CHƯƠNG 9: CHÍNH SÁCHTIỀN TỆ QUỐC GIA

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ pdf (Trang 55 - 58)

CÂU 1: Chính sách tiền tệ của một quốc gia là gì? Nêu các mục tiêu kiểm soát điều hòa khối tiền tệ bằng ngoại hối hoặc quốc nội?

Quy định của pháp luật về chính sách tiền tệ quốc gia

Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng; có chính sách để động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; bảo đảm vai trò chủ đạo và chủ lực của các tổ chức tín dụng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Các mục tiêu của chính sách tiền tệ.

 Ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái:

Thực chất của mục tiêu này là kiểm soát lạm phát để bảo vệ giá đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ.  Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế:

Đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của chính sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải khuyến khích mở rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước và nước ngoài.

 Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội:

Ở nước ta, trong 3 nhân tố thuộc yếu tố cung là lao động, nguồn vốn và tiến bộ kỹ thuật thì yếu tố lao động có tiềm năng lớn nhất. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế với thì chính sách tiền tệ phải khai thác tối đa lực lượng lao động cho xã hội, còn tiền tệ và tín dụng là chất xúc tác quan trọng.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng sử dụng chính sáchtiền tệ để tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp thì rất có thể đi đến tình trạng lạm phát cao. Vấn đề quan trọng ở chỗ là làm thế nào để vừa kiềm chế và kiểm soát được lạm phát vừa tạo được công ăn việc làm. Người ta cho rằng, nếu duy trì lạm phát ở một tỷ lệ vừa phải thì hình như đó lại là liều thuốc kích thích tăng trưởng kinh tế.

CÂU 2: Khi đồng tiền quốc nội không còn giá trị theo bạn ta nên vận dụng các công cụ và biện pháp nào để giữ vũng đồng tiền đó?

Giá trị quốc nội của đồng tiền chính là sức mua đối nội của nó được đánh giá thông qua giá cả hàng hóa trong nước.

Do đó, muốn bảo vệ đồng tiền, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu ổn định vật giá nói chung. Sự gia tăng hay sụt giảm quá mức của vật giá đều có tác hại đến sự ổn định giá trị quốc nội của đồng tiền và là sự biểu hiện của thăng trầm kinh tế.

Các công cụ và biện pháp để giữ vững đồng tiền:

 Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ đối với ngân hàng trung gian và thị trường tiền tệ.

- Thay đổi dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng trung gian. - Thay đổi điề kiện và lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu. - Vận dụng chính sách thị trường mở.

- Kiểm soát tín dụng chọn lọc.

 Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ đối với khu vực tiền tệ đối ngoại. - Dự trữ ngoại hối.

- Can thiệp và thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái.

- Sử dụng tỷ giá hối đoái như đòn bẩy thực hiện chính sách tiền tệ.

CÂU 3: Chiết khấu và tái chiết khấu trong những trường hợp nào để giữ vững lượng lưu thông tiền tệ? Dự trữ bắt buộc là gì đối với các ngân hàng và tác động như thế nào đến nền kinh tế?

 Ngân hàng Trung ương có thể đặt ra những điều kiện rộng rãi hay nghiêm ngặt đối với ngân hàng trung gian trong khi thực hiện chiết khấu hay tái chiết khấu nhằm khuyến khích hay hạn chế tín dụng đối với ngân hàng trung gian.

 Ngân hàng Trung ương có thể hạ thấp hay nâng cao mức lãi xuất chiết khấu, tái chiết khấu để khuyến khích hay hạn chế ngân hàng trung gian vay mượn ở ngân hàng Trung ương.

Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung

ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt

Tác động của dự trữ bắt buộc:

Số nhân tiền tệ quyết định độ lớn của mức cung tiền mà số nhân lại có quan hệ nghịch biến với tỷ lệ dự trữ. Do vậy, việc thay đổi dự trữ bắt buộc cảu Ngân hàng Trung ương sẽ làm thay đổi số nhân tiền tệ, và do đó làm thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế. Cụ thể là nếu Ngân hang Trung ương điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm giảm số nhân tiền tệ và do đó làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, Ngân hàng Trung ương cũng có thể làm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

CÂU 4: Năm tài khóa (năm tài chính) như thế nào đối với Việt Nam và quốc tế, mục tiêu của năm tài khóa đề ra như thế nào?

Năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm (tức là 12 tháng hoặc

52 đến 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia. Năm tài chính còn được gọi là Tài khóa. Ở Việt Nam, năm tài chính được gọi là Năm ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sách. Ở Mỹ, năm tài chính còn được gọi là Năm thuế. FY là các chữ viết tắt của cụm

từ Fiscal Year hoặc Financial Year trong tiếng Anh, nghĩa là năm tài chính.

Năm tài chính có độ dài tương đương với năm lịch, vì theo truyền thống, cứ ít nhất khoảng một năm các tổ chức phải lập báo cáo tài chính hoặc khai báo thuế một lần. Năm tài chính có thể trùng hoặc lệch với năm dương lịch, tùy theo từng quốc gia. Sở dĩ có thể lệch là vì để tránh cho công việc tổng kết tài chính đầy phức tạp và bận rộn trùng với thời điểm kinh doanh bận rộn dịp cuối năm dương lịch cũng như thời điểm kỳ nghỉ cuối năm của nhân viên. Thậm chí, khoảng thời gian của năm tài chính đối với các công ty có thể không thống nhất. Có công ty chọn năm tài chính kéo dài 52 tuần. Lại có công ty chọn năm tài chính kéo dài 53 tuần. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức đều chia năm tài chính thành từng quý giống như năm lịch.

Năm tài chính ở các quốc gia:

 Anh, Ấn Độ, Canada, Hong Kong, Nhật Bản: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp.

 Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt Nam: năm tài chính trùng với năm dương lịch.

 Mỹ: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 9 năm kế tiếp.

 Úc: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 6 năm kế tiếp.

Ở Việt nam Chính phủ quy định năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ pdf (Trang 55 - 58)