Các bộ phận của hệ thống xử lý nước thải:

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn CNXLNT nhóm 1 thứ 6 tiết 7 (1) (Trang 27 - 28)

III. Nội dung nghiên cứu:

b)Các bộ phận của hệ thống xử lý nước thải:

• Hầm tiếp nhận: là nơi tiếp nhận nguồn nước thải trước khi đi vào xử lý. Bể gom thường được làm bằng bê tông, xây bằng gạch, có tác dụng điều hòa lưu lượng nước thải.

• Song chắn rác: Thường làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn sẽ giữ lại các tạp chất vật có kích thước lớn như giẻ, bao nilon… để tránh tắc và bảo vệ các thiết bị. Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, chia song chắn rác thành 2 loại:

Song chắn rác thô có khoảng cách từ 60 – 100 mm.

 Song chắn rác mịn có khoảng cách từ 10 – 25 mm.

Song chắn rác có tác dụng như lưới lọc, giữ lại các chất lơ lửng có kích thước nhỏ như mẫu trấu, huyền phù… bị trôi ra trong quá trình rửa thùng lên men, thùng nấu, nước lọc bã hèm. Các vật thải được lấy ra khỏi bề mặt lưới bằng hệ thống cào.

• Bể điều hòa:

Dùng để duy trì lưu lượng dòng thải vào gần như không đổi, điều chỉnh độ pH đến giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Trong bể có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và san đều nồng độ các chất bẩn trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng trong bể, pha loãng nồng độ các chất độc hại nếu có. Có thiết bị thu gom và xả bọt, váng nổi. Tại bể điều hòa có máy định lượng acid cần cho vào bể để đảm bảo pH từ 6.6 – 7.6 trước khi đưa vào bể xử lí UASB.

• Bể UASB:

Bể được thiết kế khử 80- 85% COD/BOD. Nước thải được phân phối vào đáy bể đi ngược lên trên thông qua lớp bùn sinh học kị khí. Trong điều kiện kỵ khí,các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy sinh học thành khí CH4, CO2 và nước sau đó nước thải tiếp tục đi qua bể MBBR. Một phần bùn thải ra được bơm sang bể lắng bùn.

Bể MBBR có chức năng khử COD/BOD. Hệ thống cấp khí vừa cung cấp DO cho quá trình phân hủy sinh học, vừa làm sáo trộn các giá thể lơ lửng K3 – AnoxKaldnes giúp cho việc tiếp xúc giữa cơ chất và màng vi sinh vật được tốt hơn.

• Bể lắng:

Bùn nặng lắng xuống đáy bể và được bơm sang bể chứa bùn, nước sau khi bể được chứa trong bể chứa trung gian trước khi cấp vào bồn lọc cát.

• Bể lọc áp lực

Bể lọc áp lực sử dụng trong công nghệ là bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ chất lơ lửng, các chất rắn không hòa tan, các nguyên tố dạng vết, halogen hữu cơ nhằm đảm bảo độn trong của nước.

Nước sau khi qua cụm lọc áp lục đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo QCVN 24:2009 cột B.

• Bể nano dạng khô

Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi vào bể nano dạng khô để loại bỏ triệt để các chất lơ lửng còn sót lại trong nước, và khử trùng nước thải.

Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải theo quy định hiện hành của pháp luật. Lượng nước này, một phần được sử dụng để làm mát máy móc trong nhà máy; một phần được đưa tới nguồn tiếp nhận qua mương thoát nước.

• Bể chứa bùn

Chứa bùn thu được từ thiết bị bể UASB và bể lắng.

• Máy ép bùn

Bùn từ bể chứa bùn được thêm C- Polymer và bơm vào máy ép bùn băng tải để đạt được hàm lượng rắn khoảng 16- 18%. Bùn được đóng bao làm phân bón hoặc chôn lấp.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn CNXLNT nhóm 1 thứ 6 tiết 7 (1) (Trang 27 - 28)