Tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 (Trang 26)

2.1.4.1 Tình hình thị trường

Thị trường chủ yếu của công ty Sông Đà 9 là xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, và đặc biệt là xây dựng các nhà máy điện mà thế mạnh của công ty là thủy điện. Với sự hợp tác lâu năm, giữa tập đoàn điện lực Việt Nam EVN và công ty Sông Đà 9 đã hình thành mối quan hệ hợp tác chiến lược và Sông Đà 9 gần như không có đối thủ cạnh tranh trong phân khúc thị trường này. Tuy nhiên hiện nay công ty đang phát triển thị trường đầu ra thêm các lĩnh vực mới như xây dựng các khu chung cư, văn phòng cho thuê,… trên lĩnh vực này công ty còn thiếu kinh nghiệm vì thế gặp nhiều khó khăn đặc biệt sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư xây dựng nước ngoài.

 Yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào.

Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng, do đó có rất nhiều nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty, nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, trong thị trường vật liệu xây dựng, doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động về giá cả của xi măng, sắt thép, cát… Trong năm qua, do ảnh hưởng từ thị trường Bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng với đầu ra hạn hẹp, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp đã làm cho giá vật liêu xây dựng dần đi vào ổn định. Doanh nghiệp không cần phải lo lắng nhiều về nguồn cung đầu vào vì đã có các đối tác cung cấp lâu năm với nguồn vật tư dồi dào và ổn định.

2.1.4.2 Đối thủ cạnh tranh

Với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác thì cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, giá cả, mẫu mã của hàng hóa, dịch vụ, uy tín của doanh nghiệp. Còn đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng lại cạnh tranh với nhau bằng dây chuyền công nghệ, khả năng huy động vốn, tiến độ và chất lượng công trình, uy tín của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào hội đủ các

yếu tố trên thì sẽ có năng lực canh tranh cao, sẽ có lợi thế lớn trong các cuộc đấu thầu lớn.

Công ty Sông Đà 9 có thể tự tin khẳng định mình hội tụ đầy đủ các yếu tố trên. Điều này được khẳng định qua thực tế Công ty Sông Đà 9 đã sớm khẳng định sức vươn lên của một nhà thầu xây lắp có kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực thi công bằng thiết bị cơ giới chuyên ngành. Hiện tại, Công ty đang cùng một lúc đảm nhận thi công hàng chục công trình công nghiệp và dân dụng trên khắp mọi miền đất nước: Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang, Nhà máy thuỷ điện Cần Đơn, Nhà máy thuỷ điện Sê San 3, Công trình đường Hồ Chí Minh, Thuỷ điện Nậm Mu…Qua đó thể hiện uy tín cũng như sức mạnh cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

2.1.5 Khái quát tình hình tài chính của Công ty năm 2011, 20122.1.5.1 Kết quả hoạt động của Công ty trong một số năm gần đây 2.1.5.1 Kết quả hoạt động của Công ty trong một số năm gần đây

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Sông Đà 9 trong 2 năm 2011 và 2012 được thể hiện qua Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của

Công ty năm 2012.

Từ bảng 02 ta thấy trong 2 năm qua, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đã thu được một số thành tích nhất định như sau:

Doanh thu năm 2012 là 823.866 trđ và năm 2011 là 662.026 trđ, tăng 161.840 trđ (nghĩa là tăng lên 24,45%), qua phân tích trên ta thấy được quy mô tài sản của Công ty tăng lên 3,69% thì doanh thu tăng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên bên cạnh đó, giá vốn hàng bán năm 2012 là 629.292 trđ và năm 2011 là 477.665 trđ, tăng lên 151.627 trđ ứng với mức tăng tương đối là 31,74%. Doanh thu tuy có tăng nhưng không tăng nhanh bằng mức tăng của giá vốn hàng bán dẫn tới lợi nhuận gộp chỉ tăng nhẹ từ 184.360 trđ lên 194.574 trđ (tăng 10.214 trđ ứng với mức tăng tương đối là 5,54% rất thấp). Ngoài ra thì chi phí tài chính tăng từ 95.039 trđ lên 104.364 trđ tăng 9.325 trđ

ứng với 9,81% khá là lớn. Tất cả những yếu tố đó dẫn tới dù quy mô kinh doanh tăng lên và doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại giảm từ 58.266 trđ còn 53.921 trđ giảm 4.345 trđ ứng với mức giảm 7,46%. Như vậy nhìn chung qua các con số tổng quát nhất ta thấy công ty năm 2012 hoạt động không hiệu quả bằng năm 2011, điều này có thể có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan , tuy nhiên để hiểu rõ hơn vấn đề ta cần đi sâu tìm hiểu ở các khoản mục chi tiết sau.

2.1.5.2 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty năm 2011, 2012

Trước khi đi vào xem xét cụ thể về tình hình vốn lưu động của công ty, ta xem xét một cách tổng quát về tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh thông qua Bảng 2.2: Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty.

Về tình hình biến động của tài sản: Qua bảng cân đối kế toán ta nhận thấy tổng cộng tài sản tăng từ 1.428.423 triệu đồng năm 2011 lên 1.481.420 triệu đồng năm 2012 tăng 52.997 triệu đồng ( nghĩa là tăng 3,7%. Trong đó cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng mà cụ thể là: tài sản ngắn hạn tăng từ 833.349 trđ năm 2011 lên 848.189 trđ năm 2012 tăng 14.840 trđ (nghĩa là tăng 1,78%); tài sản dài hạn tăng từ 595.074 trđ lên 633.232 trđ tăng 38.158 trđ (nghĩa là tăng 6,41%). Điều này cho thấy Công ty tăng đầu tư cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nhưng mức tăng đầu tư cho tài sản dài hạn là lớn hơn, trong khi đó tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn chiếm mức cao trong tổng tài sản và có giảm nhẹ từ 58,33% năm 2011 và 57,26% năm 2012, tương ứng là mức tăng của tài sản dài hạn.

Về tình hình biến động của ngồn vốn thì ta thấy năm 2012 là 1.481.420 trđ so với năm 2011 là 1.428.423 trđ tăng 52.997 trđ ứng với mức tăng tương đối là 3.7%, tạo nguồn cho mức tăng của tổng tài sản. Nhìn chung thì cả Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu đều tăng trong đó: Nợ phải trả tăng từ 906.214 trđ lên 953.026 trđ, tăng 46.812 trđ ứng với mức tăng tương đối là

5,17% và Vốn chủ sở hữu tăng từ 522.209 trđ lên 528.394 trđ, tăng 6.175 trđ nghĩa là tăng 1,18%. Dễ nhận thấy là Công ty sử dụng huy động nợ tăng lên ko chỉ thể hiện ở số tuyệt đối mà còn thể hiện ở số tương đối cụ thể là tỷ trọng nợ phải trả năm 2011 là 63,70% và năm 2012 là 64,33%.

Để hiểu kĩ hơn về chính sách huy động vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta so sánh mô hình tài trợ vốn năm 2011 với năm 2012 (Xem Mô hình 2.1).

Nhận xét: qua mô hình tài trợ vốn của công ty tại thời điểm đầu và cuối năm ta có thể thấy để tài trợ cho tài sản lưu động công ty sử dụng nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn, tài sản dài hạn được tài trợ toàn bộ bằng nguồn vốn dài hạn. Tạo ra mức độ an toàn trong kinh doanh, làm tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn.

2.2 Thực trạng VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CP Sông Đà 9 một số năm qua Sông Đà 9 một số năm qua

2.2.1 Thực trạng Vốn lưu động của công ty

2.2.2.1 Tình hình tổ chức đảm bảo VLĐ của công ty năm 2012

Xác định nhu cầu vốn lưu động

Qua trình sản xuất và tái sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục, để đảm bảo cho sản xuất không bị gián đoạn đòi hỏi doah nghiệp phải đảm bảo đầy đủ vốn lưu động trong qua trình sản xuất. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động là một công việc quan trọng và trong giai đoạn hiện tại công ty thường áp dụng công thức xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp gián tiếp.

Dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2012 công ty nhận định: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 498.374 trđ, năm 2011 là 662.026 trđ tăng 163.652 trđ tương đương mức tăng tương đối là

32,84%. Dựa trên tình hình thực tế của công ty và thị trường có thể dự đoán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 800.000 trđ.

Trong năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 662.026 trđ, vốn lưu động bình quân năm 2011 là 735.850 trđ, do đó số vòng quay vốn lưu động năm2011 là 0,90 vòng. Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên số vòng luân chuyển vốn lưu động thường không cao và thường biến động ít qua các năm, nên Công ty lấy số vòng luân chuyển năm 2012 là 0,95 vòng.

Trên cơ sở đó xác định nhu cầu VLĐ năm 2010 theo công thức :

Nhu cầu VLĐ

năm 2010 =

Doanh thu bán hàngdự kiến năm 2012

Vòng quay VLĐdự kiến năm 2012

= 800.000 trđ

0,95

= 842.105 trđ

So sánh giữa nhu cầu ước tính cho năm 2012 và nhu cầu vốn thực tế phát sinh thực tế ta thấy có sự chênh lệch:

Chênh lệch = Nhu cầu VLĐ thực tế - Nhu cầu VLĐ kế hoạch = 840.769 trđ - 842.105 trđ

= -1.336 triệu đồng

Trong đó nhu cầu vốn lưu động thực tế năm 2012 là: (833.349 trđ + 848.189 trđ) / 2 = 840.769 triệu đồng

Vốn lưu động bình quân thực tế phát sinh năm 2012 của công ty là 840.769 trđ, thấp hơn so với dự tính là 1.336 trđ tỷ số chênh lệch là 0,16% so với nhu cầu thực tế.

Sự chênh lệch này do phương pháp áp dụng có độ chính xác không cao, tuy nhiên ta thấy sai lệch chỉ ở mức 0,16% khá là thấp, có thể chấp nhận được. Dù vậy Công ty cần chú ý hơn về vấn đề xác định nhu cầu vốn lưu động để tránh tình trạng bị động tại những thời điểm nhất định trong năm, gây khó khăn và tăng thêm chi phí khi huy động vốn ngoài kế hoạch. Kéo theo đó là làm chậm tiến độ thi công gây ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.

Nguồn tài trợ Vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất của công ty vốn là một yếu tố tiên quyết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn không có thì không thể tiến hành sản xuất, một doanh nghiệp đang hoạt động cũng không thể tồn tại bền vững nếu thiếu vốn. Vì vậy, việc huy động vốn đảm bảo đủ phục vụ nhu cầu sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng là nhiệm vụ luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Để đánh giá xem chính sách huy động vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 9 có hợp lý hay không ta đi vào phân tích những nguồn vốn mà công ty huy động để hình thành nên vốn lưu động qua Bảng 2.3 Nguồn vốn lưu động của công ty.

Từ bảng 2.4 ta thấy tổng nguồn vốn lưu động tài trợ cho tài sản lưu động của công ty cuối năm 2012 tăng so với cuối năm 2011 là 14.840 trđ với tỉ lệ tăng là 1,78% (khá thấp) nguyên nhân là do nguồn vốn lưu động tạm thời tăng lên 10,18% và trong cơ cấu nguồn vốn lưu động thì nguồn vốn lưu động tạm thời chiếm phần lớn (năm 2011 là 85,81%, năm 2012 tăng lên 92,89%. Do đó, mặc dù nguồn vốn lưu động thường xuyên giảm mạnh 49% thì tổng nguồn vốn lưu động vẫn tăng. Cụ thể ta đi vào xem xét chi tiết từng nguồn vốn.

+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động thường xuyên đem lại sự an toàn và ổn định về tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá xem chính sách huy động vốn của Công ty Sông Đà 9 có hợp lý hay không ta đi vào phân tích nguồn vốn lưu động thường xuyên.

Ta thấy nguyồn vốn lưu động thường xuyên năm 2011 là 118.224 trđ và năm 2012 là 60.298 trđ giảm so với năm 2011 57.926 trđ ứng với mức tương đối giảm 49%. Bên cạnh đó tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tổng nguồn vốn lưu động giảm từ 14,19% năm 2011 xuống còn 7,11% năm 2012. Điều này cho thấy mặc dù Công ty Sông Đà 9 vẫn đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính: tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bằng một phần nguồn vốn dài hạn và chỉ một phần của tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn (Nguồn vốn lưu động thường xuyên năm 2012 là 60.298 trđ > 0). Tuy nhiên nguồn vốn lưu động thường xuyên năm 2012 đã giảm cả trên giá trị tuyệt đối cũng như tỷ trọng so với năm 2011, như vậy xét về độ ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh và độ an toàn trong thanh toán của Doanh nghiệp có xu hướng giảm. Xem xét bảng cân đối kế toán năm 2012 ta thấy Công ty tăng sử dụng vốn vay ngắn hạn từ 454.548 trđ năm 2011 lên 478.458 trđ năm 2012 nghĩa là tăng 5,25% và giảm sử dụng nguồn vốn vay dài hạn từ 189.563 trđ xuống còn 164.932 trđ (giảm 24.631 trđ ứng với mức giảm tương đối 13%). Đồng thời công ty cũng tăng đầu tư vào tài sản dài hạn thể hiện nguyên giá tài sản cố định tăng từ 636.540 trđ năm 2011 lên 953.178 trđ năm 2012 ( tăng 316.638 trđ). Quyết định này của Công ty đã dẫn tới nguồn vốn lưu động thường xuyên giảm, tuy nhiên chúng ta biết chi phí sử dụng vốn dài hạn lớn hơn rất nhiều chi phí sử dụng vốn ngắn hạn quyết định này của Công ty sẽ làm

giảm chi phí sử dụng vốn tuy nhiên cũng làm tăng áp lực về khả năng thanh toán. Chính vì vậy cần xem xét cẩn trọng nên huy động vốn và sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý, cân bằng giữa chi phí sử dụng vốn thấp và khả năng thanh toán của công ty. Tránh tình trạng theo đuổi một mục tiêu giảm chi phí sử dụng vốn mà dẫn tới công ty bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay ngược lại.

+ Nguồn vốn lưu động tạm thời

Nguồn VLĐ tạm thời năm 2011 là 715.125 trđ, năm 2012 là 787.891 trđ tăng so với năm 2011 là 72.766 trđ ứng với mức tăng tương đối là 10,18%. Tỷ trọng nguồn vốn lưu động tạm thời trong tổng nguồn VLĐ năm 2011 tăng so với năm 2010 là 7,34% (Tỷ trọng nguồn VLĐ tạm thời năm 2010 là 78,47%), năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7,08%. Như vậy có thể thấy công ty đang tăng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn và giảm mức tài trợ cho tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn lưu dài hạn, tỷ trọng nguồn VLĐ thường xuyên năm 2012 chỉ còn 7,11% chính vì thế công ty cần chú ý không nên tiếp tục tăng mức huy động nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn vì có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, rủi ro của doanh nghiệp tăng cao. Để hiểu rõ hơn ta cần đi sâu tìm hiểu chi tiết các khoản mục cấu thành nguồn VLĐ tạm thời.

Vốn chiếm dụng của doanh nghiệp năm 2012 là 309.433 trđ tăng 48.894 trđ so với năm 2011 (năm 2011 là 260.539 trđ) tương ứng mức tăng tương đối 18,77%. Điều này cho thấy khả năng chiếm dụng của công ty ngày càng tăng cũng thể hiện được uy tín của doanh nghiệp trong mắt các đối tác kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần theo dõi thường xuyên để thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, tránh để quá hạn ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng cần xem xét chi phí sử dụng

vốn để xác định có nên tiếp tục lựa chọn huy động vốn bằng nguồn này hay không.

Qua bảng 2.3 ta nhận thấy nguồn VLĐ tạm thời được hình thành chủ yếu từ nguồn vay và nợ ngắn hạn. Cụ thể năm 2011 là 454.586 trđ chiếm 63,57% tổng nguồn VLĐ, năm 2012 là 478.458 trđ chiếm tỷ trọng 60,73%.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 (Trang 26)