a. Bộ máy quản lý đất đai của bàn huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang
* Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng TNMT huyện là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thưc hiện quản lý nhà nước về đất dai và tài nguyên môi trường, đo đạc bản đồ trên phạm vi toàn huyện; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Sở TNMT về chuyên môn nghiệp vụ và chịu sự quản lý, chỉ đạo tòan diện của UBND huyện.
- 01 Trưởng phòng; - 03 Phó phòng:
+ 01 Phó phòng phụ trách môi trường;
+ 01 Phó phòng kiêm Giám đốc VPĐK QSDĐ;
+ 01 Phó phòng phụ trách về giải phóng mặt bằng, quản lý nhà nước về đất đai. - 01 Phó giám đốc VPĐK QSDĐ;
- 09 chuyên viên Phòng TNMT.
Để đáp ứng với nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ khả năng trình độ về chuyên môn quản lý đất đai nhất là trong lĩnh vực tin học. Ngoài các cán bộ có trình độ đại học còn có 02 cán bộ có trình độ thạc sỹ.
* Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đây là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký QSDĐ và chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính trực thuộc quản lý của Sở TNMT tỉnh Bắc Giang; đồng thời giúp Phòng TNMT thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức biên chế của VPĐK QSDĐ bao gồm: - 01 Giám đốc; - 02 Phó giám đốc; - 01 Trưởng phòng; - 03 Phó phòng: + 01 Phó phòng phụ trách về cấp mới GCN; + 01 Phó phòng phụ trách về chỉnh lý GCN;
+ 01 Phó phòng phụ trách về đơn thư khiếu nại, tố cáo về GCN; - 02 chuyên viên kỹ thuật xử lý, chỉnh lý hồ sơ kỹ thuật thửa đất; - 08 nhân viên;
Bên cạnh đó, UBND huyện còn giao cho VPĐK QSDĐ ký hợp đồng với một số kỹ sư để giúp việc cho văn phòng để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận.
* Cán bộ địa chính tại cấp xã
Cán bộ địa chính cấp xã là cán bộ giúp UBND cấp xã về chuyên môn để thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, đo đạc bản đồ trên phạm vi toàn xã. Chịu sự kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Sở TNMT và Phòng TNMT.
Huyện Hiệp Hòa gồm 26 xã và 1 thị trấn với 27 cán bộ địa chính cơ sở đã có kinh nghiệm và biên chế công chức nhà nước. Đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã được quan tâm đào tạo, được học lớp quản lý nhà nước, đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai trong giai đoạn mới.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ, UBND đã chỉ đạo Phòng Nội vụ, Phòng TNMT kết hợp cùng với Đảng ủy, UBND các xã rà soát lại năng lực, phẩm chất tư cách của cán bộ địa chính xã để đáp ứng công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới.
b. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang
- b.1. Ban hành các văn bản về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Để thực hiện các văn bản pháp luật, các văn bản thi hành pháp luật của Nhà nước; của UBND huyện Hiệp Hòa đã ban hành các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản. Nhìn chung việc ban hành và thực hiện các văn bản về tổ chức quản lý và sử dụng đất của huyện đúng pháp luật, thực hiện tốt.
- b.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính:
Thực hiện chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang và Sở Địa chính tỉnh Bắc Giang (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường); UBND huyện Hiệp hòa đã cùng các huyện giáp ranh là huyện Việt Yên, huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên, huyện Sóc Sơn của Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giói hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của huyện đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa. Hồ sơ ranh giới đã được thành lập và được các cấp có thẩm quyền công nhận. Ở huyện có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính huyện tỷ lệ 1/25000.
Hồ sơ ranh giới hành chính của các xã đã được thành lập và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các xã đều có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/25000.
Cho đến nay, huyện Hiệp Hòa mới thành lập được bản đồ hành chính huyện, tỷ lệ 1/15000, còn bản đồ hành chính các cấp xã vẫn chưa được xây dựng, đó là một tồn tại của ngành địa chính tỉnh Bắc Giang nói chung và của huyện Hiệp Hòa nói riêng.
- b.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
* Công tác điều tra, khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính.
Thực hiện chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phù, những năm 1980, trên phạm vi toàn huyện đã có 26 đơn vị xã, thị trấn triển khai đo đạc lập bản đồ giải thửa. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện Chỉ thị 299/TTg còn bộc lộ một số tồn tại yếu kém là còn một số nơi, một số vùng chưa triển khai đo đạc hết như những xã có diện tích đồi núi, tài liệu bản đồ chưa được kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ, thiếu cơ sở pháp lý, tài liệu bản đồ không được chỉnh lý biến động thường xuyên nên đến nay giá trị sử dụng thấp.
Huyện đã tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính chính qui tại 12/26 đơn vị hành chính bao gồm: Danh Thắng, Thường Thắng, Đại Thành, Hợp Thịnh, Đức Thắng, Thị Trấn Thắn, Đoan Bái, Mai Trung, Lương Phong, Thanh Vân, Hoàng An và Hùng Sơn. Kết quả đo đạc địa chính đã khắc phục được những nhược điểm của bản đồ giải thửa, có độ chính xác cao, có đủ cơ sở pháp lý giúp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên tỷ lệ đo bản đồ địa chính chính qui còn rất thấp mới có 12 xã như vậy có những hạn chế lớn trong việc quản lý đất đai tới từng thửa ruộng; mặt khác việc đo đạc không đồng thời bản đo đạc địa chính và địa chính, nếu tiếp biên bản đồ rât khó thực hiện gặp khó khăn cho công tác quản lý, tổng hợp bản đồ toàn huyện.
* Công tác đánh giá phân hạng đất:
Trong những năm qua, huyện đã tổ chức công tác đânh giá phân hạng đất cho các địa phương theo các yếu tố địa hình, chất đất, chế độ tưới tiêu, vị trí phân bổ các khoảnh đất và năng suất cây trồng, trên cơ sở đo đất được phân thành 6 hạng phục vụ cho công tác thu thuế công nghiệp.
* Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Huyện đã triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các xã, thị trấn ở các thời kỳ năm 1995, 2000 và 2010. Kết quả ở tất cả các xã, thị trấn đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995, 2000, 2005 và 2010 tỷ lệ 1/5000 và 1/2000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện năm 1995, 2000, 2005 và 2010 tỷ lệ 1/25000. Riêng các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của cấp xã, thị trấn, cấp huyện và bản đồ hành chính huyện được xây dựng theo công nghệ số.
Huyện đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010 ở tỷ lệ 1/15000.
- b.4. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:
Từ năm 1995 đến nay, hàng năm huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất đai làm cơ sở để thực hiện việc giao đất cho thuê đất. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ thực hiện còn hạn chế ở một số loại đất.
Huyện Hiệp Hòa đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010 đây là cơ sở quan trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện. Công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã giai đoạn trước đã tiến hành tốt cụ thể đã hoàn thành giai đoạn 1995 – 2005 và giai đoạn 2005 – 2015 đã lập cho tất cả 25/25xax, riêng thị trấn Thắng đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2025.
Những tồn tại trong công tác kế hoạch sử dụng đất là: Việc lập kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế về tinh khoa học, việc đôn đốc tổ chức thực hiện kế hoạch chưa được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, vốn ngân sách để đầu tư cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dugj đất còn hạn chế.
- b.5. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất:
* Giao đất: Thực hiện luật đất đai và Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ về
việc giao đất lâu dài ổn định cho nhân dân, huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nhân dân với quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển đổi ruộng đất. Đất nông nghiệp đã giao ổn định lâu dài cho các hộ giao đình đạt 100%.
*Cho thuê đất: Tiến hành tốt công tác cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân
hoạt động trong các lĩnh vực như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại.
* Công tác thu hồi đất: Tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, thực hiện công tác thu hổi,
giải phóng mặt hàng cho nhiều dự án lớn của tỉnh và huyện như dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37, các dự án xây dựng khu công nghiệp. Riêng năm 2007 đã hoàn thành giải phóng mặt bằng tại các xã Đức Thắng, Đoan Bái, Thái Sơn cho các hộ gia đình thuê đầu tư sản xuất, kinh doah. Thu hồi và trưng dụng 10,2 ha đất phục vụ tu bổ đê tả Cầu, Đầu năm 2013 thu hồi 20,5 ha để bàn giao cho các đơn vị thuê triển khai dự án.
NHìn chung khó khăn tồn tại lớn nhất trong công tác giao đất, cho thuê đất là việc đền bù giải phóng mặt bằng và việc tổ chức thực hiện công tác đền bù do nhận thức của người dân cũng như một số bất cập trong các văn bản pháp luật.