Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển (Trang 79 - 86)

II. Tình hình quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển vào thực hiện dự án đầu tư ở VN

4. Nghiệm thu kết quả, vận hành thử đưa vào sử dụng

3.1. Giai đoạn chuẩn bị

Trong giai đoạn này cần quán triệt các đặc điểm sau của hoạt động đầu tư phát triển:

- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Do đó đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo đúng tiến độ, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm,

- Các thành quả hoạt động đầu tư phát triển thường phát huy ngay tác dụng ở nơi nó được tạo dựng lên. Vì thế cần có chủ trương đầu tư đúng, lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý

- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao, đòi hỏi công tác chuẩn bị phải được quan tâm đặc biệt.

Những tồn tại cần khắc phục có thể liệt kê như sau:

(1) Chưa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Nhiều bộ, ngành và địa phương chưa chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mà chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách cho. Hầu hết các dự án được cấp giấy phép gần đây đều có quy mô nhỏ; môi trường đầu tư tuy được cải thiện nhiều, nhưng mức độ

cạnh tranh so với các nước trong khu vực chưa cao và còn nhiều bất cập như: một số chính sách hay thay đổi và khó dự báo trước; có tình trạng cạnh tranh chưa hợp lý trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương.Khối lượng giải ngân nguồn vốn ODA đạt thấp so với kế hoạch, hàng năm chỉ đạt khoảng 80-90% mức đề ra. Khối lượng giải ngân đạt thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan như chậm giải phóng mặt bằng, các Bộ ngành và địa phương bố trí không đủ vốn đối ứng, năng lực của các ban quản lý dự án ODA còn thấp, thủ tục chưa hài hoà trong và ngoài nước...

(2) Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả. Trong nông nghiệp: chủ yếu vẫn tập trung đầu tư vào thủy lợi (chiếm khoảng 70% vốn đầu tư của ngành), mà chưa chú ý nhiều đến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp như đầu tư phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, đầu tư cho hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản, mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp.

Chưa quan tâm đúng mức đến công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn do chưa đầu tư tương xứng để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển trang trại, làng nghề truyền thống nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Ngành thủy sản có mức tăng trưởng cao, nhưng đầu tư vào lĩnh vực này còn khiêm tốn.

cơ cấu lại ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp để có thể hội nhập. Đầu tư chưa gắn chặt với chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực công nghiệp chế biến.

Về giao thông vận tải: chủ yếu vẫn tập trung vào giao thông đường bộ (chiếm trên 70% vốn đầu tư của ngành), trong đó lại tập trung chủ yếu hệ thống đường quốc lộ; hệ thống đường giao thông nông thôn, vùng kinh tế khó khăn chưa được đầu tư thoả đáng để phát huy hiệu quả chung; đầu tư phát triển phương tiện vận tải còn ở mức thấp.

Đầu tư cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực còn ở mức thấp, chưa gắn chặt với chiến lược phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.

Cơ cấu vùng: mặc dù những năm qua đã cố gắng điều chỉnh cơ cấu đầu tư giữa các vùng, nhưng tỷ lệ đầu tư của các vùng miền Núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên vẫn còn ở mức khiêm tốn (chỉ ở mức từ 8 đến 12% tổng mức đầu tư toàn xã hội), vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) và vùng Đông Nam bộ (khoảng 27%). Đầu tư cho các công trình liên vùng, liên tỉnh còn kém, bị chia cắt theo địa giới hành chính địa phương.

(3) Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển . Nguyên nhân của tình hình nêu trên có nhiều nhưng trước hết phải kể đến công tác điều tra cơ bản chưa đủ, thông tin phục vụ nghiên cứu quy hoạch thiếu,

lực lượng nghiên cứu quy hoạch hạn chế; công tác dự báo và xử lý liên ngành, liên vùng yếu; công tác chỉ đạo quy hoạch chưa đúng mức.

Quy hoạch ngành và quy hoạch vùng, quy hoạch của từng tỉnh ít gắn kết với nhau. Quy hoạch phát triển ngành chưa thể hiện cụ thể trên các địa bàn lãnh thổ của các tỉnh, thành phố. Mặt khác trong khi có một số quy hoạch ngành đã thể hiện trên lãnh thổ nhưng quy hoạch tỉnh, thành phố chưa căn cứ vào quy hoạch ngành bố trí trên lãnh thổ của mình. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, một số ngành, một số địa phương còn tuỳ tiện thay đổi mục tiêu của quy hoạch sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhiều quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã không kịp thời triển khai các quy hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết để tiến hành đầu tư, dẫn tới có tình trạng quy hoạch "treo".

(4) Bố trí đầu tư còn dàn trải. Về trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương: Nhu cầu đầu tư còn có khoảng cách rất lớn so với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, khi bố trí cụ thể bị căng kéo bởi quá nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, khi xem xét để quyết định dự án đầu tư mới chưa nghiêm chỉnh chấp hành đúng các quy định trong việc xét duyệt một dự án đầu tư. Nhiều dự án chưa được xem xét kỹ, hiệu quả, tính khả thi thấp. Trên thực tế, số lượng dự án các Bộ, ngành và địa phương phê duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách hàng năm của Nhà

án, không loại trừ có trường hợp do nể nang, do quan niệm vốn ngân sách là phải chia đều giữa các huyện, xã, dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải còn tiếp diễn.

Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý: còn buông lỏng trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Việc phân cấp quản lý trong đầu tư và xây dựng cho các Bộ, ngành và địa phương đã thực hiện tương đối mạnh. Tuy nhiên, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện tại thiếu các chế tài, những quy định cụ thể (kể cả biện pháp hành chính) nhằm kiểm soát và hạn chế được việc phê duyệt dự án đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, một mặt do đội ngũ cán bộ chưa được chuẩn bị chu đáo, cán bộ nghiệp vụ còn thiếu kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, chưa có hệ thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Mặt khác, lãnh đạo ở một số Bộ, ngành và địa phương cũng chưa nhận thức đầy đủ được vị trí, vai trò của công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong quản lý đầu tư nói chung.

Ta đưa ra các giải pháp sau:

3.1.1.Tiếp tục thực hiện chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Đối với các dự án đầu tư từ ngân sách, cần rà soát lại nguồn vốn ngân sách nhà nước; cân đối ngay từ đầu năm và giao cho cơ sở thực hiện cùng với kế hoạch vốn ngân sách tập trung. Rà soát các dự án đầu tư trong năm, đình hoãn khởi công các dự án chưa thật cần thiết, chưa đủ các điều kiện để khởi công, tập trung vốn đầu

tư cho các dự án quan trọng, các dự án có thể hoàn thành trong năm đưa vào khai thác sử dụng. Việc điều chỉnh các dự án đầu tư đang triển khai nếu xét thấy thật cần thiết và phải thực hiện nghiêm túc.

Đối với nguồn vốn tín dụng: có biện pháp huy động đủ nguồn vốn tín dụng trong nước ngay từ đầu năm để tập trung cho vay các dự án sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực được ưu tiên nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành theo hướng phát huy được lợi thế và tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.

Quĩ Hỗ trợ phát triển chủ động phối hợp với các đầu mối để huy động, trước hết là từ nguồn Bảo hiểm Xã hội VN, Tiết kiệm Bưu điện, các tổ chức bảo hiểm nhân thọ; đồng thời nghiên cứu đề xuất phương án huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Sửa đổi bổ sung cơ chế tín dụng đầu tư theo hướng sắp xếp lại các đối tượng cho vay, lãi suất cho vay; đơn giản hoá các thủ tục và qui trình vay vốn; tăng cường hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước; tạo điều kiện doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, có tích luỹ để đưa vào đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước thực hiện khấu hao nhanh tài sản cố định và huy động thêm các nguồn lực khác để tăng vốn đầu tư.

Đối với nguồn vốn của tư nhân và dân cư, trên cơ sở Luật Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ.

Đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Tập trung rà soát để giảm các chi phí đầu vào: điện, cước phí viễn thông quốc tế, cước phí vận tải biển. Tiến tới xoá bỏ chênh lệch về giá dịch vụ giữa doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực điện tử, cơ khí chế tạo công nghệ cao; đa dạng hoá hình thức đầu tư nước ngoài theo hướng chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

Hoàn thiện một bước về luật pháp, cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài theo hướng tạo môi trường pháp lý thông thoáng và các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư.

Tiếp tục nghiên cứu để ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn về thuế, sử dụng đất đai, ngoại hối, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật cao, quản lý và phát triển thị trường kinh doanh bất động sản có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoaì.

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các địa bàn, đối tác trọng điểm, thành lập văn phòng xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng yếu.

Ngoài ra sẽ triển khai thực hiện một số giải pháp huy động vốn như: phát hành trái phiếu để tăng nguồn vốn đầu tư cho một số công trình lớn. Nghiên cứu cơ chế để sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ của dân cư đang gửi tại các ngân hàng; đồng thời có giải pháp tiền tệ hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, từng bước hướng dẫn để dân cư gửi tiền vào ngân hàng để huy động cho phát triển...

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w