Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Nghệ An phân theo nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc đầu tư hạ tầng giao thông ở tỉnh nghệ an (Trang 71)

Bảng 2.9: Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An phân theo nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2014

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị

2011 2012 2013 2014

Vốn đầu tư tỉnh NA cho KCHTGT tỷ đồng 3.600 3.046 3.492 3.700

1. Vốn ngân sách nhà nước tỷ đồng 334,567 244,905 370,026 445,000

Tỷ trọng so với tổng vốn ĐTPTKCHTGT 9,293 8,040 10,596 12,028

Tốc độ gia tăng định gốc % -26,799 10,598 33,000

Tốc độ gia tăng liên hoàn % -26,799 51,090 20,260

2. Vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước tỷ đồng 1058,371 828,287 828,662 878,000 Tỷ trọng so với tổng vốn ĐTPTKCHTGT 29,399 27,193 23,730 24,000

Tốc độ gia tăng định gốc % -21,739 -21,704 -17,040

Tốc độ gia tăng liên hoàn % -21,739 0,045 5,950

3. Vốn tự có tỷ đồng 1807,637 1655,711 1951,463 2012,640

Tỷ trọng so với tổng vốn ĐTPTKCHTGT 50,211 54,357 55,884 54,420

Tốc độ gia tăng định gốc % -8,405 7,957 11,340

Tốc độ gia tăng liên hoàn % -8,405 17,863 3,130

4. Vốn khác tỷ đồng 399,487 317,097 341,848 364,360

Tỷ trọng so với tổng vốn ĐTPTKCHTGT 11,097 10,410 9,789 9,800

Tốc độ gia tăng định gốc % -20,624 -14,428 -8,790

Tốc độ gia tăng liên hoàn % -20,624 7,805 6,590

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Nghệ An (2011,2012,2013,2014), Báo cáo tổng kết ngành giao thông vận tải tỉnh Nghệ An)

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2011 2012 2013 2014 Vốn NSNN Vốn TDĐTPT Vốn tự có Vốn khác

Hình 2.3: Biểu đồ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An phân theo nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2014

Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An được hình thành từ 4 nguồn. Đó là: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tự có, vốn khác (vốn nước ngoài đầu tư WB, ODA, ADB, vốn đầu tư DN, người dân).

Thông qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tình Nghệ An năm 2012, 2013 giảm hơn so với 2011 nhưng vẫn tương đối cao so với tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh. Trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An, nguồn vốn tự có của Tỉnh chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2011 chiếm 50,211%; năm 2012 chiếm 54,357%; năm 2013 chiếm 55,884%, Nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh.

Nguồn vốn tự có của Tỉnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn có xu hướng tăng lên, mặc dù năm 2012 có giảm 11,176% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 nguồn vốn này đã tăng lên và tăng cao hơn 7,957% so với năm 2011. Sự gia tăng nguồn vốn tự có của Tỉnh trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho thấy sự phát triển của Tỉnh ngày càng mạnh mẽ, nguồn thu của Tỉnh ngày càng được nâng cao, từ đó nâng cao được nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh đó, lại là tín hiệu rất đáng mừng từ nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh năm 2013 nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tăng 10,598% so với năm 2011, điều này chứng tỏ được năng lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An và sự quan tâm của nhà nước đến sự phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tỷ trọng ngày một giảm trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Tỉnh, năm 2011 chiếm 29,399%, năm 2012 chiếm 27,193%, năm 2013 chiếm 23,73%. Số lượng vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo đó giảm dần năm 2012 giảm 21,739% so với năm 2011; năm 2013 giảm 21,704% so với năm 2011. Đây là một tín hiệu tốt đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng và đầu tư phát triển nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. Tiềm lực kinh tế - chính trị của các tổ chức, Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh ngày càng được

nâng cao, nguồn vốn tự có để đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Tỉnh. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Tỉnh vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào vốn ngân sách nhà nước, mà nguồn ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp. Điều này đã làm giảm khả năng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Tỉnh. 2.2.5 Đánh giá chung về tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2014.

2.2.5.1. Tài sản cố định huy động

Một trong những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển đó là tài sản cố định huy động. Tài sản cố định huy động trong lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phản ánh nguồn lực sản xuất gia tăng của ngành. Nhìn chung tài sản cố định huy động của lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2011 - 2014 có tốc độ tăng trưởng khá cao.

Bảng 2.10: Tài sản cố định mới tăng trong lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Nghệ An

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Lượng tăng, giảm tuyệt đối

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Tài sản cố định mới tăng 3553 3031 3343 3519,263 -522 312 176,263 1. Duy tu, nâng cấp 72,040 73,861 99,345 246,263 1,821 25,484 146,918 Tỷ trọng (%) 2,028 2,437 2,972 6,997 0,409 0,534 4,026 2. Công trình mới xây dựng 3480,96 2957,139 3243,655 3273 -523,821 286,516 29,345 Tỷ trọng (%) 97,972 97,563 97,028 93 -0,409 -0,534 -4,028

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Nghệ An (2011,2012,2013,2014), Báo cáo tổng kết ngành giao thông vận tải tỉnh Nghệ An)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tài sản cố định mới tăng năm 2012 giảm so với năm 2011 là 522 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 tài sản cố định đã bắt đầu tăng lên nhanh chóng và tăng so với năm 2012 là 312 tỷ đồng và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2014. Sở dĩ năm 2012 tài sản cố định tăng giảm so với năm 2011 vì lượng vốn

đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông năm 2012 sụt giảm so với năm 2011, đây một phần là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong giai đoạn này và một phần do nhiều công trình đã đầu tư bắt đầu những hạng mục quan trọng ở năm 2011. Tài sản cố định tăng ở những công trình được xây mới cũng đã tăng lên sau khi có sự sụt giảm đáng kể ở năm 2012. Năm 2013 tài sản cố định tăng thêm ở các công trình mới xây dựng đạt 3243,655 tỷ đồng chiếm 97,028% trong giá trị tài sản mới tăng thêm và tăng 286,516 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2014 tài sản cố định tăng thêm 176,263 tỷ đồng so với năm 2013. Đây là tín hiệu rất tốt của tỉnh Nghệ An trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Với định hướng phát triển đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông vận nói riêng của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thì giá trị tài sản tăng lên của Ngành giao thông trong địa bàn Tỉnh sẽ còn tăng lên hơn nữa trong tương lai.

2.2.5.2. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Là khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận thời gian qua tại Nghệ An đã được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả từ đó làm tăng tài sản cố định huy động của ngành, kết quả làm năng lực sản xuất phục vụ của lĩnh vực này cũng tăng thêm. Thể hiện thông qua những tuyến đường đã được nâng cấp, xây mới, đưa vào hoạt động, phục vụ nhu cầu giao thông của mọi đối tượng tham gia giao thông trên địa bàn Tỉnh và trong cả nước. Ngoài việc xây dựng, nâng cấp, nâng cao năng lực phục vụ của các tuyến đường quốc lộ trọng yếu như:

- Năm 2011: Hoàn thành để đưa vào sử dụng ĐT542 (56km tuyến chính và 30km đường gom), đường vào trung tâm xã Bắc Lý, Mỹ Lý, các dự án WB3, QL46 tránh Vinh, QL1 đoạn Diễn Châu - Quán Hành, QL1 đoạn Hoàng Mai- Diễn Châu đường nối từ QL1A - huyện Nghĩa Đàn - TX Thái Hòa, QL7, QL48, đường 8B, ĐT558 đoạn từ cầu Cửa Tiền đến ĐT542, ĐT534 đoạn qua huyện Yên Thành. Sản lượng thực hiện ước tính đạt 4847 tỷ đồng.

- Năm 2012: Hoàn thành để đưa sử dụng QL1A - huyện Nghĩa Đàn - TX Thái Hòa, Đại lộ Vinh- Cửa Lò, QL46 tránh Vinh, đường Châu Thôn- Tân Xuân (giai đoạn 2), tuyến Tây Nghệ An (giai đoạn 2), QL15 đoạn Km301+500 -:- Km333+200. Sản lượng thực hiện ước tính đạt 4535 tỷ đồng.

- Năm 2013: Đưa vào khai thác sử dụng được: 90,7 km, cụ thể như: Đường 8B (8,7 km), Đường từ cầu Cửa Tiền đến đường ven Sông Lam (7km); Đường vào trung tâm xã Bắc Lý

(10km); Đường vào trung tâm xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (16km); Tuyến phía Tây Nghệ An (giai đoạn 2 bàn giao thêm được 30km); Đường Châu Thôn - Tân Xuân (giai đoạn 1 bàn giao tiếp được 28,5km); các dự án sử dụng nguồn vốn WB đầu tư xây dựng các công trình GTNT đã hoàn thành được 19km; Dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn Diễn Châu - Quán Hành (hoàn thành được 11km); Dự án nâng cấp, mở rộng TL534 (hoàn thành được 4km). Sản lượng thực hiện ước tính đạt 4877 tỷ đồng.

- Năm 2014 bàn giao đưa vào khai thác sử dụng: 139,5 km đường và 25 cầu, một số công trình trọng điểm như: Nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn Diễn Châu - Quán Hành (hoàn thiện để bàn giao 23,4Km và 5 cầu); dự án nâng cấp QL1 đoạn Quán Hành – Quán Bánh (hoàn thiện để bàn giao 5,9Km và 1 cầu vượt đường sắt); dự án nâng cấp, mở rộng ĐT.534 (hoàn thành được 7,1Km và 3 cầu); dự án nâng cấp, mở rộng ĐT.535 (bàn giao được 11Km và 02 cầu); đường nối QL46 với đường tránh QL1A (bàn giao được 8,4Km và 02 cầu); tuyến phía Tây Nghệ An (giai đoạn 1 bàn giao thêm được 4Km, giai đoạn 2 bàn giao thêm được 28Km và 01 cầu); đường Châu Thôn - Tân Xuân (giai đoạn 1 bàn giao thêm được 8Km và giai đoạn 2 bàn giao thêm được 24Km), cầu Khe Ang 1, cầu Phương Tích, các cầu treo: Bãi Ổi, Bến Mươi; một số hạng mục thuộc dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích Truông Bồn.

Trong thời gian qua Tỉnh đã tập trung xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Nhiều tuyến đường mới, công trình giao thông được đua vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu giao thông của người dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng mạnh mẽ của địa phương. Cụ thể mạng lưới giao thông nông thôn được nâng cấp và xây dựng trong thời gian qua được thể hiện như sau:

Bảng 2.11: Khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2014

Đơn vị: km

Năm Lượng tăng, giảm tuyệt đối

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013

Xây mới, nâng cấp 1015 765 560 566 -250 -205 -5,5

Trong đó: 1.Đường nhựa 2.Đường BTXM 3.Đường cấp phối 301 134 580 212 395 158 110 250 200 140 241 185 -89 261 -422 -102 -145 42 29,5 -9 -15

Duy tu, sửa chữa 500 400 450 550 -100 50 50

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Nghệ An (2011,2012,2013,2014), Báo cáo tổng kết ngành giao thông vận tải tỉnh Nghệ An)

Nhìn chung khối cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được xây dựng và đưa vào phục vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2012 có xu hướng giảm hơn so với năm 2011, với số km đường giao thông được xây dựng giảm 250 km so với năm 2011, năm 2013 giảm 205 km so với năm 2012. Năm 2012 hoạt động đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn giảm chung với tổng lượng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh, nhưng lại không có xu hướng tăng thêm mà năm 2013 lại tiếp tục giảm hơn. Đây là vấn đề mà trong quá trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Tỉnh cần lưu ý.

Cùng với việc nâng cao năng lực phục vụ của hạ tầng giao thông đường bộ thì trong thời gian qua tỉnh Nghệ an cũng chú ý đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, đường hàng không và đường sắt.

- Năm 2011 tiến hành nâng cấp, sửa chữa hệ thống cảng bến phục vụ cho giao thông đường thủy nội địa. Cụ thể: nâng cấp cảng Bến Thủy và cảng Cửa Lò; xây dựng mới 1 cầu tàu tại cảng Hưng Hòa. Xây dựng mới 0,5 km đường láng nhựa vào sân bay Vinh; nâng cấp đường lăn S3 gồm đoạn nối đường CHC vào sân đỗ quân sự, có kích thước cơ bản 149,5x14. Nâng cấp 22 km đường sắt; duy tu bảo dưỡng 2 nhà ga (ga Vinh và ga chợ Si), 102 km đường sắt. Tổng giá trị sản lượng thực hiện ước tính đạt 1860 tỷ đồng.

- Năm 2012 tiến hành nâng cấp, sửa chữa hệ thống cảng bến phục vụ cho giao thông đường thủy nội địa. Cụ thể: nâng cấp cảng Nghi Hương và cảng Cửa hội; xây dựng mới 1 cầu tàu tại cảng Cửa Hội. Nâng cấp 0,5km đường láng nhựa vào sân bay Vinh; nâng cấp đường cải tạo 0,8km và kéo dài 0,5km đường cất hạ cánh. Nâng cấp 32 km đường sắt; duy tu bảo dưỡng ga Vinh, 115 km đường sắt. Tổng giá trị sản lượng thực hiện ước tính đạt 1550 tỷ đồng.

- Năm 2013 tiến hành nâng cấp, sửa chữa hệ thống cảng cảng Nghi Hương và cảng Cửa hội phục vụ cho giao thông đường thủy nội địa. Nâng cấp 1km đường láng nhựa vào sân bay Vinh; nâng cấp đường cải tạo 1,5km đường cất hạ cánh. Nâng cấp 25 km đường sắt; duy tu bảo dưỡng 115 km đường sắt. Tổng giá trị sản lượng thực hiện ước tính đạt 1560 tỷ đồng.

2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Nghệ An tầng giao thông tại Nghệ An

2.3.1. Hiệu quả kinh tế

Như đã trình bày ở trên hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Mức tăng giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển (HIv(GO)); Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển (HIv(VA)); Mức tăng của giá trị tăng thêm so giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ (HF(VA)); Hệ số gia tăng vốn sản lượng ICOR. Được trình bày như sau:

Bảng 2.12 : Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2014

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị

2010 2011 2012 2013 2014

Sản lượng thực hiện đầu tư

phát triển KCHTGT Tỷ đồng

4968 6807 5985 6737 7553

Tài sản cố định mới tăng thêm Tỷ đồng 3553 3031 3343 3519

Vốn đầu tư phát triển kết cấu

hạ tầng giao thông Tỷ đồng

3600 3046 3492 3700

Chi phí cố định Tỷ đồng 880 1020 960 995 1050

Giá trị tăng thêm Tỷ đồng 4088 5787 5025 5742 6503

HIv(GO) 0,510 - 0,269 0,215 0,222 HIv(VA) 0,472 - 0,250 0,205 0,206 HF(VA) 1,666 - 0,794 0,740 0,765 ICOR(VA) ICOR(GO) 2,119 1,958 -3,997 -3,706 4,870 4,644 4,862 4,534

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Nghệ An (2011,2012,2013,2014), Báo cáo tổng kết ngành giao thông vận tải tỉnh Nghệ An và tính toán của tác giả)

- Mức tăng giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư thực hiện trong kỳ (HIv(GO))

Chỉ tiêu mức tăng giá trị sản xuất so với vốn đầu tư thực hiện trong kỳ của tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc đầu tư hạ tầng giao thông ở tỉnh nghệ an (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)