Đánh giá về công tác quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 (Trang 51)

Trước khi nói về những thành quả đạt được của công ty trong năm qua, chúng ta có thể xem xét về toàn cảnh nền kinh tế trong năm 2012.

Đã bốn năm trôi qua kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, song nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi hết sức chật vật. Gam màu chủ đạo của bức tranh kinh tế thế giới năm 2012 là “xám tối” trong bối cảnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu tiếp tục yếu. Dưới sự tác động chung, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với lạm phát, giảm mạnh của đầu tư và xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế thấp. Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2012 tiếp tục đóng băng dẫn tới hàng loạt các doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản giải thể hoặc ngừng hoạt động.

Trong bối cảnh nền kinh tế đầy khó khăn như vậy, Công ty CP Sông Đà 9 vẫn đạt được được những thành tựu đáng kể sau:

Số vòng quay VLĐ tuy không cao nhưng năm 2012 đã tăng so với năm 2011 làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm được 33 ngày đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ giúp công ty tiết kiệm được 60.686 trđ VLĐ.

Công tác huy động vốn của công ty khá tốt, trong năm công ty huy động được một lượng lớn để phục vụ công tác thi công sản xuất. Lượng vốn chiếm dụng được không ngừng tăng với tốc độ ổn định do công ty đã khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình bằng kết quả kinh doanh tích cực và kỷ luật thanh toán nghiêm ngặt. Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng được thực hiện đúng theo hợp đồng, đảm bảo uy tín trong

quan hệ tín dụng vay trả nợ đúng hạn. Trong năm đơn vị luôn cân đối đủ vốn và đảm bảo vòng quay vốn theo kế hoạch.

Công ty không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh trong những năm qua thể hiện qua tổng tài sản tăng hàng năm và kết quả là doanh thu thuần cũng tăng liên tục. Tuy lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010 đến 2012 đều có xu hướng giảm nhưng nhìn khách quan ta thấy trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 chưa kết thúc và cụ thể hơn là thị trường bất động sản đóng băng từ năm 2010 và chưa có dấu hiệu hồi phục thì Công ty không những tiếp tục hoạt động mà còn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và kinh doanh có lợi nhuận. Chỉ so sánh với các công ty trong tập đoàn Sông Đà thì trong năm 2012 công ty CP Sông Đà 9 là một trong hai công ty duy nhất kinh doanh có lãi, điều đó đã thể hiện được sự khắc nghiệt của thị trường. Trong điều kiện như vậy Sông Đà 9 có thể đứng vững và phát triển đã là một thành công lớn.

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại của công ty

Qua tìm hiểu phân tích tình hình Công ty những năm vừa qua chúng ta có thể thấy những kết quả đạt được là không nhỏ, điều đó thể hiện nỗ lực cố gắng của Công ty trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong công tác tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ nói riêng. Tuy nhiên những kết quả đạt được này còn chưa cao và chưa phản ánh hết được những tiềm lực và khả năng có thể của Công ty. Cụ thể là:

Thứ nhất: Công tác dự báo nhu cầu VLĐ còn hạn chế dẫn đến kết

quả dự báo chưa chính xác làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Nguyên nhân là do thực tế trong thời gian qua công tác dự báo vẫn chưa thực sự được coi trọng và phương pháp dự báo đang sử dụng là phương pháp gián tiếp từ đó tính chính xác cũng giảm đi. Trong tình hình thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt công ty mở rộng quy mô kinh doanh ra nhiều lĩnh vực mới

nếu không có sự quan tâm đúng mức tới công tác dự báo thì thời gian tới sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty

Thứ hai: Cơ cấu tài trợ vốn của công ty đang có xu hướng biến động

không tốt cho sự cân bằng tài chính. Tuy tài sản dài hạn vẫn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn, nhưng nguồn VLĐ thường xuyên giảm 57.926 trđ so với năm 2011 ứng với mức tương đối giảm 49%. Bên cạnh đó tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tổng nguồn vốn lưu động giảm từ 14,19% năm 2011 xuống còn 7,11% năm 2012. Cơ cấu này tạo điều kiện cho công ty tiết kiệm chi phí sử dụng vốn do chi phí sử dụng nợ ngắn hạn thường thấp hơn chi phí sử dụng nợ dài hạn, tính linh hoạt trong việc tổ chức cơ cấu nguồn vốn cao. Tuy nhiên với cơ cấu tài trợ này rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán của công ty tăng lên.

Thứ ba: Trong việc bố trí cơ cấu Vốn lưu động, vốn của công ty bị ứ

đọng quá lớn ở HTK và nợ phải thu làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ và hiệu quả sử dụng vốn thấp.Công ty chưa có những biện pháp tích cực và chủ động nhằm hạ thấp các khoản phải thu hơn nữa, góp phần nâng cao khả năng thanh toán, tăng vòng quay Vốn lưu động và chủ động cho việc sử dụng vốn. Vốn bị chiếm dụng còn quá nhiều làm tốc độ luân chuyển VLĐ giảm xuống. Công ty cũng chưa xây dựng kế hoạch thu chi nhằm đảm bảo khả năng thanh toán.

Thứ tư: Quản lý HTK chưa thật sự tốt cụ thể công tác quản trị vốn

về hàng tồn kho tuy đã được cải thiện thể qua sự tăng lên của vòng quay HTK nhưng có thể thấy tốc độ luân chuyển HTK còn thấp (năm 2012 là 1,56) và giá trị HTK còn rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong VLĐ (năm 2012 là 47,12%). Lượng vốn ứ đọng ở hàng tồn kho còn quá lớn.

Thứ năm: Tỷ trọng nợ phải thu của công ty có xu hướng tăng qua

các năm và năm 2012 đã lên mức 45,71% chỉ đứng sau tỷ trọng HTK làm cho vốn của công ty bị ứ đọng làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ và hiệu quả sử dụng vốn thấp, bên cạnh đó là kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên cho thấy công tác quản lý, thu hồi các khoản phải thu không hiệu quả. Trong những năm tiếp theo, nếu không có chính sách quản lý nợ phải thu phù hợp sẽ làm tỷ trọng khoản mục này tăng lên quá cao làm mất cân đối nguồn vốn. Công ty cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc xác định mức tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng và có kế hoạch thu hồi nợ cụ thể, đảm bảo thu hồi được nợ và bảo toàn vốn.

Thứ sáu: Quản lý vốn bằng tiền của công ty CP Sông Đà 9 hiện nay

chưa tốt thể hiện qua các hệ số thanh toán đều giảm dẫn đến khả năng thanh toán của công ty thấp đặc biệt hệ số thanh toán tức thời chỉ có 0,04 là quá thấp. Hơn nữa với tình hình hiện tại nguồn vốn công ty huy động thông qua vay nợ chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, vì thế áp lực thanh toán cao kéo theo rủi ro tài chính lớn. Công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong một số thời điểm khi không kịp quay vòng vốn.

Thứ bảy: Về công tác dự phòng. Năm 2012 Công ty không có khoản

dự phòng giảm giá hàng tồn kho,...Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến cố không thể lường trước được do đó việc trích lập các khoản dự phòng cho phép Công ty sẽ giảm thiểu một phần rủi ro nâng cao tính chủ động trong mọi điều kiện diễn biến của thị trường.

Những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc quản lý, sử dụng VLĐ của Công ty sẽ là căn cứ quan trọng của cán bộ quản lý của Công ty có thể đưa ra các biện pháp, góp phần làm lành mạnh hoá tình trạng tài chính của Công ty trong thời gian tới. Để tháo gỡ khó khăn trên, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty. Qua kiến thức và thực tế tình hình

Công ty trong thời gian qua em xin đề xuất một số giải pháp, vấn đề này sẽ được đề cập ở chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty Cổ phần Sông Đà 9 trong thời gian tới.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp ngày càng cao. Để thực hiện được mục tiêu đó cần có một định hướng phát triển rõ ràng và bao quát để khai thác hết tiềm năng của công ty. Sau đây là một số định hướng phát triển công ty:

Tập trung mọi năng lực, phát huy cao độ tính sáng tạo, trí tuệ tập thể, tìm mọi biện pháp để đảm bảo tăng cường khả năng tích luỹ ngày một lớn hơn nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công ty mở rộng quy mô đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu trên các lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Lựa chọn các công trình, dự án có thế mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực Xây lắp- thi công cơ giới, Sản xuất công nghiệp - sản xuất điện.

Tổ chức đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng, xây dựng và bảo toàn đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ và bản lĩnh để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao phục vụ nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công ty.

Triển khai thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cao nhất cho người, tài sản và thiết bị thi công tại các công trường. Cải thiện điều kiện làm việc và không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt, tạo dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, gần gũi, thân thiện giữa cán bộ công nhân viên.

Tích cực triển khai tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản, tăng cường hạch toán kinh doanh để đảm bảo SXKD ngày càng có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thực hiện xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ, lựa chọn các phương pháp và hình thức huy động vốn phù hợp đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Luôn luôn không bằng lòng với những gì đã có, Công ty Sông Đà 9 liên tục chủ động tạo ra những cải tiến mang tính đột phá ở tât cả các khâu với mục đích nâng cao tính hiệu quả trên cơ sở hiện đại hoá thiết bị máy móc thi công. Để Công ty trở thành đơn vị có năng lực thi công cơ giới mạnh không chỉ của Tổng công ty Sông Đà mà còn trên phạm vi cả nước và trong khu vực.

Định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2010 – 2015 của Công ty CP Sông Đà 9 là: Xây dựng và phát triển Công ty CP Sông Đà 9 là đơn vị kinh tế mạnh, đa ngành nghề, đa sản phẩm, lấy hiệu quả kinh tế làm động lực để phát triển bền vững, có tính cạnh tranh cao. Tập trung mở rộng, phát triển thị trường trong nước và khu vực các sản phẩm: Xây lắp- thi công cơ giới, Sản xuất công nghiệp - sản xuất điện. Đầu tư phát triển các sản phẩm mới: Khai thác và chế biến khoáng sản, sản phẩm cơ khí, hạ tầng, khu đô thị, văn phòng cho thuê. Lấy sản phẩm công nghiệp làm hướng phát triển trong cơ cấu sản xuất kinh doanh. Góp vốn đầu tư vào các

sản phẩm: Thuỷ điện, khai khoáng, khu kinh tế, các dịch vụ tài chính, quỹ đầu tư. Phát huy cao độ mọi nguồn lưc để nâng cao cạnh tranh, uy tín, thương hiệu của tập đoàn Sông Đà và Công ty CP Sông Đà 9 trên thị trường trong nước và khu vực.

3.2. Một số giái pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 Công ty Cổ phần Sông Đà 9

Trên cơ sở những mặt tích cực và những mặt tồn tại đã trình bày ở chương 2 về thực trạng sử dụng Vốn lưu động của Công ty, em mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ tại Công ty như sau:

3.2.1. Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu VLĐ

Cơ sở của phương pháp: như phân tích ở trên ta biết các định nhu cầu

VLĐ có tác động tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu xác định nhu cầu VLĐ lớn hơn nhu cầu thưc tế sẽ gây ứ đọng vốn, chi phí sử dụng tăng, hiêu quả sử dụng vốn thấp, ngược lại nếu xác định thấp hơn nhu cầu thực tế sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất, doanh nghiệp không đủ vốn để có thể hoạt động liên tục. Công tác xác định nhu cầu VLĐ ở công ty CP Sông Đà 9 đang còn nhiều hạn chế, do vậy dưới dây em xin nêu lên một số công việc cần thiết phải làm để hoàn thiện công tác xác định nhu cầu VLĐ của công ty

Thứ nhất: Công ty cần phải phân tích có hệ thống các chỉ tiêu tài chính

của kỳ trước, những biến động chủ yếu của các yếu tố cấu thành trong VLĐ, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế về nhu cầu VLĐ ở các kỳ trước. Trên cơ sở những giữ liệu lịch sử đó Công ty có sự điều chỉnh tăng giảm hợp lý các nhân tố trong việc xác định nhu cầu VLĐ trong kỳ tiếp theo.

Thứ hai: Phương pháp dự báo nhu cầu VLĐ hiện nay Công ty đang sử

sử là vòng quay VLĐ trong kỳ báo cáo và công tác dự báo về Doanh thu. Chỉ tiêu vòng quay VLĐ trong kỳ báo cáo được xác định bằng các số liệu trong quá khứ trong khi nền kinh tế thị trường luôn có sự biến động không ngừng vì thế độ chính xác không thể cao. Do vậy, để VLĐ dự báo sát với con số thực tế Công ty cần thu thập những thông tin cần thiết về tình hình biến động thị trường, xu hướng giá cả vật liệu xây dựng, nhu cầu thị trường đầu ra, những thế mạnh cũng như khó khăn của Công ty… trong thời gian tới để đưa ra những dự báo mang tính xác thực hơn.

Tuy nhiên đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, bởi để dự báo được xu hướng thị trường đúng đòi hỏi nhân viên thực hiện công tác dự báo phải là người có trình độ chuyên môn cao, có hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm trong công tác thu thập số liệu, dự báo. Đây là một đòi hỏi cao, để làm được điều này Công ty cần có phương án đào tạo tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ cao hoặc thuê chuyên gia tư vấn, tuy nhiên nếu Công ty thực hiện đào tạo có thể chi phí ban đầu bỏ ra cao nhưng về lâu dài sẽ có kết quả tốt hơn. Làm tốt công tác dự báo này là tiền đề hết sức quan trọng để Công ty có thể chủ động trong công tác huy động nguồn tài trợ, giảm thiểu chi phí tài chính phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

3.2.2. Cơ cấu lại nguồn vốn tài trợ theo hướng hợp lý, hiệu quả.

Cơ sở của phương pháp: Theo những phân tích ở chương hai ta đã thấy

được những vấn đề và nguy cơ tiểm ẩn rủi ro trong cơ cấu nguồn VLĐ của Công ty năm 2012. Vậy những biện pháp đối với vấn đề này đó là:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 (Trang 51)