CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ pdf (Trang 30 - 36)

CÂU 1: Nêu khái quát về tài sản tài chính? Định giá tài sản nhằm mục đích gì?

 Khái niệm tài sản tài chính.

- Tài sản nói chung là bất cứ vật sở hữu nào mà có giá trị trong trao đổi. Tài sản gồm 2 loại:

o Tài sản hữu hình: giá trị của nó tùy thuộc vào những thuộc tính tự nhiên của nó.

o Tài sản vô hình: giá trị của nó không liên quan gì đến hình thức vật lý của nó mà dựa vào trái quyền hợp pháp trên một lợi ích tương lai nào đó.

- Tài sản tài chính là một dạng điển hình của tài sản vô hình. Các ví dụ về tài sản tài chính bao gồm:

o Tín phiếu kho bạc. o Trái phiếu công ty. o Trái phiếu Chính phủ. o Cổ phiếu thông thường. o Cổ phiếu ưu đãi.

o Sổ tiền gửi tiết kiệm. o Hợp đồng quyền chọn.  Mục đích của việc định giá tài sản

- Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập định trước

Mục tiêu đặt ra cho việc định giá là dảm bảo mức lợi nhuận cụ thể, chính xác từ giá bán sản phẩm, dịch vụ, khoản lợi nhuận này được ấn định trước nhằm thu được một khoản tiền đủ để thoả mãn nhu cầu thu hồi vốn hoặc tái đấu tư có trọng điểm. Nó thường được xác định trong giá bán như một tỉ lệ phần trăm (%) của doanh số bán hay của vốn đâud tư. Để đảm bảo mức thu nhập định trước có thể dẫn tới việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh (tiếp tục hay loại bỏ khối danh mục kinh doanh hay phát triển sản phẩm mới). Trong nhiếu trường hợp, mục tiêu làm giá này xuất hiện với tư cách là mong muốn có tính chủ quan của người định giá.

- Định giá nhằm đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận

Mục tiêu này yêu cầu xác định mớc giá sao cho có thể đạt được lợi nhuận cao nhất khi bán hàng. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận có thể có các con

thay thế).Thị trường tối đa hoá lợi nhuận bằng cách này có thể phải trả giá bởi phản ứng của xã hội, qui định của pháp luật và làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp. Tối đa hóa lợi nhuận không phải cũng thực hiện được trên cơ sở giá đắt. Trong nhiều trường hợp, giá cao khong đồng nghĩa với việc tổng số lợi nhuận cao. Có thể tìm lợi nhuận tối đa (lãi tối ưu) trên cơ sở ghái tối ưu.Giá tối ưu được xác định trên cơ sở mối quan hệ tương thích giữa giá với số lượng sản phẩm bán được- tổng thu nhập – tổng chi phí và lợi nhuận tương ứng với nó. Để có lợi nhuận tối đa, người ta không lựa chọn mức giá đưa đến doanh số bán lớn nhất mà chọn mức giá mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

- Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng

Theo mục tiêu này, mức giá được xác định sao cho có thể đạt đến một mức bán hàng nào đó (thường là cao nhất) mà doanh nghiệp mong muốn. Trong trường hợp này, trọng tâm cần đáp ứng là số lượng (doanh số) bán hàng được hoặc tăng khả năng bán hàng còn lợi nhuận ít dược quan tâm. Theo đuổi mục tiêu này, người ta thường dựa trên ý tưởng: doanh số cao sẽ có lợi nhuận cao. Nhưng không phải lúc nào cũng có sự trùng khớp giữa doanh số và lợi nhuận. Tăng doanh số không có nghĩa là tăng lợi nhuận. Thậm chí tăng doanh số kèm theo sự giảm sút về lợi nhuận bởi sự vận động không tương thích giữa việc giảm giá bán để tăng khối lượng bán và chi phí

- Định giá nhằm phát triển các phân đoạn thị trường

Trọng tâm cần đáp ứng của giá theo mục tiêu này là giúp cho doanh nghiệp có khả năng đứng vững, mở rộng hoặc kiểm soát tốt các thị trường trọng điểm. Mức giá đặt ra phải có khả năng hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu trên thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh với các đối thủ khác. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể một mức giá thấp (giá xâm nhập) có thể được lựa chọn hoặc một mức giá cao (giá uy tín) có thể được sử dụng. Nhưng có thể kết hợp các mức giá khác nhau trong những giai đoạn phát triển khác nhau của chu kỳ sống của một sản phẩm cũng như tác động đến các nhóm khách hàng khác nhau (nhạy cảm hay không nhạy cảm giá) để có thể kiểm soát tốt thị trường (điều này liên quan đến chiến lược “hớt phần ngon” của thị trường hoặc “lách” thị trường)

- Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu

Mục tiêu của việc xác định mức giá là đưa ra một mức giá “tốt nhất” dưới con mắt của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong trường hợp sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất hoặc khá rõ ràng, một mức giá luôn hạ hơn so với đối thủ cạnh tranh có khả năng tạo ra một hình ảnh tốt về doanh nghiệp để hấp dẫn họ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những khách hàng nhạy cảm về giá và nhu cầu về sản phẩm co giãn. Giá có tính cạnh

tranh cho phép thúc đẩy tăng trưởng “cầu hướng vào doanh nghiệp” để duy trì và tăng trưởng doanh số bán. Tuy nhiên, việc làm giá này luôn luôn mạo hiểm. Một mức giá thấp không hợp lý sẽ dẫn đến giảm sút lợi nhuận hoặc thua lỗ. Mặt khác có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh mang tính “tiêu diệt” gây thiệt hại cho hệ thống những người bán và có thể vi phạm pháp luật khi sử dụng biện pháp “phá giá”. Tốt nhất, không nên sử dụng mục tiêu này nếu không đủ điều kiện hoặc cho phép.

- Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả

Xác định mức giá theo mục tiêu này được thực hiện trên cơ sở kết hợp vai trò của giá với các tham số khác của marketing hỗn hợp trong kinh doanh. Doanh nghiệp đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường không phải bằng giá. Các khả năng cạnh tranh với đối thủ được thực hiện trên cơ sở đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đáp ứng đồng bộ nhu cầu của khách hàng, đúng thời gian, đúng địa điểm Trong trường hợp này, giá có thể xác định ở mức cao khi đưa sản phẩm chất lượng cao (chiến lược giá cao/ chất lượng cao); giá có thể hỗ trợ bởi các chính sách xúc tiến bán

CÂU 2: Chức năng và tính chất của tài sản tài chính?

 Chức năng:

- Chức năng chuyển dịch vốn thặng dư để đầu tư vào tài sản hữu hình. Thực hiện chức năng này tài sản tài chính góp phần giúp chuyển dịch vốn nhàn rỗi từ nhà đầu tư sang cho nhà phát hành sử dụng. Điều này đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư lẫn nhà phát hành. Nhà đầu tư có cơ hội sử dụng vốn của mình nhằm mục đích sinh lợi còn nhà phát hành giải quyết được nhu cầu thiếu hụt vốn của mình.

- Phân tán rủi ro đầu tư tài sản hữu hình cho các nhà đầu tư tài sản tài chính. Thực hiện chức năng này tài sản tài chính góp phần giúp cho nhà phát hành hay nhà sản xuất kinh doanh chia sẻ được một phần rủi ro trong kinh doanh của mình cho nhà đầu tư. Tuy nhiên nhà đầu tư chỉ có thể chấp nhận chia sẻ một phần rủi ro với nhà sản xuất kinh doanh khi nào họ kỳ vọng thu được lợi nhuận thỏa đáng cho khoản đầu tư của họ. Nếu rủi ro của khoản đầu tư càng cao thì họ đòi hỏi lợi nhuận bù đắp rủi ro càng lớn.

 Các tính chất của tài sản tài chính

- Tính có thể chuyển đổi thành tiền: Tài sản tài chính có thể thu hồi và chuyển đổi thành tiền như trước lúc đầu tư.

- Tính có thời hạn: Mỗi tài sản tài chính có thời hạn đáo hạn nhất định. - Tính thanh khoản: tài sản tài chính có thể thanh lý để thu hồi tài sản.

- Tính có thể chuyển đổi: tài sản tài chính có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác.

- Tính đối hoái: tài sản tài chính có thể biểu hiện giá trị của nó bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính sinh lợi: tài sản tài chính được hưởng lợi tức trên số vốn đầu tư.

- Tính phức hợp: tài sản tài chính có thể là một phức hợp của nhiều tài sản tài chính đơn giản.

- Tính chịu thuế: tài sản tài chính do có tính sinh lợi nên nó cũng là đối tượng thu thuế lợi tức.

CÂU 3: Vai trò của thị trường tài chính và phân loai? Có bao nhiêu tổ chức tài chính?

 Vai trò của thị trường tài chính:

- Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để quyết định giá cả tài sản tài chính.

- Cung cấp cho nhà đầu tư khả năng giải quyết vấn đề thanh khoản trong trường hợp nhà đầu tư muốn bán lại tài sản tài chính.

- Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán và nhờ vậy tiết kiệm được chi phí thông tin, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để mua bán các loại tài sản tài chính.

 Phân loại:

- Thị trường tiền tệ và thị trường vốn. - Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

- Thị trường có tổ chức và thị trường không có tổ chức.  Các tổ chức tài chính:

- Tổ chức nhận ký thác.

o Ngân hàng thương mại. o Tổ chức tiết kiệm. o Hiệp hội tín dụng. - Tổ chức không nhận ký thác.

o Công ty tài chính. o Quỹ đầu tư hỗ tương. o Công ty chứng khoán.

o Công ty bảo hiểm. o Quỹ hưu bổng.

CÂU 4: Giao dịch hàng hóa trên thị trường tài chính gồm các loại hàng hóa nào?

Có rất nhiều loại chứng khoán hay công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường tài chính, bao gồm các công cụ trên thị trường vốn và các công cụ trên thị trường tiền tệ.

 Trên thị trường vốn:

- Trái phiếu: là chứng nhận nợ dài hạn do công ty hoặc chính phủ phát hành để huy động vốn tài trợ cho hoạt động của mình.

- Chứng khoán cầm cố bất động sản: là loại chứng nhận nợ dài hạn được tạo ra nhằm tài trợ cho việc mua bất động sản.

- Cổ phiếu: là chứng nhận đầu tư và sở hữu một phần trong công ty cổ phần.  Trên thị trường tiền tệ:

- Tín phiếu Kho bạc: chứng khoán có thời hạn không quá 1 năm do Kho bạc phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt cho ngân sách.

- Chứng chỉ gửi tiền: do các tổ chức nhận ký thác phát hành có nêu rõ số tiền gửi, thời hạn và lãi suất.

- Tín phiếu công ty: chứng khoán ngắn hạn do các công ty rất uy tín phát hành để huy động vốn ngắn hạn.

- Thuận nhận của ngân hàng: thỏa thuận theo đó ngân hàng chấp nhận sẽ thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình.

- Quỹ liên bang: ký thác của các tổ chức nhận ký thác gửi tại Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang.

- Thỏa thuận mua lại: thỏa thuận theo đó ngân hàng (hoặc công ty) bán chứng khoán Chính phủ mà học sở hữu kèm theo cam kết sau này sẽ mua lại chứng khoán đó.

- Ký thác dollar ngoại biên: ký thác dollar tại các ngân hàng nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.

Ngoài các công cụ tài chính của thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường tài chính còn giao dịch các công cụ tài chính hay chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh là loại chứng khoán mà giá trị của nó được phái sinh từ giá trị của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa, cổ phiếu, chỉ số chứng khoán hoặc tiền tệ. Chứng khoán phái sinh

Điểm giống nhau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng hóa giao dịch: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,

- Thành phần tham gia giao dịch: hộ gia đình , doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ.

 Điểm khác:

- Thị trường không hiệu quả:

o Thị trường quá mỏng và không hoàn hảo.

o Thị trường dễ bị điều khiển và khống chế bởi những thế lực nắm giữ khối lượng giao dịch lớn

o Thiếu sự công bằng - Thị trường hiệu quả:

o Giá cả phản ánh thông tin.

o Không thể chiếm ưu thế về thông tin. o Công bằng.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ pdf (Trang 30 - 36)