012, tài sản dài hạn giảm 1.367.710.932 đồng so với năm 2011, tướng ứng tỷ lệ giảm là 20,03%. Là do trong giai đoạn này, Công ty đang có nhu cầu cần vốn gấp cho hoạt động kinh doanh nên đã bán đi một chiếc xe tài chở hàng có trị giá gần 1 tỷ đồng. Đến năm 2013, khoản mục này tiếp tục giảm 952.905.237 đồng (17,45%) so với năm 2012. Là do Công ty đã không có sự đầu tư thêm cho tài sản cố định như mua sắm thêm các trang thiết bị, phụ tùng máy móc hiện đại… vì vậy chỉ có sự tăng lên của chi phí khấu hao.

Tình hình nguồn vốn:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty Tư vấn và Xây dựng Thái Dương giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: %

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty có sự biến động

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2011: nợ phải trả chiếm 91% và vốn chủ sở hữu chiếm 9% trên tổng nguồn vốn. Trong khi năm 2012 nợ phải trả chiếm 91,7% và vốn chủ sở hữu chiếm 8,3%. Năm 2013, nợ phải trả chiếm 93,5% và vốn chủ sở hữu chiếm 6,5% trên tổng nguồn vốn. Điều này có nghĩa là 100 đồng tài sản của doanh

nghiệp được tài trợ 91 đồng nợ và 9 đồng vốn chủ sở hữu đối với năm 2011; trong khi đó đối với năm 2012 thì 100 đồng tài sản được tài trợ bởi 91,7 đông nợ và 8,3 đồng vốn chủ sở hữu. Tương tự với năm 2013.

Nợ phải trả năm 2012 đã tăng 3.565.428.322 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 10,7%. Nguyên nhân của việc nợ phải trả tăng lên hoàn toàn là do năm 2012 nợ ngắn hạn tăng, doanh nghiệp huy động lượng vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình. Trong năm 2013, khoản mục nợ phải trả cũng tăng so với năm 2012 với tỷ lệ là 11,99%. Có thể thấy hoạt động kinh doanh của năm 2012 và 2013 có hiệu quả nên tỷ lệ nợ phải trả tăng lên không quá lớn.

Trong ba năm 2011-2013, tình hình vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có sự biến đổi tăng giảm. Năm 2012 vốn chủ sở hữu giảm đi 445.804.996 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 13,37%. Có sự giảm đi của vốn chủ sở hữu là do trong giai đoạn này do nền kinh tế còn khó khăn nên công ty quyết định thu nhỏ quy mô kinh doanh của mình. Tuy nhiên đến năm 2013, khi tình hình kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, công ty đã có sự chuyển mình. Vốn chủ sở hữu của năm 2013 đã tăng lên 0,95%. Dù là gmột con số nhỏ nhưng cũng có thể thấy một phần nỗ lực của doanh nghiệp trong việc phát huy và cải thiện khả năng kinh doanh của mình. Nhưng nhìn chung vốn chủ sở hữu còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng Nguồn vốn của Công ty, do đó Công ty còn đối mặt với nhiều rủi ro trong thanh toán khi các khoản nợ đến hạn. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần có biện pháp nâng cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh , qua đó nâng cao năng lực tài chính của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Thái Dương (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)