Giải pháp cải thiện chất lượng các công trình giao thông trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc đầu tư hạ tầng giao thông ở tỉnh nghệ an (Trang 93 - 96)

- Tiếp tục hoàn thiện quy định về quản lý chất lượng các công trình xây dựng do Sở giao thông vận tải quản lý:

+ Rà soát các tồn tại bất cập trong các quy định hiện hành của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi;

+ Xây dựng cơ chế phối hợp trong thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình; - Nâng cao năng lực quản lý, điều hành dự án của đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện dự án:

+ Các Ban QLDA cần chủ động rà soát lại trình độ, năng lực của các cán bộ tham gia QLDA (bao gồm cả năng lực TVGS), chủ động có kế hoạch đào tạo, đào tạo

lại về chuyên môn, nghiệp vụ báo cáo kế hoạch đào tạo, trang bị vật tư thiết bị tối thiểu phục vụ công tác giám sát hiện trường.

+ Văn phòng Sở chủ trì, phối hợp với Phòng Giám định & QLCL công trình thường xuyên tiến hành kiểm tra năng lực đội ngũ cán bộ QLDA.

+ Tổ chức tập huấn, tuyên truyền văn bản pháp luật liên quan đến QLCL công trình theo kế hoạch tuyên truyền văn bản pháp luật của Sở GTVT.

+ Tổ chức trao đổi kinh nghiệm quản lý dự án cho cán bộ QLDA chuyên đề lập hồ sơ mời thầu và quản lý hợp đồng xây dựng.

+ Tổ chức Chuyên đề Đánh giá chất lượng vật liệu trong xây dựng công trình giao thông (bê tông nhựa, cấu kiện đúc sẵn).

+ Xây dựng mô hình Ban QLDA theo hướng chuyên nghiệp.

+ Xây dựng cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ QLDA để nâng cao trách nhiệm của lực lượng này.

- Tăng cường công tác quản lý đội ngũ Tư vấn, doanh nghiệp xây dựng chuyên ngành. + Xây dựng hoàn chỉnh mẫu Hợp đồng xây dựng về tư vấn, xây dựng theo hướng có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các vi phạm về chất lượng công trình (bao gồm cả chất lượng khảo sát, thiết kế, giám sát).

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại các tổ chức tư vấn, xây dựng làm cơ sở cho việc lựa chọn nhà thầu.

+ Tổ chức kiểm tra định kỳ, phúc tra chất lượng các công trình xây dựng, các đơn vị thí nghiệm, kiểm định chuyên ngành.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động này tại Nghệ An, luận văn đã có những đóng góp quan trọng đó là hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng. Về mặt lý luận đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu dùng để phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Sau khi làm rõ được những vấn đề lý luận trên, tác giả đã vận dụng hệ thống lý luận đó để phân tích tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Nghệ An, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Nghệ An một cách đầy đủ và toàn diện. Từ thực trạng đã phân tích đánh giá, tác giả đã đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thời gian tới. Có thể nói, luận văn đã nghiên cứu vấn đề đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Nghệ An khá toàn diện.

Do hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có rất nhiều nội dung, khía cạnh khác nhau khi nhìn nhận trên các giác độ khác nhau, vì thế luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế. Với điều kiện và khả năng nghiên cứu, vấn đề có thể được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để không ngừng hoàn thiện, bổ sung những lý luận cho đến phân tích thực tế và đề ra các giải pháp nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tác động của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh cũng như của cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giao thông vận tải “Nghiên cứu lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển đường sắt, đường bộ, đường biển”.

2. Bộ Giao thông vận tải “Nghiên cứu một số vấn đề về phát triển bền vững hệ thống GTVT Việt Nam năm 2005”.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn đến 2020”

4. Bộ Giao thông vận tải “Phát triển đột phá kết cấu hạ tầng giao thông”

5. Bộ Giao thông vận tải “Chiến lược phát triển GTVT Đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”.

6. Bộ Giao thông vận tải “Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”.

7. Bộ Giao thông vận tải “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020”.

8. Bộ Giao thông vận tải “Dự án Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống GTVT ở Việt Nam” (VITRANSS II)

9. Bộ giao thông vận tải “Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam”.

10. Bộ Giao thông vận tải “Quy hoạch phát triển giao thông Hàng không Việt Nam giai đoạn 2015 và định hướng đến 2020”.

11. Đỗ Đức Tú “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại”

12. Đoàn Thị Ngọc Hương (2006), “Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010”,

13. Đồng Thị Thu Trang (2012), “Tình hình quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Sở Giao thông vận tải thành

phố Đà Nẵng.

14. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010), Giáo trình Kinh tế đầu tư,

nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

15. Thư viện học liệu mở Việt Nam – VOER “Giao thông vận tải và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải”

16. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn đến 2020”

17. Viện chiến lược và phát triển giao thông “Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam”.

18. Vũ Công Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, Hà Nội

19. Trần Vĩnh (2004), “Một số giải pháp về vốn đầu tư nhằm phát triển ngành thủy sản tại tỉnh Kiên Giang”, Kiên Giang.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc đầu tư hạ tầng giao thông ở tỉnh nghệ an (Trang 93 - 96)