CHƯƠNG 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN CÂU 1: Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng trung ương?

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ pdf (Trang 39 - 43)

 Chức năng của ngân hàng trung ương:

- Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ.

Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTW. Thực hiện chức năng này có ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia, do đó có thể ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế– xã hội.

Việc phát hành tiền được tập trung tuyệt đối vào NHTW theo chế độ NN nắm độc quyền phát hành tiền. Trong luật NHNN có ghi rõ: “NHNN là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN bao gồm tiền giấy và tiền kim loại”. Ngoài việc phát hành tiền để đảm bảo cho sự vận động của hàng hoá thì NHTW còn có thể phát hành tiền để cho ngân sách vay, tham gia bình ổn thị trường hối đoái, .Do việc phát hành tiền có ảnh hưởng rộng lớn đến lưu thông tiền tệ của đất nước, nên đòi hỏi công việc phát hành phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đồng thời việc phát hành tiền phải đi đôi với việc điều tiết lưu thông tiền tệ, nhằm đảm bảo cung ứng một khối lượng tiền phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế (khối lượng tiền vừa đảm bảo cung ứng đủ phương tiện lưu thông vừa không gây ra lạm phát).

- NHTW là ngân hàng của ngân hàng.

Chức năng này được thể hiện ở chỗ đối tượng giao dịch chủ yếu của NHTW là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế. Cụ thể: NHTW nhận tiền gởi và bảo quản tiền tệ cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng: các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ không sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay mà sẽ giữ lại một khoản nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán. Khoản tiền này được gởi cho

NHTW bảo quản. NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Hoạt động này của NHTW nhằm đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế có đủ phương tiện thanh toán trên cơ sở thực hiện các chính sách tiền tệ. Trong trường hợp này, NHTW đóng vai trò là người chủ nợ và là người cho vay cuối cùng, do đó nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTW cho các ngân hàng thương mại có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động tín dụng của cả nền kinh tế. Với việc nhận tiền gởi và cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại, NHTW đã trở thành trung tâm tín dụng của cả nền kinh tế, trung tâm thanh toán giữa các ngân hàng thương mại. Với tư cách đó, NHTW đứng ra tổ chức thanh toán bù trừ hay thanh toán tứng lần giữa các ngân hàng thương mại. Nhờ hoạt động thanh toán này của NHTW mà quá trình chu chuyển thanh toán của nền kinh tế mới phát triển thuận lợi.

- NHTW là ngân hàng của Nhà nước

Chức năng này được thể hiện thông qua một số điểm: o Thuộc sở hữu của NN.

o Ban hành các văn bản pháp qui về tín dụng, tiền tệ, ngoại hối, ngân hàng và thực hiện kiểm tra công tác thi hành các văn bản này.

o Mở tài khoản và giao dịch với kho bạc NN. o Làm đại lý cho kho bạc NN.

o Tổ chức thanh toán giữa kho bạc và các ngân hàng.

o Cung cấp tín dụng và tạm ứng cho ngân sách NN trong những trường hợp cần thiết.

Tóm lại, với tư cách là NH của NN, NHTW đảm nhiệm những công việc thuộc chức năng quản lý của NN, và thay mặt chính phủ làm đại diện tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

 Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương.

NHTW có nhiệm vụ rất quan trọng đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế– xã hội. Nhiệm của NHTW Việt Nam được thể hiện thông qua việc thực hiện các chức năng của mình ở những mặt sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế– xã hội.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng.

- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành các văn bản luật liên quan đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng.

- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động ngân hàng của, các tổ chức tín dụng; quyết định giải thể, hợp, tách các tổchức tín dụng.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động ngân hàng. - Thực hiện việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo qui định của

CP.

- Chủ trì lập, theo dõi việc thực hiện bảng cán cân thanh toán quốc tế, quản lý hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng.

- Tham gia ký kết các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đại diện cho CP tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế khi được uỷ quyền.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ ngân hàng; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ ngân hàng.

- Kiểm soát vàquản lý ngoại hối Nhà nước, kiểm soát ngoại hối của các tổchức tín dụng.

- Tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng

- Làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cho kho bạc NN.

CÂU 2: Qũy dự trữ trung ương là gì? Tại sao dự trữ các quỹ đó nhằm mục đích gì?

Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tài chính của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, độc lập tương đối với quỹ ngân sách nhà nước.

Quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ các nguồn sau:  Đối với Quỹ dự trữ tài chính của trung ương, gồm:

- Một phần số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán; mức cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Năm mươi phần trăm (50%) kết dư ngân sách trung ương.

- Bố trí một khoản trong dự toán chi hàng năm của ngân sách trung ương; mức cụ thể do Chính phủ trình Quốc hội quyết định;

- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

 Nguồn hình thành Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm:

- Một phần số tăng thu so với dự toán của ngân sách cấp tỉnh; mức cụ thể do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Năm mươi phần trăm (50%) kết dư ngân sách cấp tỉnh.

- Bố trí một khoản trong dự toán chi hàng năm của ngân sách cấp tỉnh; mức cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định;

- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Việc trích lập quỹ dự phòng tài chính được thực hiện dần từng năm; mức khống chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tương ứng.

Mục đích dự trữ các quỹ tài chính:

Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để tạm ứng cho các nhu cầu chi của ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp, trừ một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ (đối với ngân sách trung ương) , Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với ngân sách địa phương) quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính cấp mình để xử lý cân đối ngân sách, khi:

 Thu ngân sách hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự phòng mà chưa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi.

 Thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và dử dụng hết dự phòng ngân sách mà chưa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi.  Tổng mức chi từ Quỹ dự trữ tài chính (không kể tạm ứng) cả năm không vượt quá

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ pdf (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)