Phân tích tình hình các khoản phải thu của công ty năm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 (Trang 37 - 40)

Trong nền kinh tế thị trường vẫn thường xảy ra việc doanh nghiệp này chiếm dụng vốn của doanh nghiệp kia trong chu kì tham gia sản xuất kinh doanh để đầy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa. Như đã nêu ở trên công ty đã chiếm dụng vốn của công ty khác nên việc công ty bị chiếm dụng vốn cũng là điều đương nhiên. Trong điều kiện hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng dưới dạng cho khách hàng mua chịu nhằm cạnh tranh và bán được nhiều hàng hóa. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng như Công ty Cổ phần Sông Đà 9 thì khoản phải thu càng có ý nghĩa trong cơ cấu vốn lưu động.

Năm 2012 các khoản phải thu là 387.709 trđ tăng so với năm 2011 là 81.375 trđ với tỷ lệ tăng 26,56% (năm 2011 là 306.334 trđ). Đây là tỷ lệ tăng tương đối cao, cho thấy trong năm qua khoản vốn bị chiếm dụng của công ty đã tăng lên. Để phân tích, đánh giá công tác quản lý nợ phải thu ta xem xét thông qua Bảng 2.5 : Tình hình quản lý các khoản phải thu của

công ty năm 2012.

Các khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu của khách hàng vốn đã chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của các khoản phải thu. Cụ thể năm 2012 các khoản phải thu của khách hàng là 367.083 trđ chiếm tỷ trọng 94,68%, năm 2011 là 248.027 trđ chiếm tỷ trọng 80,67%. Do đó khoản phải thu của khách hàng năm 2012 tăng so với năm 2011 là 119.056 trđ ứng với mức tăng tương đối 48% và kéo theo tỷ trọng tăng 13,71%. Việc các khoản phải thu trong năm qua tăng lên một phần là do doanh thu thuần toàn doanh nghiệp tăng so với năm 2011 là 24,45% phần còn lại là do chính sách quản lý và thu hồi nợ của công ty chưa tốt.

Ta thấy trong cơ cấu các khoản phải thu thì khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn như vậy xuất phát từ nguyên nhân : Trong quá trình thi công dự án của chủ đầu tư, công ty sẽ tiến hành dựa trên nguồn lực của công ty và phần vốn tạm ứng từ phía chủ đầu tư. Phần vốn chủ đầu tư tạm ứng thường không lớn chiếm khoảng 10% - 20 % hoặc từng phần tương ứng với khối lượng công việc mà công ty đã thi công. Khi hoàn thành hạng mục công việc và hồ sơ quyết toán giá trị công trình với chủ đầu tư thì chủ đầu sự sẽ tiền hành quyết toán cho công ty nhưng do phía chủ đầu tư thường hay chậm quyết toán và hạn chế đến mức thấp nhất các khoản phải ứng trước. Chính điều này đã làm cho khoản phải thu khách hàng của công ty là rất cao.

Khoản mục trả trước cho người bán năm 2012 là 24.063 trđ tăng so với năm 2011 là 7.865 trđ tương ứng với mức tăng tương đối là 48,56%, đồng thời cũng làm cho tỷ trọng khoản mục này trong các khoản phải thu tăng từ 5,29% năm 2011 lên 6,21% năm 2012 (tăng 0,92%). Nguyên nhân trực tiếp là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng so với năm 2011 là 24,45%, bên cạnh đó năm 2012 giá vật liệu xây dựng đã đi

vảo ổn định, có thể nói thị trường vật liệu xây dựng năm vừa qua khá ảm đạm do tác động của thị trường bất động sản đóng băng, xây dựng cơ bản đình đốn. Công ty mua được nguồn nguyên liệu đầu vào giá cả ổn định đồng thời các công trình, dự án công ty đang thực hiện phần lớn là các công trình trọng điểm quốc gia, có nguồn vốn tương đối ổn định, có khả năng tài chính để trả trước cho người bán. Điều này không nói lên uy tín doanh nghiệp bị sụt giảm.

Các khoản phải thu khác năm 2012 là 12.664 trđ chiếm tỷ trọng 3,27%, năm 2011 là 51.869 trđ chiếm tỷ trọng 16,93%. Như vậy so với năm 2011 các khoản phải thu khác năm 2012 giảm 39.205 trđ giảm 75,58%, tỷ trọng giảm tới 13,66%. Điều này cho thấy năm 2012 công ty đã thực hiện công tác quản lý các khoản phải thu khác có hiệu quả hơn.

Dự phòng các khoản phải thu khó đòi năm 2012 là 16.101 tăng so với năm 2011 là 6.341 trđ ứng với mức tăng tương đối là 64,97%. Công ty thực hiện tăng dự phòng các khoản phải thu là hợp lý ví thực tế trong tình hình thị trường thị trường năm vừa qua là rất khó khăn, lạm phát cao, công ty lại tăng tín dụng thương mại dẫn tới rủi ro các khoản phải thu cũng tăng lên.

Chúng ta xem xét, phân tích một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu thông qua Bảng 2.6 : Hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty.

Vòng quay các khoản phải thu năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0,08 vòng ứng với tỷ lệ giảm -2,97%, do trong năm doanh thu có thuế của công ty tăng chậm hơn mức tăng của khoản phải thu bình quân. Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 134 ngày đã tăng 4 ngày lên 138 ngày năm 2012 với tỷ lệ tăng 2,98%. Ta thấy doanh thu có thuế của công ty năm 2012 tăng 24,45% trong khi các khoản phải thu bình quân tăng 28,1% dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn. Công ty thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng thương

mại nhưng đồng thời phải có sự theo dõi sát sao, xem xét phù hợp với từng đối tượng không thực hiện một cách tràn lan, có biện pháp thu hồi nợ hợp lý không để thất thoát vốn.

Để so sánh và có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng của công ty ta xem xét Bảng 2.7 : So sánh vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng của công ty.

Qua các số liệu thực tế trên bảng ta nhận thấy các khoản phải thu luôn lớn hơn các khoản phải trả với con số tương ứng năm 2011 là 45.795 trđ và năm 2012 là 46.703 trđ. Tuy năm 2012 so với năm 2011 khả năng chiếm dụng vốn của công ty tăng lên 48.894 trđ tăng 18,77% nghĩa là mức chiếm dụng vốn của công ty tăng lên. Nhưng bên cạnh đó mức vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng 81.375 trđ tăng 26,56%, lớn hơn mức tăng vốn đi chiếm dụng cả trên số tuyệt đối cũng như tỷ lệ tăng. Qua đó ta đánh giá, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng hiện nay khá cao, cần chú trọng công tác thu hồi các khoản nợ đến hạn cũng như theo dõi các khoản vốn mình đang chiếm dụng để tránh những tình huống xấu xảy ra ảnh hưởng uy tín. Công ty cũng cần điều chỉnh để có sự cân bằng giữa vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 (Trang 37 - 40)