THTM chỉ thời gian nghệ thuật thể hiện quan điểm, triết lý về

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mỹ thể hiện thời gian nghệ thuật trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 40 - 52)

7. Cấu trúc khóa luận

3.1.1. THTM chỉ thời gian nghệ thuật thể hiện quan điểm, triết lý về

-THTM thể hiện thời gian nghệ thuật thể hiện phong cách của tác giả: một nhà thơ siêu thực, trữ tình, lãng mạn.

3.1. THTM thể hiện thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện những triết lý sống của nhà thơ về cuộc đời và con người. sống của nhà thơ về cuộc đời và con người.

3.1.1. THTM chỉ thời gian nghệ thuật thể hiện quan điểm, triết lý về cuộc đời cuộc đời

3.1.1.1. Cuộc đời là tàn phai

Trịnh Công Sơn cũng như bao nhiêu người khác trước hết sống trong cuộc đời thực tại. Cuộc đời với tất cả những quy luật thời gian phổ quát mà

không một thế lực siêu hình nào có thể phá vỡ nổi. Vì thế giống như một người được triển hạn, ông sống vội vã, lo lắng xếp sắp hành trang của mình cho một cuộc lên đường.

“Về thu xếp lại Ngày trong nếp ngày”.

Có người từng so sánh nội dung ca từ của Trịnh Công Sơn với thơ ca của

Rabindranat Tagor , nhà thơ của “Tâm tình hiến dâng”, “Người làm vườn”, “Mùa hái quả”, nhưng Trịnh Công Sơn chỉ xin mình được làm “người tình

của cuộc sống”. Thật vậy, ca từ của Trịnh Công Sơn là những khát khao của

một người đang khát sống, khao khát tình đời, tình người. Phải chăng vì thế nên trong sự gắn bó với thời gian có cả sự xót xa , vội vã và nhuốm đầy tiếc nuối. Vì quá yêu đời nên ông luôn mang trong mình nỗi ám ảnh về cái chết, về sự phai tàn của thời gian.

Trịnh Công Sơn từng nói: “Nỗi ám ảnh lớn nhất đeo đẳng tôi từ thuở

còn nhỏ cho đến sau này vẫn luôn luôn bị ám ảnh là cái chết. Sự sống và cái chết trở thành một vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của tôi. Có lẽ suy cho cùng từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó là do tôi quá yêu cuộc sống, sợ mất nó. Mất mát một cái gì đó mà mình từng có trong cuộc đời, đã từng đi qua và đã từng tìm thấy như tình yêu, như cái gì đẹp nhất của cuộc sống sợ ngày nào sẽ mất đi. Sự mất mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đời tôi”. Trong ca từ

của Trịnh Công Sơn ta dễ dàng bắt gặp những ám ảnh ấy: “Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày”. (Cát bụi)

“Đường nào dìu tôi đi đến cơn say Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời”

(Bên đời hiu quạnh)

“Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọn đầy núi non”.

(Giọt lệ thiên thu)

Ông biết chắc rồi một ngày kia mình sẽ phải lên đường, ông nghe thấy

tiếng gọi của “thiên thu” trong cuộc sống mỗi ngày của mình nên hầu như tất

cả những gì làm nên khung cảnh của thời gian hiện tại đều nhuốm đẫm tâm trạng li biệt, phai tàn. Mỗi khắc, mỗi giờ trong cuộc đời này đều cũng sẽ vụt mất. Thời gian trong Trịnh Công Sơn được cảm nhận nhiều nhưng rõ nét trong không gian, thời gian của buổi chiều hay là khi bóng đêm đã phủ xuống hơn là trong những sớm mai hay từng trưa nắng.

a) Tàn phai thể hiện qua các đoạn thời gian trong ngày

Khảo sát trong 127 ca khúc của ông, chúng tôi thấy những THTM như

“chiều”, “chiều chiều”, “đêm tối” xuất hiện dày đặc gây nên nhiều ám ảnh cho

người đọc. Trong 460 THTM đơn mà ông đã sử dụng để biểu thị thời gian có

đến 106/460 là THTM “chiều” và “đêm” với nhiều biến thể khác nhau được vận dụng linh hoạt. Hãy thử bước vào những khoảnh khắc “chiều” và “đêm”

ấy của ông để cảm nhận rõ hơn nữa bước đi của thời gian, để thấy được những vùng bóng lá trong linh hồn của một con người.

“Xin vỗ tay cho đều / Khi đêm đổ xuống đời ta Xin vỗ tay cho đều / Khi tình trôi đã trôi xa Nụ cười đã cuốn ta đi / Một ngày lại thấy ta về

Xin đứng yên trong chiều / Trên môi thở khói quạnh hiu Xin đứng yên trong chiều /Phơi tình cho nắng khô mau Về đây thân xác hư hao / Đêm đêm nằm nghe lá

Than vẫn chút niềm đau ngọt ngào (…)

Xin đứng yên trong chiều/Lao xao từng bóng hoàng hôn (Tình xót xa vừa)

Chỉ trong một đoạn lời ngắn mà đã có rất nhiều những THTM thể hiện

thời gian xuất hiện. Nhưng làm người ta chú ý nhiều hơn cả đó là “đêm”, là “bóng chiều” đổ xuống. Những buổi chiều hiu quạnh đã trôi qua trong đời

người. Chúng như những cuộc tình vụt đến, vụt đi để lại những ngày tháng dần tàn phai, nhửng mỏi mòn trong trí tưởng tượng.

Cuộc đời đẹp nhưng cuộc đời là tàn phai. Con người sinh ra giữa đời là để hưởng hạnh phúc nhưng cũng là để hứng chịu mọi nỗi đời. Vì thế mà con người rồi cũng sẽ đến lúc tàn phai, héo úa. Trịnh Công Sơn nhìn thấy điều đó

trong thân thế của chính mình. “Chợt một chiều tóc trắng như vôi”. Có cái gì

vội đến mang theo cả sự thảng thốt, ngỡ ngàng. Đối lập được vận dụng một cách triệt để:

“Cho trăm năm vào chết một ngày”

Ở đây tác giả sử dụng kết hợp hai THTM đơn trở thành một THTM phức

qua biện pháp đối lập. “Trăm năm” và “một ngày”, cuộc đời tưởng chừng

như dài rộng lắm, thời gian tưởng chừng là vô tận nhưng rồi cũng có lúc mỗi

chúng ta thảng thốt nhận ra rằng “sống chết mong manh”, dài ngắn khó lường.

Cái khoảng thời gian chiều, rồi tối, rồi đêm ấy hình như là khoảng thời gian gắn bó rất nhiều với Trịnh Công Sơn. Đó là khoảng thời gian bắt đầu cho sự muộn màng của ngày để đi dần đến sự tàn tạ và chấm dứt của nó. Hãy ngắm nhìn một buổi chiều khác trong ông:

“Chiều hôm thức dậy Ngồi ôm tóc dài

Chập chờn lau trắng trong tay”

Từ láy được sử dụng kết hợp với hình ảnh ẩn dụ: Tóc biến thành lau

trắng để chỉ một kiếp người quá ngắn vội. Một biểu tượng đầy xót xa! “Chập

chờn” cũng mang một ý nghĩa đặc biệt. Nó làm gợi nhớ đến hình ảnh một

ngọn nến lay lắt, chập chờn trong gió. Ngọn nến ấy có thể tắt bất cứ lúc nào trước những cơn gió đời.

Cảm quan về cuộc đời của Trịnh Công Sơn không chỉ được bộc lộ qua

chủ thể trữ tình là chính bản thân mình. Ông hóa thân mình vào nhân vật “ta”, “em”,…nghĩa là ẩn mình vào giữa cuộc đời, giữa con người mà thức nhọn

mọi giác quan. Buổi chiều, chủ thể em bước chân ra phố: “Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là con nước trôi Đèn soi trên vai rã rời

Ngày đi đêm tới Còn chút hao gầy”.

(Nghe những tàn phai) Ngày tháng trôi đi là tàn tạ cuốn theo, cuộc đời như dòng nước cứ thế cuộn chảy mà không cách gì ngăn lại được. Cuộc đời phai tàn rồi, lòng ta cũng phai tàn như thế. Buổi chiều trong cảm nhận mênh mang và đầy tinh tế của một trái tim nhạy cảm như Trịnh Công Sơn không chỉ là bắt đầu của một sự phai tàn mà còn mang màu trắng của tang tóc, chết chóc:

“Em đi qua cầu, có gió bay theo

Thổi bùng khăn tang, trắng giữa khung chiều” (Em đi trong chiều)

THTM đơn “khung chiều” kết hợp với ẩn dụ “thổi bùng khăn tang” làm

hiện lên màu sắc của chia lìa, của li biệt.

Buổi chiều gợi buồn. Điều này đã hẳn bởi từ ca dao, dân ca đến các thời kì của văn học viết Việt Nam đều đã chiêm nghiệm ra điều đó.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” (Ca dao) Hay:

“Buồn trông cửa bề chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Trịnh Công Sơn nhìn thấy một điều mới hơn cả sự buồn phiền, tàn phai đó là sự mất mát. Mất mát tình yêu, sự sống hay thời gian? Chỉ biết rằng mất mát nào cũng buồn đau cả.

Trong một ca khúc khác, ông lại có so sánh độc đáo hơn, triết lý sâu sắc hơn về cuộc đời giữa cảnh chiều trên phố:

“Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là những chuyến xe Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là những đám đông”

(Nghe những tàn phai)

Cách điệp cấu trúc: “Chiều nay em…” nhấn mạnh hành động lặp đi lặp lại và quan trọng hơn là nhấn mạnh khoảng thời gian mà nhân vật “em” đã thực hiện hành động. Vì sao chỉ trong thời gian buổi chiều “em” mới có

những cảm nhận sâu sắc và tinh tế về cuộc đời. Cuộc đời như một chuyến xe tốc hành vội vã. Cũng hẳn thôi vì thời gian cứ vùn vụt trôi đâu có dừng lại chờ đợi một ai. Vậy cuộc đời vì sao lại giống cả những đám đông? Trong trăm nghìn con người giữa đám đông xô bồ của cuộc sống có người già, người trẻ, người tốt, người xấu giống như cuộc đời chìm nổi bể dâu của mỗi người. Ai cũng có chuyện hay chuyện dở chứ đâu thể bình lặng như dòng nước trôi. Thế đấy, hai câu hát giản đơn mà nếu chỉ ngâm nga đắm mình

trong những giai điệu, chắc gì ta đã hiểu hết triết lý nhân sinh mà Trịnh Công Sơn đã gửi gắm trong đó.

Khoảnh khắc chiều xuống đã buồn đã phai tàn đến thế thì khi đêm về, khi bóng tối phủ khắp cuộc đời với Trịnh Công Sơn còn hiện lên đáng sợ biết bao nhiêu. Trong “Còn có bao ngày” ông viết:

“Đêm ta nằm bóng tối che ngang Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm Gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi thì thầm Đêm nghe thời như hú như than.”

(Còn có bao ngày)

Chỉ trong một đoạn thơ ngắn mà THTM “đêm” được Trịnh Công Sơn

lặp lại đến ba lần đứng ở đầu câu nhấn mạnh hình ảnh của bóng tối. Có cái gì

như là rùng rợn, như là quỷ dị trong thời khắc cuối cùng của một ngày. “Tiếng

trăm năm” liệu có phải là tiếng gọi của thiên thu, của ngàn xưa vọng lại.

Trịnh Công Sơn bị ám ảnh rất nhiều về khoảnh khắc thời gian này. Vì thế mà ông thảng thốt nhận ra rằng:

“Ngày vừa lên cho đêm xuống mênh mông”.

Ánh sáng của sự sống, của bình minh đến sao mà ngắn ngủi, chỉ có bóng đêm tràn ngập, giăng khắp. Cuộc đời là những chiều, những đêm chứ đâu phải là ban mai, bình minh nên nó chỉ ẩn giấu sự phai tàn, trôi chảy.

b) Tàn phai thể hiện trong mùa

Trong các THTM đơn và phức mà Trịnh Công Sơn đã sử dụng để biểu thị thời gian, thời gian theo mùa cũng là khoảnh khắc được ông chú ý đến. Có 52/292 phiếu (chiếm 17.8%) là tác giả sử dụng để biểu thị thời gian trong mùa. Mùa xuân và mùa thu là những THTM được sử dụng nhiều hơn cả vì nó có thể truyền tải nhiểu cảm xúc phong phú của tác giả.

Đứng trước mùa thu, ông cảm nhận được cái tàn tạ của cuộc đời. Trong 52 THTM đơn và phức chỉ các mùa có đến 22 phiếu (chiếm 42.3%) là dành

cho mùa thu. Điều đó chứng tỏ mùa thu có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các phương tiện ngôn ngữ. Nhìn vào một đoạn thơ tiêu biểu ta có thể nhận ra ngay điều này:

“Nhìn những mùa thu đi Em nghe sầu lên trong nắng Và lá rụng ngoài song

Nghe tên mình vào quên lãng

Nghe tháng ngày chết trong thu vàng Đã mấy lần thu sang

Công viên chiều qua rất ngắn Chuyện chúng mình ngày xưa Anh ghi bằng nhiều thu vắng Đến thu này thì mộng nhạt phai”.

(Nhìn những mùa thu đi)

Chỉ với tám câu thơ ngắn, THTM “mùa thu” xuất hiện với tần suất dày đặc, gần như có mặt trong tất cả các câu với rất nhiều biến thể. “Mùa thu”,

“thu vàng”, “thu sang” , “thu vắng”, “thu này” kết hợp với THTM phức

nhân hóa “tháng ngày chết trong thu vàng” và các từ chỉ sự tàn phai như: “quên lãng”, “chết”, “rất ngắn”, “nhạt phai”. Đó là những nhận thức của

Trịnh Công Sơn về bước đi hững hờ mà gây nhiều xót xa, đau đớn của thời gian. Không phải chỉ trong ca từ của Trịnh Công Sơn mới tiếc xuân thì, mới ám ảnh về thời gian tàn phai qua mùa thu. Thơ xưa và đặc biệt là trong Thơ Mới đầy những lời cảnh bảo về sự ngắn ngủi của tuổi trẻ, sự tàn nhẫn của cuộc đời.

“Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”.

Chế Lan Viên thì dứt khoát từ chối mùa xuân đến, ông muốn ở lì với mùa thu nghĩa là ở lì với quá khứ, níu giữ lại quãng thời gian đã mất. Trong bài “Xuân” ông viết:

“Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng Với của hoa tươi muôn cánh rã Về đây đem chắn nẻo xuân sang”.

Trịnh Công Sơn cũng nhận ra cái trôi chảy ấy nhưng ông chấp nhận chứ không tìm cách níu giữ bởi ông hiểu quy luật của cuộc đời. Tất cả đều đang hoặc rồi sẽ trôi xa, vuột khỏi tầm tay để con người ngồi đó xót xa:

“Vàng úa”, “nghìn thu” đều là những biểu hiện buồn bã của sự phai tàn,

mất mát. Cuộc đời hóa ra chóng tàn. Hạnh phúc hay đau khổ có khi rõ ràng với nhiều người nhưng ít ai ngờ rằng chúng có thể là những đóa hoa nở ra từ

cùng một nhánh. “Hạnh phúc nào không tả tơi, không đắng cay”. Hay nói như

nhà triết học hiện sinh Camus, con người tìm được hạnh phúc chính là ở chỗ nó sống trong những nỗi đời, những giới hạn và những ràng buộc của đời sống. Trịnh Công Sơn thì khác, ông sống trong cuộc hiện sinh này nhưng luôn nhìn thấy cái bóng của trăm năm đổ qua cuộc đời mình. Càng yêu đời bao nhiêu ông lại càng nhìn thấy cái tàn phai của nó bấy nhiêu. Đó ắt hẳn cũng là bi kịch của một trái tim nghệ sĩ đã quá nhạy cảm với cuộc đời.

3.1.1.2. Cuộc đời có tiếc nuối và cũng có cả hi vọng

Nuối tiếc là một phản ứng tự nhiên, một quy luật trong tình cảm, cảm xúc của mỗi con người khi đứng trước cái đẹp hay điều gì tốt mà ta lại không thể nắm bắt hay níu giữ nó lại. Với Trịnh Công Sơn cũng vậy. Ông nuối tiếc cuộc đời này bởi cuộc đời còn có biết bao những nét tươi hồng đẹp đẽ nhưng lại phai tàn quá sớm.

Tiếc nuối thời gian trong ca từ của ông cũng được biểu hiện qua rất

nhiều cung bậc. Tiếc nuối vì biêt “Từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng”.

“Tình trong hai tay Một hôm biến mất Và ngày rồi qua Tháng năm đâu ngờ Tên em là vết thương khô”.

Hay tiếc nuối vì em đã ra đi “Chiều nay em muôn đời nằm xuống”. Qua khảo sát các THTM đơn biểu thị thời gian trong ca từ của ông, chúng tôi thấy THTM đơn biểu thị thời gian khái quát quá khứ có 20/168

phiếu, chiếm 11.9% với các từ xuất hiện nhiều như “năm xưa”, “tiền kiếp”.

Buồn trong thực tại, tìm về quá khứ cũng là một biểu hiện của sự tiếc nuối thời gian. Trong những khoảnh khắc đó, ông nhìn lại những kỉ niệm của cuộc đời mình:

“Mười năm xưa đứng bên bờ dậu Đường xưa hoa muối bay rì rào Có người lòng như khăn mới thêu Mười năm sau áo bay đường chiều Bàn chân trong phố xa lạ nhiều Có người lòng như nắng qua đèo Tóc người dòng sông xưa ấy đã phai Đã lênh đênh biển khơi

Có lần bàn chân qua phố thấy người Sóng lao xao bờ tôi”.

(Có một dòng sông đã qua đời)

“Mười năm xưa” và “mười năm sau” là một đối lập về thời gian để

chứng minh một quy luật. Mấy chục năm qua đi là biết bao nhiêu điều đã thay đổi. Nhưng điều đau đớn nhất là không chỉ có thời gian thay đổi mà lòng người cũng đã đổi thay. Chính vì thế mà ông muốn níu giữ lại quá khứ. Giữ

lại quá khứ là giữ lại lòng người, tấm lòng “như khăn mới thêu” trinh nguyên, đẹp đẽ, chẳng gì có thể làm hoen ố, phai tàn. Tâm nguyện đẹp đẽ này của ông đã khiến chúng ta không cảm thấy có thái độ tiêu cực với cuộc đời mà chỉ

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mỹ thể hiện thời gian nghệ thuật trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 40 - 52)