Trịnh Công Sơn – một nhà thơ siêu thực

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mỹ thể hiện thời gian nghệ thuật trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 60 - 72)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2.2. Trịnh Công Sơn – một nhà thơ siêu thực

Siêu thực là một trào lưu văn nghệ xuất hiện vào khoảng sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp do Andre Breton và P.Soupault đề xướng với sự tham gia của L.Aragon và P.Eluard. Quan điểm và thi pháp của họ chống lại sự sùng bái các trào lưu văn học hiện thực và lãng mạn thế kỷ 19, đưa ra một

phương pháp sáng tác mà họ gọi là “lối viết tự động”, tức là ghi lại những ảo giác tự phát theo “trạng thái của những người bị thôi miên”... nói tóm lại, là

theo chủ quan của người nghệ sĩ thoát ly mọi liên hệ với thực tế xã hội. Họ

chủ trương “giải phóng” thơ khỏi những quy cách, lề lối gò bó trước đó mà

họ cho là khuôn sáo, hàn lâm, chủ trương dùng những từ ngữ kiểu cách, kỳ lạ, âm luật và cú pháp thất thường. Đề tài của họ là những mơ tưởng huyền ảo quái dị, là sự đau khổ nhớ nhung quá khứ, là tình yêu. Họ cho rằng chỉ với lối sáng tác ấy người ta mới đạt đến một hiện thực cao hơn hiện thực tầm thường

hằng ngày, một “siêu hiện thực”, chữ mà A.Breton đặt ra. (Bách khoa toàn

thư Việt Nam).

Có rất nhiều các nhà thơ trong phong trào thơ Mới Việt Nam đã học tập theo quan điểm sáng tác này như: Chế Lan Viên, Bích Khê, Hàn Mặc Tử,…Nói như vậy để chứng tỏ một điền rằng, siêu thực không phỉa là một điều gì quá mới lạ, Trịnh Công Sơn cũng không phải là một người tiên phong. Nhưng ông là một người thành công khi đi theo quan điểm sáng tác này.

Hình như máu lửa quê hương và sự ám ảnh về cái chết đã làm cuộc hôn phối cho một thế giới vừa hư vừa thực trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Ông tạo ra những hình ảnh mới, tạo ra sự khác thường trong thế giới nghệ thuật của mình bằng cách sắp xếp các ý tưởng, hình ảnh bên nhau một cách bất ngờ không theo mong đợi của người nghe. Chính ý tưởng và phương tiện là các biện pháp tu từ giúp hình ảnh trong thơ ông có chiều sâu hơn và mang đến cùng một lúc nhiều sự liên tưởng:

“Trên đời người trổ nhánh hoang vu Trên ngày đi mọc cánh lá mù

Những tim đời đập lời hoang phế”.

Có biết bao người vẽ được chân dung của Trịnh Công Sơn nhưng đã có ai diễn tả được cái cách mà ca từ của Trịnh Công Sơn đã len sâu vào mọi ngõ ngách của tim ta. Cũng chính nhờ tính siêu thực mà trong bối cảnh những năm 60, khi ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh có một chỗ đứng nhất định Trịnh Công Sơn tách khỏi hàng, bứt phá lên trên thành một lối đi riêng chia sẻ những ưu tư với giới tri thức trẻ. Ca từ Trịnh Công Sơn gõ đúng cửa và chinh phục người đọc. Người ta nghe ca khúc của ông mà chẳng hiểu gì nhưng rất chếnh choáng bởi những câu coi như còn bí ẩn đó. Sẽ rất tốn công khi giải mã những câu này, nó không cao siêu gì mà đơn giản nó là ca từ siêu thực.

Các THTM phức đến đây phát huy mạnh mẽ những hiệu quả của mình. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,…tất cả tập trung để làm lung linh huyền ảo hơn cho ca từ của ông. Có thể dẫn ra một vài ví dụ cụ thể như sau:

Ông nhìn thấy cái “tan” ngay khi cái “hợp” còn đang nở rộ, thấy cái “biến dịch” ngay trong cái “khởi nguyên”.

“Ngày nào vừa đến đã xa muôn trùng”

(Rồi như đá ngây ngô) “Từ lúc đưa em về là biết xa nghìn trùng”.

(Như cánh vạc bay) Hay

“Có chút lệ nhòa trong phút hôn nhau”.

(Bay đi thầm lặng) “Trong xuân thì đã thấy bóng trăm năm”.

(Gần như niềm tuyệt vọng)

Nếu đại thi hào Nguyễn Du là bậc thầy trong việc miêu tả cảnh bằng bút pháp ước lệ tượng trưng dựa trên phần nào yếu tố thực như:

“Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” Thì Trịnh Công Sơn là đỉnh cao của siêu thực và ấn tượng:

“Ôi áo xưa lồng lộng, đã trôi dạt trời chiều” (Tình nhớ)

Hay “Nghe tháng ngày chết trong thu vàng” (Nhìn những mùa thu đi)

Cho dù đem so sánh Trịnh Công Sơn và Nguyễn Du là một sự so sánh hơi khập khiễng bởi một nhà thơ và một nhạc sĩ tự viết ca từ cho ca khúc của mình thì sẽ có nhiều điểm không tương đồng thì chúng tôi cũng mạn phép một lần mạnh dạn làm phép thử này để nhìn ra cái siêu thực trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

Trên chặng đường phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt, Trịnh Công Sơn như một nhà phù thủy của ngôn từ, ông khoác vào ngôn ngữ mẹ đẻ một quầng

ảo vọng, chắp cánh cho tưởng tượng và biến thành hạc vàng bay vút trên bầu trời thơ siêu thực đang dậy thì ở thế kỉ XX mà có lẽ ngàn năm sau cũng khó có người Việt nào đạt đến trình độ điêu luyện ấy. Ông như vị tướng tài ba, điều động đội quân ngôn ngữ một cách diệu xảo. Những sự vật tầm thường được chiếc đũa thần của Trịnh Công Sơn gõ vào lập tức biến thành lạ thường. Hạ là hè, mùa hạ là mùa hè. Điều đó có gì lạ. Lạ chăng là sau chữ hạ Trịnh Công Sơn thêm chữ trắng đầy diễm tuyệt trong ca khúc “Hạ trắng”.

* Tiểu kết: Có lẽ chỉ trong vài trang viết ngắn ngủi không thể nào làm rõ hết được những đặc sắc trong phong cách của Trịnh Công Sơn. Nhưng qua những khảo sát nhất định, chúng tôi có đủ cơ sở để khẳng định rằng ông đã đạt được thành công trong vai trò của một nhà thơ siêu thực, trữ tình, lãng mạn. Ở đây biểu hiện cụ thể của cái siêu thực, lãng mạn chính là việc sử dụng các THTM phức thể hiện thời gian nghệ thuật. So với các nhà thơ mới cùng có phong cách lãng mạn như Xuân Diệu, Huy Cận hay Hàn Mặc Tử thì có lẽ

cái lãng mạn của ông chưa thực sự đặc sắc như khi Xuân Diệu thấy “Tháng

giêng ngon như một cặp môi gần” hay Hàn Mặc Tử “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”. Lãng mạn của Trịnh Công Sơn vẫn thật gần với cuộc sống

“Tôi thấy chiều không nói lời lặng lẽ Và thấy hoàng hôn áo vàng rực rỡ Đêm bước về thật nhẹ”.

(Hôm nay tôi nghe)

Trong sáng tác của ông, các THTM phức dùng hoàn dụ, ẩn dụ không nhiều như khi ông sử dụng nhân hóa (38/93, 40.9%). Điều đó khẳng định ông muốn mang lại những cảm giác gần gũi cho người đọc chứ không phải là điều gì quá xa vời. Đó cũng là phong cách riêng của Trịnh Công Sơn.

Còn cái gọi là siêu thực, cũng không có gì là quá to tát. Trịnh Công Sơn là người yêu thiền, Phật vì thế giữa cái cô đơn của cuộc đời đôi khi ông cũng muốn

mình được thoát ra. “Diễm xưa”, “Hạ trắng”, “Đóa hoa vô thường”,… thực tế chỉ là những từ ngữ giản dị nhưng khi kết hợp với nhau lại trở thành một không gian, một cuộc sống khác mà người ta có cố tìm kiếm cũng không thấy.

Rất nhiều những sự bí ẩn mà ông sáng tạo ra trong ca từ của mình mà trong phạm vi giới hạn nghiên cứu chúng tôi chưa thể khảo sát hết. Sự bí ẩn nhiều khi chỉ để cảm nhận chứ không thể hay không cần giải mã một cách cụ thể, cặn kẽ. Dù không phải tất cả các lời ca đều dễ hiểu với bất cứ ai vậy mà người ta vẫn cứ nghe, vẫn cứ cảm, vẫn mê say ca khúc của Trịnh Công Sơn. Với ông, thế là đủ. Bởi điều quan trọng nhất trong nghệ thuật là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của mọi người mà không cần cắt nghĩa gì thêm. Và sẽ không quá nếu nói rằng lời

ca độc đáo, vừa “thiền” vừa “thơ” góp phần quyết định để làm nên một tên

KẾT LUẬN

Bao nhiêu năm đã trôi qua kể từ ngày Trịnh Công Sơn bước những bước chân mò mẫm vào lịch sử âm nhạc dân tộc. Bao nhiêu năm ấy, rất nhiều thứ đã phôi phai cùng thời gian nhưng nhạc Trịnh vẫn còn đó, lặng lẽ mà sâu xa như một lời tự tình, như tiếng thở dài của một kẻ chợt nhận ra mình sau một giấc ngủ vùi trong vòng nôi ngậm ngùi. Thật khó mà xác định điều gì đã chôn sâu nhạc Trịnh trong lòng người nghe đến vậy. Nhưng có một điều mà bất cứ ai yêu mến nhạc Trịnh cũng nhận ra rằng ca từ của ông sâu xa, huyễn hoặc, cơ hồ như đang nói về điều gì rất xa xôi mà ảo vọng. Tìm hiểu những THTM thể hiện thời gian nghệ thuật trong ca từ của ông cũng chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong cả sự nghiệp đồ sộ của Trịnh Công Sơn nhưng đã giúp chúng tôi rút ra được những nhận xét và kết luận nhất định về người nhạc sĩ tài hoa này:

1. Để thực hiện mục đích thể hiện thời gian nghệ thuật nhằm bộc lộ

những trạng thái cảm xúc, những triết lý nhân sinh của mình, trong tập “Trịnh

Công Sơn – Những bài ca không năm tháng”, Trịnh Công Sơn đã sử dụng đa

dạng, phong phú các THTM đơn. Đó là những từ đơn, từ láy, từ phức, những cụm từ có chức năng định danh thời gian. Trên cơ sở đó, với tài nghệ của mình ông tổ chức sáng tạo những THTM đơn đó theo những biện pháp tu từ để tạo ra những THTM phức. Đó là những câu, cặp câu, đoạn thơ tái hiện sinh động, sâu sắc, độc đáo hình tượng thời gian nghệ thuật.

2. Thông qua cách dùng ngôn ngữ nghệ thuật đầy sáng tạo của Trịnh Công Sơn, thời gian trong ca từ của ông hiện lên thật phong phú. Đó là thời gian trong ngày, thời gian trong mùa, thời gian thiên thu, hay thời gian thực tại,…Qua cách cảm nhận về thời gian, Trịnh Công Sơn cũng bộc lộ quan niệm của mình về cuộc đời và kiếp người.

3. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ lớn. Ông đã yêu trần gian này biết bao, ông đã hiểu được cả cái đau khổ và hạnh phúc trong cuộc sống này. Ông đã gieo vào lòng mỗi chúng ta tấm lòng thiết tha với cuộc sống, với con người. Một người đã từng gắn bó sâu nặng với các ca khúc của ông – ca sĩ Khánh Ly

đã từng nhận xét: “Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả

mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm, với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi”.

4. Vốn là một nhạc sĩ am tường về văn hóa phương Đông và phương Tây, lại biết tiếp thu nền văn hóa nước ngoài, Trịnh Công Sơn đi vào nền âm nhạc Việt Nam với một tâm hồn mới mẻ, phá những khuôn sáo của nền âm nhạc tiền chiến, dần dần xây dựng cho mình một nhạc ngữ riêng với cách đặt ca từ hoàn toàn mới lạ, độc đáo. Đóng góp của ông vào kho tàng ngôn ngữ Việt Nam rất đáng ghi nhận. Nó làm chúng ta thấy tiếng Việt trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Ông đã tạo nên một phong cách cho riêng mình – Phong cách Trịnh Công Sơn.

5. Là một sinh viên lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, vì thế khóa luận không thể tránh khỏi những hạn chế. Kính mong các Thầy Cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận hoàn chỉnh hơn.

THƯ MỤC

* Tài liệu tham khảo

1. Diệp Quang Ban (chủ biên), Đỗ Hữu Châu (2000), Tiếng Việt 10, Nxb

Giáo dục.

2. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 – Ngữ dụng học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Dân (1996), Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.

4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2004), Phong cách học

Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Vũ Đức Nghiêu, Mai Ngọc Trừ, Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học

và tiếng Việt, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

7. Lê Minh Quốc (2004), Rơi lệ ru người, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

8. Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến (2001), Trịnh

Công Sơn, một người thơ ca – một cõi đi về, Nxb Âm nhạc, Trung tâm

văn hóa Đông Tây, Hà Nội.

9. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2005), Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của

Hoàng Tử Bé, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

10. Phan Văn Kỳ Thanh (2005), Phỏng vấn Bùi Vĩnh Phúc, Trịnh Công Sơn

ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật, nguồn in trên Talawas.

11. Bửu Ý (2003), Một nhạc sĩ thiên tài, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.

12. Bửu Ý (2008), Thay lời tựa trong cuốn Tuyển tập những bài ca không

năm tháng, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.

* Tài liệu trích dẫn

Trịnh Công Sơn – Tuyển tập những bài ca không năm tháng (2008), Nxb Âm nhạc.

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn – ThS, GVC Lê Kim Nhung cùng các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, khóa luận đã được hoàn thành vào ngày 05 tháng 05 năm 2013.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ Văn, đặc biệt là cô giáo Lê Kim Nhung đã tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Bùi Thúy Quỳnh

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS, GVC Lê Kim Nhung. Đề tài được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với sự nỗ lực của bản thân. Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của tác giả. Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

THTM: Tín hiệu thẩm mĩ CBĐ: Cái biểu đạt CĐBĐ: Cái được biểu đạt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài ... 3

2. Lịch sử vấn đề ... 4

3. Mục đích nghiên cứu ... 11

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 11

5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ... 11

6. Phương pháp nghiên cứu ... 12

7. Cấu trúc khóa luận ... 12

NỘI DUNG ... 13

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 13

1.1. Tín hiệu ngôn ngữ ... 13

1.1.1. Khái niệm ... 13

1.1.2. Bản chất ... 13

1.2. Tín hiệu thẩm mĩ ... 15

1.2.1. Việc lựa chọn thuật ngữ làm tên gọi... 15

1.2.2. Khái niệm ... 15

1.2.3. Phân loại THTM ... 16

1.2.4. Những đặc trưng của THTM ... 16

1.3. Thời gian nghệ thuật ... 23

1.4. Ca từ Trịnh Công Sơn ... 24

1.4.1. Khái niệm “ca từ” ... 24

1.4.2. Một số đặc điểm trong ca từ của Trịnh Công Sơn ... 24

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI ... 28

2.1 Tiêu chí phân loại ngữ liệu ... 28

2.2 Miêu tả kết quả thống kê, phân loại ngữ liệu ... 29

2.2.2 Miêu tả kết quả phân loại THTM phức ... 32

2.3. Nhận xét sơ bộ từ kết quả thống kê, phân loại ngữ liệu ... 36

CHƯƠNG 3. HIỆU QUẢ CỦA NHỮNG THTM THỂ HIỆN THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN ... 39

3.1. THTM thể hiện thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện những triết lý sống của nhà thơ về cuộc đời và con người. ... 40

3.1.1. THTM chỉ thời gian nghệ thuật thể hiện quan điểm, triết lý về cuộc đời ... 40

3.1.2. THTM chỉ thời gian nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người. ... 52

3.2. THTM thể hiện thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện phong cách

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mỹ thể hiện thời gian nghệ thuật trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)