Phân tích kết quả kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Thái Dương (Trang 38 - 42)

Kết quả hoạt động SXKD là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi xem xét hiệu quả quản lý cũng như sử dụng vốn lưu động, chúng ta sẽ đánh giá một cách khái quát về kết quả hoạt đông SXKD của Công ty trong 3 năm gần đây.

28

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013 và 2012 So sánh 2012 và 2011 Tuyệt đối Tương đối

(%)

Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

53.316 42.173 54.355 12.182 28.88 (11.143) (20.89) Các khoản giảm trừ doanh thu 99 - - - - (99) - Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 53.217 42.173 54.355 12.182 28.88 (11.044) (20.75) Gía vốn hang bán 47.329 36.681 49.180 12.499 34,07 (10.648) (22,49) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ

5.889 5.492 5.175 (317) (5,77) (397) (6,74) Doanh thu hoạt động tài chính 28 21 27 6 28,45 (7) (24,60) Chi phí tài chính 2.981 2.324 1.392 (932) (40,10) (657) (22,04) -Trong đó: Chi phí lãi vay 2.981 2.324 1.392 (932) - (657) (22,04) Chi phí quản lý kinh doanh 3.285 3.220 4.179 959 29,79 (65) (1,97) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh

(348) (30) (369) (339) 1120,78 318 (108,67) Thu nhập khác 0.5 705 91 (614) (87,09) 704,5 140799 Chi phí khác 241*10^-6 633 168 (465) (73,46) 633 262.518.809,5

Lợi nhuận khác 0.5 72 (77) (149) (206,87) 71,5 14.309,91 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (348) 42 (446) (488) (1165,88) 390 (112,02) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - 10 - - - 10

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN. (348) 32 (446) (478) (1521,17) 380 109.02

Qua bảng 2.1 ta nhận thấy nhìn chung doanh thu thuần và lợi nhuận của Công ty có sự biến động trong 3 năm gần đây. Cụ thể như sau:

Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu, sự thay đổi của khoản thu nhập này sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong tổng nguồn thu của doanh nghiệp. Mặc dù với những nỗ lực xúc tiến bán hàng như tổ chức các sự kiện, áp dụng các chương trình khuyến mãi giảm giá vào những dịp đặc biệt như lễ, tết, mở rộng kênh phân phối ra các quận huyện khác trên địa bàn Hà Nội… nhưng doanh thu bán hàng trong năm 2012 lại giảm 11.142.732.468 đồng, tương ứng giảm 20,89% so với năm 2011. Sự giảm nhẹ về doanh thu cho ta thấy trong năm 2012 số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm do Công ty chưa có các chiến lược về marketing thật sự hiệu quả (chính sách quảng bá, tiếp thị, bán hàng…) Ngoài ra do trong năm 2012, nền kinh tế còn nhiều biến động, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều đối thủ như Everon, Hanvico… và sự xuất hiện nhiều mặt hàng chăn ga giá rẻ khác cũng khiến cho mức độ cạnh tranh của Công ty gay gắt hơn. Điều đó cũng làm cho doanh số bán hàng của Công ty giảm nhẹ. Tuy nhiên sang đến năm 2013, doanh thu đã tăng 12.181.637.698 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 28,88% so với năm trước. Có được kết quả như vậy là do năm 2013 nền kinh tế đã ổn định trở lại, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu sử dụng các sản phẩm cho gia đình cũng tăng lên và ngày càng lớn. Không những vậy, Công ty đã tiếp thu được những điều con thiếu sót trong công tác quản lý của mình như đội ngũ cán bộ nhân viên còn thiếu nghiệp vụ, các chương trình marketing, tiếp thị chưa thật sự đánh vào tâm lý người tiêu dùng.

Gía vốn hàng bán: Có thể thấy rằng sự tăng giảm của doanh thu tất yếu sẽ kéo theo sự tăng giảm của giá vốn hàng bán. Trong năm 2012 giá vốn hàng bán giảm 10.647.372.573 đồng, tương ứng giảm 22,49% so với năm 2011. Nguyên nhân khiến cho giá vốn hàng bán giảm trong năm 2012 là do doanh thu trong giai đoạn này giảm do tiêu thụ được ít sản phẩm hơn so với năm trước. Nhưng sang đến năm 2013 thì giá vốn lại tăng lên 34,07% so với năm trước. Sự tăng giảm giữa các năm không đồng đều phản ánh thực tế rằng công tác quản lý chi phí của Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, mặc dù đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất nhưng do Công ty có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nên kéo theo số lượng sản phẩm tiêu thụ và sản xuất giảm.

Chi phí tài chính: Chi phí tài chính năm 2012 giảm 657.011.516 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 22,04% so với năm 2011. Sự giảm xuống này là do Công ty đã có khả năng thanh toán được một khoản nợ vay cho Ngân hàng. Tiếp tục đến năm 2013, khoản mục này đã giảm tiếp 93.188.0160 đồng so với năm trước. Đặc biệt trong năm 2013, Chi phí lãi vay của Công ty bằng 0, cho thấy Công ty đã tạm thời thanh toán toàn bộ các khoản vay của mình cũng như hạn chế được việc vay tiền từ ngân hàng và

30

các đối tượng khác. Cũng có thể thấy năm 2013 là một năm Công ty hoạt động tài chính khá hiệu quả.

Chi phí quản lý kinh doanh: Năm 2012, chi phí quản lý kinh doanh của Công ty đã giảm xuống 64.925.023 đồng, tương ứng giảm 1,97% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, hoạt động kinh doanh có nhiều biến động và khó khăn, Công ty đã cắt bớt những khoản hoạt động của doanh nghiệp như đào tạo nhân sự, thực hành chính sách tiết kiệm dịch vụ cơ bản như điện, nước… Tuy nhiên, sang đến năm 2013, khi nền kinh tế bắt đầu có những khởi sắc mới, khoản mục này đã tăng lên 29,79% so với năm 2012. Sự gia tăng này là do Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bổ sung thêm nhân sự ở bộ phận bán hàng, thêm vào đó là cả những khoản chi phí cho việc nghiên cứu chất lượng sản phẩm, nhằm cải tiến mẫu mã cũng như chất lượng. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải xem xét khoản mục này ở mức hợp lý để tránh lãng phí làm giảm lợi nhuận.

Trong ba năm gần đây, lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp có nhiều biến động. Cụ thể năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 379.098.202 đồng, tăng 109,02% so với năm 2011. Trong năm này, dù doanh thu có giảm nhưng Công ty đã có những chính sách thắt chặt, quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả, thêm vào đó là các khoản thu từ nguồn thu nhập khác như thu lãi vay từ các thể cho vay, đòi được các khoản nợ khó đòi từ những năm trước… tăng cao. Tuy nhiên sang đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế giảm 1521,17% so với năm trước. Mức giảm này rất lớn, cho thấy Công ty đang trải qua thời kỳ khó khăn, ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. Lợi nhuận giảm cho thấy Công ty cần phải chú trọng vào công tác quản lý, tiết kiệm chi phí đồng thời đưa ra những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh trong tương lai.

Như vậy, trong năm 2011-2013 có thể thấy được sự thăng trầm trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, Công ty Thái Dương đang trải qua thời kỳ hết sức khó khăn và dường như không năm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng khoảng. Công ty cần đưa ra những biện pháp hợp lý, đề ra những chính sách tiết kiệm chi phí như sử dụng ít đi các dịch vụ mua ngoài, giảm các khoản đầu tư tài chính hay giảm chi phí quản lý kinh doanh để tạo ra một khoản lợi nhuận lớn, giúp Công ty tránh được những thiệt hại đáng kể. Là một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, Công ty cần xây dựng cho mình một hình ảnh tốt để không những đững vững trên thị trường mà còn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Đây là việc làm cần thiết và đúng đắn trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Thái Dương (Trang 38 - 42)