Phân tích tình hình Hàng tồn kho của công ty năm 2012

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 (Trang 40 - 45)

Hàng tồn kho là toàn bộ số hàng hóa mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mục đích kinh doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

Hàng tồn kho của công ty bao gồm có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng mua đang đi đường và hàng gửi bán. Vì trong ngành xây dựng việc thực hiện sản xuất kinh doanh được xác dịnh trước trong hợp đồng. Khi hoàn thành xong gần như sẽ bàn giao cho chủ đầu tư để nghiệm thu ngay, công ty không phân bố nhân lực

để trông coi công trình đã hoàn thành vì thế mà không có thành phẩm hàng tồn kho đối với công trình xây dựng. Ta có bảng chi tiết hàng tồn kho :

Bảng 2.8 : Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty.

Tại thời điểm cuối năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 399.648 trđ giảm so với năm 2011 là 6.066 trđ tương ứng tỷ lệ giảm 1,5% kéo theo tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản lưu động giảm từ 48,68% năm 2011 còn 47,12 năm 2012 (giảm 1,56%). Như vậy hàng tồn kho đã giảm cả trên giá trị tương đối và giá trị tuyệt đối, ta đi vào nghiên cứu nguyên nhân của sự biến động này. Trong hàng tồn kho của công ty bao gồm có 2 thành phần chính là : Nguyên liệu, vật liệu và Chi phí SX,KD dở dang ; hai thành phần còn lại là Công cụ, dụng cụ và Hàng gửi bán chiếm tỷ trọng không đáng kể. Sự biến động của hàng tồn kho chủ yếu do sự biến động của hai thành phần chính tạo nên.

Công ty Cổ phần Sông Đà 9 với hơn năm mươi năm xây dựng, trưởng thành và phát triển đến quy mô hiện nay đã khẳng định được vị thế cũng như uy tín của mình trong ngành xây dựng. Quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên liệu đã tạo nên mối quan hệ truyền thống, bền vững, ngoài ra chúng ta biết Tập đoàn Sông Đà với nhiều công ty con sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Sông Đà 9 có nguồn cung nguyên vật ổn định. Ngoài ra thì năm 2012 giá nguyên vật liệu cho ngành xây dựng đã đi vào ổn định không còn sốt như thời điểm năm 2009- 2010 chính vì thế mà công ty không cần dự trữ mức nguyên liệu, vật liệu quá lớn. Điều này cũng lý giải cho nguyên nhân vì sao mà tỷ trọng giá trị nguyên vật liệu trong hàng tồn kho năm 2011 và 2012 lần lượt chỉ ở mức 4,52% và 5,71% ( tăng 1,19%). Cuối năm 2011 giá trị nguyên vật liệu tồn kho là 18.342 trđ và tăng lên 4.491 trđ (tăng 24,48%) đến cuối năm 2012 là 22.833 trđ. Chúng ta có thể lý giải cho sự tăng lên của Nguyên liệu, vật liệu là vì sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn

tới doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng so với năm 2011 là 24,45% và giá vốn hàng bán được cấu thành chủ yếu từ nguyên vật liệu năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 là 31,74%. Như vậy nguyên liệu, vật liệu năm 2012 tăng là điều tất yếu hợp lý với sự phát triển của công ty cũng như quy luật thị trường. Năm 2013 được dự báo vẫn là một năm khó khăn với ngành xây dựng nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, công ty cũng cần chú trọng công tác dự báo xác định nhu cầu nguyên vật liệu tại từng thời điểm cũng như quản lý nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận tối đa.

Chi phí SXKD dở dang là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị hàng tồn kho do đặc điểm của ngành xây dựng là các dự án, công trình có thời gian thi công kéo dài và luôn thi công nhiều công trình cùng lúc. Như hiện tại Công ty Sông Đà 9 đang cùng lúc thi công các công trình : Nhà máy thủy điện Nậm Khánh, Nhà máy thủy điện Xê Ka Man3, Nhà máy thủy điện Nậm Chiến, Nhà máy thủy điện Lai Châu,…. Mặt khác, doa nhe hưởng của phương thức thanh toán của công ty thường quyết toán các công trình theo hạng mục công trình vào thời điểm cuối kỳ, vì thế tới cuối kỳ mà các chủ đầu tư chưa thanh toán cho công ty thì hạng mục công trình hoàn thành đó vẫn coi là CPSXKDDD.

Năm 2012 tập trung hoàn thành công trình trọng điểm quốc gia Nhà máy thủy điện Sơn La – Công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Ngày 23/12/2012 công trình thủy điện Sơn La khánh thành, chính thức hòa vào lưới điện quốc gia với 6 tổ máy. Với nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên công trình đã hoàn thành và giao trước tiến độ 3 năm (công trình khởi công ngày 2/12/2005, theo tiến độ đến năm 2010 thủy điện Sơn La phát điện tổ máy số 1, công trình sẽ hoàn thành vào năm 2015). Do đó nên chi phí SXKD dở dang cuối năm 2012 là 375.916 trđ giảm so với năm 2011 là 11.231 trđ (năm 2011 là 387.147 trđ) tương ứng mức giảm 2,9% , tỷ lệ này

không lớn nhưng xét trên khía cạnh công ty đang đồng thời thi công nhiều công trình lớn và năm 2012 công ty mở rộng sản xuất kinh doanh mà chi phí SXKD dở dang lại giảm. Điều này chúng tỏ mức giảm chi phí SXKD dở dang là hợp lý. Tuy nhiên ta thấy Chi phí SXKD dở dang của công ty năm 2011 và năm 2012 vẫn rất lớn , chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho năm 2011 là 95,42% và năm 2012 là 94,06% tuy có giảm nhưng tỷ trọng vẫn rất lớn. Trong thời gian tới, Công ty nên đẩy nhanh tiến độ xây dựng và bàn giao các công trình để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn mang lại lợi nhuận cho công ty lớn hơn.

Hàng gửi bán của công ty trong năm qua chủ yếu là thành phẩm của Công ty TNHH một thành viên cơ khí và sửa chữa Sông Đà 9, thuộc Công ty Cổ phần Sông Đà 9 mới được thành lập ngày 25/10/2009. Năm 2010 công ty mới thành lập đang ổn định dần và gần như có hoạt động gì nhiều sang năm 2011 cũng mới một ít các sản phẩm của công ty được bán ra, năm 2012 đánh dấu một bước phát triển của công ty khi các sản phẩm công nghiệp chất lượng cao của công ty đã được thị trường chấp nhận, tin tưởng về chất lượng. Do đó dẫn tới việc tăng mạnh Hàng gửi bán từ 59 trđ năm 2011 lên 710 trđ năm 2012 tăng 1103,39%, ta thấy giá trị Hàng gửi bán so với quy mô của Công ty Cổ phần Sông Đà 9 là rất nhỏ nhưng đã thể hiện được thành công bước đầu của Công ty TNHH một thành viên cơ khí và sửa chữa Sông Đà 9.

Ngoài ra trong hàng tồn kho còn có các khoản Công cụ, dụng cụ chiếm giá trị không đáng kể, mục tiêu chủ yếu nhằm tạo điều kiện đảm bảo thuận lợi để quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty diễn ra ổn định và liên tục.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2011 là 72 trđ và năm 2012 không có dự phòng. Ta thấy khoản mục này có giá trị không đáng kể được

lập tránh những rủi ro bất ngờ về sự thay đổi giá vốn hàng tốn kho. Năm 2012 tương đối ổn định, không có khoản này công ty cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng cần có biện pháp dự báo tốt để xem xét trích lập dự phòng tránh rủi ro không cần thiết.

Để đánh giá tình hình tổ chức quản lý và sử dụng HTK ta đi xem xét số vòng quay hàng tồn kho qua Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của

công ty năm 2011, 2012.

Năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho là 1,31 vòng , sang năm 2012 tăng lên đạt 1,56 vòng (tăng 0,25 vòng). Tuy lượng hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm 2012 giảm so với thời điểm cuối năm 2011 nhưng hàng tồn kho bình quân năm 2012 lại tăng so với bình quân năm 2011 là 37.337 trđ tương ứng mức tăng 10,22%. Đồng thời, giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 151.627 trđ ứng mới mưc tăng 31,74% so với năm 2011. Do đó vòng quay hàng tồn kho tăng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống từ 275 ngày năm 2011 còn 231 ngày năm 2012. Chứng tỏ năm vừa qua công tác xử lý hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt hơn. Hàng tồn kho lớn là đặc thù của ngành xây dựng, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong vốn lưu động (đối với công ty năm 2012 là 47,12%. Xác định được hàng tồn kho hợp lý là rất khó khăn, nếu hàng tồn kho quá lớn sẽ dẫn đến ứ đọng vốn lưu động và đây là tình hình chung của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay là mức hàng tồn kho quá cao. Năm 2013 công ty Sông Đà 9 cũng cần có các phương thức thức đẩy xử lý hàng tồn kho hợp lý, cụ thể là đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình sớm bàn giao đúng tiến độ, giảm chi phí SXKD dở dang, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 (Trang 40 - 45)