đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai:
Từ năm 1993 đến nay huyện đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, nhiều cuộc kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật đất đai do lấn chiếm đất đai và đã có biện pháp xử lý tốt.
- b.12. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 6 tháng đầu năm 2013 toàn huyện đã có 214 đơn khiếu nại, giảm 15 đơn so với cùng kỳ năm 2012. Đã giải quyết được 149 đơn, đạt 80,5%.
Các trường hợp khiếu nại, tố cáo về đất đai đã giảm rõ rệt, các đơn thư đều được tiếp nhận kịp thời, giải quyết thấu đáo và các đối tượng khiếu nại đều chấp nhận kết quả giải quyết của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp.
- b.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:
Do chưa hình thành văn phòng địa chính công nên từ trước đến nay, các hoạt động dịch vụ công về đất đai được giao cho phòng Tài nguyên Môi trường, đặc biệt là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và một số ban ngành quản lý. Vê cơ bản các hoạt động dịch vụ công về đất đai đã được quản lý và thực hiện đúng pháp luật.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang
a. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang
- Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:
Huyện Hiệp Hòa hiện có 15.104,21 ha diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp có quy mô phân bổ không đều cho các vùng và tiểu vùng.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hiệp Hòa được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2014
TT Mục đích sử dụng M2 Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 15.104,21 100.00
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14029,87 68,11
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11782,20 57,20
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 10314,98 50,07
1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK
1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1467,22 7,12 1.1.1.3.1 Đất trồng cây hàng năm khác BHK
1.1.1.3.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm NHK
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2247,67 10,91
1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ
1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 17,19 0,08
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 17,19 0,08
1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN
1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST
1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK
1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1045,05 5,07 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 12,1 0,06
Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 14029,87 ha chiếm tỷ lệ 68,11 % tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó:
* Đất trồng cây hàng năm: Có 11782,20 ha chiếm 57,20% diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm được chia thành 2 nhóm là:
* Đất trồng lúa: Có diện tích 10314,98 ha, chiếm tỷ trọng là 50,07%
- Đất trồng cây hàng năm khác: Có 1467,22 ha chiếm 7,12% tổng diện tích đất nông nghiệp.
* Đất trồng cây lâu năm:
Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện là 2247,67 ha chiếm 10,91% diện tích nông nghiệp. Đất trồng cây ăn quả chủ yếu trồng các loại xoài, cam, vải, la, mít, nhãn,
chuối, hồng, roi, bưởi, táo cho thu nhập và hiệu quả đồng vốn cao, trong đó vải là cây cho thu nhập cao nhất.