Kinh nghiệm về việc xây dựng cơ chế chính sách đầu tư cho giao thông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc đầu tư hạ tầng giao thông ở tỉnh nghệ an (Trang 32)

thông một cách hợp lý ở Singapore.

Các nước có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển đều có tỷ lệ đầu tư cho GTVT cao. Đó là mối quan hệ nhân quả tất yếu. Thành phố Singapore được mệnh danh là thành phố có giao thông tốt nhất Châu Á với mức đầu tư cho GTVT chiếm tới 30% trong tổng vốn đầu tư, trong đó chú trọng đầu tư vào CSHT GT công cộng như hệ thống xe buýt và tàu điện ngầm...Một số nước có tỷ lệ đầu tư cho GTVT cao điển hình là: Hàn Quốc (35% ), Nhật Bản (36%), Mỹ (30%)...thì hạ tầng giao thông của họ cũng thuộc vào diện hiện đại nhất nhì trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng nhu cầu lưu thông của xã hội, các nước đang nhanh chóng điều chỉnh lại phương hướng đầu tư, có chính sách ưu tiên phát triển hệ thống GT công cộng, xây dựng kế hoạch thiết lập hệ thống giao thông nối liền các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh với mạng GTCC ở các thành phố lớn và vừa.

Chính sách đầu tư hợp lý cho GTVT đã làm thay đổi căn bản tình hình kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Điều đó được chứng minh thực tế ở các nước trong khu vực Đông Nam Á đang ngày càng quan tâm chú trọng tăng tỷ lệ đầu tư cho GTVT để thúc đẩy kinh tế như Indonesia, Thái Lan...[12]

1.4.4. Kinh nghiệm về phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng.

Theo nghiên cứu của Đồng Thị Thu Trang (2012) [13], “Tình hình quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng. Trong thời gian qua, sau khi trở thành đơn vị

hành chính trực thuộc Trung ương, nhận thức rõ tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển, thành phố Đà Nẵng đã tập trung chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết 33- NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Thành Đảng bộ nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại xây dựng thành phố môi trường.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001 đến năm 2010, Quy hoạch phát triển giao thông công chính thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ-UB ngày 24/01/2005 của UBND thành phố Đà Nẵng, trong đó xác định mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thành phố gắn chặt với mạng giao thông quốc gia để Đà Nẵng thực sự là đầu mối giao lưu với trong nước và quốc tế. Thông qua triển khai quy hoạch và các chương trình, kế hoạch hành động của thành phố, công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả khả quan, đáng khích lệ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển Thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Mạng lưới đường bộ trong đô thị của thành phố phát triển mạnh. Với chủ trương "tạo vốn phát triển từ quỹ đất" thành phố đã triển khai nhiều công trình quy mô lớn Như các đường: Trần Hưng Đạo, Ba Tháng Hai - Nguyễn Tất Thành, Sơn Trà - Điện Ngọc, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng.... Từ 97 đường phố, với tổng chiều dài 299,973 km (1996) thì đến cuối năm 2010 thành phố Đà Nẵng có 1.002 đường phố với tổng chiều dài 848,473km, đa số là đường bê tông nhựa, chất lượng mặt đường tương đối tốt, trong đó: Quốc lộ 94,276km; đường đô thị 512,687km; đường tỉnh 99,916km; đường huyện 64,654km; đường xã 44,7km; đường chuyên dùng 32,24km và 29 cầu có chiều dài tên 25m, với tổng chiều dài 5.293md (chỉ tính ở đường đô thị, đường tỉnh), trong đó cầu lớn: 6cầu/3.915md. Trung bình mỗi năm hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng 39,2 km/năm. Mật độ đường đạt 4,72 km/km2; đất dành cho giao thông chiếm 9,27%. Các công trình trọng điểm đã

hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng như đường Hoàng Sa - Trường Sa, đường Nguyễn Tri Phương nối dài, cầu Thuận Phước, đường ĐT 602, cầu Hòa Xuân, đường Nguyễn Văn Linh nối dài, đường Bạch Đằng, đường Trần Phú, đường Đà Nẵng - Hội An…, cùng với các công trình xây dựng, nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông khác của trung ương đầu tư trên địa bàn thành phố Trong đó: Quốc lộ 94,276km; đường đô thị 512,687km; đường tỉnh 99,916km; đường huyện 64,654km; đường xã 44,7km; đường chuyên dùng 32,24km như xây dựng Hầm đường bộ Hải Vân, đường tránh Đà Nẵng, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, cầu Tuyên Sơn… và các công trình từ nguồn vốn ODA đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông bảo đảm tiêu chí đô thị loại 1 cấp quốc gia, nâng cao năng lực, tính liên thông của hệ thống giao thông thành phố và kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông quốc gia, tăng cường liên kết vùng, góp phần chỉnh trang, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, mở rộng không gian đô thị và làm thay đổi căn bản diện mạo thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, là trung tâm kinh tế biển và là thành phố môi trường

- Mạng lưới đường giao thông nông thôn cũng được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp. Các tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa và nhựa hóa, một số công trình cầu quan trọng như Cầu sông Yên, cầu Tà Lang, cầu Trường Định, cầu Diêu Phong… được xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp đã phát huy hiệu quả, đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, giúp kết nối thông suốt mạng lưới giao thông đến các xã, các thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của nông dân.

- Hạ tầng giao thông của đường thủy, đường sắt, và đường hàng không trên địa bàn thành phố cũng liên tục được đầu tư mở rộng nâng cấp như: Cải tạo, nâng cấp cảng Tiên Sa (xây dựng đê chắn sóng, nối dài cầu 3, mở rộng bãi Bắc Tiên Sa, đầu tư nâng cấp cầu 1 - 3 Sông Hàn, xây bến thủy đội, mở rộng kho chứa hàng); Nâng cấp, cải tạo Nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng đạt công suất phục vụ 6 triệu hành khách/năm... Nhờ đó, năng lực vận chuyển, bốc xếp của các đơn vị trong thành phố đã nâng lên một tầm mới, không những đảm nhận nhiệm vụ vận tải hàng hoá, hành khách cho thành phố mà hỗ trợ cho nhiều tỉnh thành khác trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên 1.4.5. Bài học rút ra đối với hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Nghệ An

Từ nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Hương (2006) [12], Nghệ An có thể học một số kinh nghiệm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của một số quốc gia trên thế giới như sau:

- Từ kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Trung Quốc, tỉnh Nghệ An cần quan tâm đầu tư cho ngành đường sắt. Thực tế cho thấy hệ thống đường sắt ở tỉnh Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung mặc dù trong thời gian qua đã có những phát triển vượt bậc nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu so với thế giới và chưa có quy hoạch cụ thể phát triển mạng lưới đường sắt trong cả nước. Kinh nghiệm Trung Quốc giúp chúng ta bài học cần quan tâm đầu tư cho ngành đường sắt vì những ưu điểm như khối lượng vận chuyển lớn, đường dài và không tốn kém như các hình thức khác. Trong tương lai đường sắt sẽ là phương tiện văn minh có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao với tốc độ nhanh, an toàn.

- Từ kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Mỹ trong quá trình quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở tỉnh Nghệ An cần phải có các điều kiện: Nhà thầu khoán, các tổ chức tư vấn phải đóng bảo hiểm trách nhiệm tuỳ theo quy mô của công trình; phải hình thành hiệp hội các nhà thầu khoán, quyền chính đáng của nhà thầu phải được ghi nhận vào pháp luật. Kinh nghiệm này có nhiều ưu điểm, vì nó nâng cao được trách nhiệm của mỗi chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch cho các chủ thể đó.

- Từ kinh nghiệm xây dựng chính sách đầu tư cho giao thông một cách hợp lý của Singapore. Nhận thấy trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua ngành GTVT được quan tâm đầu tư song tỷ lệ đầu tư cho GTVT còn chưa thật sự cao. Tỷ lệ đầu tư này làm ảnh hưởng không ít đến tiến trình phát chung về mọi mặt của Tỉnh. Việc thiếu vốn đầu tư dẫn đến đường xá, cầu cống xây dựng chưa đạt tiêu chuẩn cũng đưa vào khai thác sử dụng làm cho công trình hư hỏng nhanh. Như vậy, thực chất chúng ta bỏ đi một khoản vốn đầu tư không nhỏ đã bỏ ra trước đây. Vì vậy, trong thời gian tới, Tỉnh cần có những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực GTVT bên cạnh việc tăng cường NSNN cho phát triển KCHT giao thông.

- Từ nghiên cứu của Đồng Thị Thu Trang (2012) [13] về kinh nghiệm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng bền vững của thành phố Đà Nẵng. Tỉnh Nghệ An trong quá trình chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cần nhận thức rõ tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển. Trong các chính sách, dự án về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cần quan tâm ảnh hưởng tới môi trường của các dự án. Từ đó Tỉnh cần tập trung chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các chính sách, nghị quyết nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại xây dựng thành phố môi trường.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT

CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỦA TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

2.1. Thực trạng về kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên và xã hội tỉnh Nghệ An 2.1.1.1. Dân số 2.1.1.1. Dân số

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An tổng số dân của tỉnh Nghệ An năm 2014 là 3.113.055 người và được phân bố như sau:

Bảng 2.1: Dân số phân theo các huyện thị của Nghệ An năm 2014.

TT Tên đơn vị Diện tích tự

nhiên (km2) Dân số Số phường, xã, thị trấn Mật độ dân số (Người/km2) 1 Thành phố Vinh 104,96 308.868 25 2.912 2 Thị xã Cửa Lò 28,10 52.890 7 1.851 3 Thị xã Hoàng Mai 169,75 105.105 10 619,17 4 Thị xã Thái Hòa 135,18 60.605 10 445

5 Huyện Diễn Châu 305,07 268.865 39 877

6 Huyện Yên Thành 545,72 259.622 38 474

7 Huyện Quỳnh Lưu 437,63 279.977 33 557,84

8 Huyện Nghi Lộc 347,88 186.383 30 533

9 Huyện Hưng Nguyên 159,20 110.957 23 698

10 Huyện Nam Đàn 294,08 150.887 24 513

11 Huyện Đô Lương 350,73 185.126 33 526 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Huyện Thanh Chương 1.128,31 215.348 40 190

13 Huyện Anh Sơn 603,28 101.549 21 168

14 Huyện Nghĩa Đàn 617,85 122.990 24 199

15 Huyện Tân Kỳ 728,21 129.474 22 177

16 Huyện Quỳ Châu 1.057,35 53.360 12 50

17 Huyện Quỳ Hợp 942,21 117.540 21 124

18 Huyện Quế Phong 1.890,86 62.727 14 33

19 Huyện Con Cuông 1.738,31 64.916 13 37

20 Huyện Tương Dương 2.811,29 71.688 18 25

21 Huyện Kỳ Sơn 2.094,84 70.061 21 34

Tổng số 16.493,686 3.113.055 479 178

Dân cư phân bố không đồng đều, ở vùng miền núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng ven biển mật độ dân cư cao. Mật độ dân số bình quân trong toàn tỉnh năm 2014 là 178 người/km2, trong đó cao nhất là thành phố Vinh (2.912 người/km2) và thị xã Cửa Lò (1.851 người/km2), thấp nhất là huyện Tương Dương (25 người/km2).

2.1.1.2. Khí hậu

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,2o C. Lượng mưa trung bình năm 1.625,8mm. Độ ẩm trung bình năm: 83,6%. Số giờ nắng bình quân năm: 1.541giờ. Mưa bão nhiều, lũ quét lắm… Nói chung Nghệ An nằm trong vùng có khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên bằng kinh nghiệm thực tiễn, bằng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể phát huy những thuận lợi của thời tiết, né tránh thiên tai, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững.

2.1.1.3. Đất đai

Trong 16.498,52 km2 có 15,75% diện tích đất thuỷ thành tập trung ở đồng bằng ven biển, nhóm đất địa hình chiếm 84,25% tập trung ở vùng trung du và miền núi. Đất nông nghiệp có 1.170.716,32 ha chiếm 70,96% diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 251.702,92 ha chiếm 15,26%.Đất lâm nghiệp có rừng: 911.808,01 ha chiếm 55,27%. Đất nuôi trồng thuỷ sản: 6.175,78 ha chiếm 0,37%. Đất làm muối: 871,56 ha chiếm 0,05%. Đất nông nghiệp khác: 158,05 ha chiếm 0,01%. Đất phi nông nghiệp có 114.220,81 ha chiếm 6,92% diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất ở: 16.797,56 ha chiếm 1,02 %. Đất chuyên dùng: 51.839,50 ha chiếm 3,14%. Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 312,89 ha chiếm 0,02%. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 6.751,75 ha chiếm 0,41%. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 38.465,24 ha chiếm 2,33%. Đất phi nông nghiệp khác: 53,87 ha chiếm 0,003%. Đất chưa sử dụng có 364.916,08 ha chiếm 22,12 % diện tích tự nhiên. Trong quỹ đất chưa sử dụng có đến 12.834,84 ha rất thuận lợi cho phát triển đô thị và khu công nghiệp.

2.1.1.4. Tiềm năng kinh tế - Tài nguyên Rừng

Toàn tỉnh có 734.973 ha rừng trong đó rừng tự nhiên là 641.960 ha, rừng trồng là 93.013 ha với tổng trữ lượng gỗ là 52 triệu m3. Nghệ An có 1 khu bảo tồn thiên

nhiên là Pù Mát (diện tích 91.113 ha) và 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Huống (diện tích 50.000 ha) và Pù Hoạt. Về trữ lượng, các loại tài nguyên rừng Nghệ An vẫn còn là nguồn nguyên liệu khá lớn cho khai thác lâm nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên rừng. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 50 triệu m3 trong đó có tới 425 ngàn m3 gỗ pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét có khoảng trên 1 tỷ cây. Rừng Nghệ An còn có nhiều loại thân gỗ, thân thảo và các loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ. Các loại lâm sản quý khác như song, mây, quế, cánh kiến đỏ... là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến, ngành nghề thủ công trong tương lai cho phát triển sản xuất và xuất khẩu. Về tính đa dạng sinh học có thể thấy Nghệ An khá đa dạng về các loài động, thực vật, đặc biệt có nhiều loại cây con, dược liệu quý có thể phát triển ở quy mô sản xuất hàng hoá.

- Tài nguyên Biển

Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50-1.000 tấn ra vào. Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương..., nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Ngoài ra, còn có một số đảo có thể làm công viên du lịch tốt như đảo Ngư, đảo Lan Châu. Bãi tắm Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và sạch nhất trong cả nước, hàng năm thu hút nhiều du khách trong nước và quốc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc đầu tư hạ tầng giao thông ở tỉnh nghệ an (Trang 32)