CHƯƠNG 5: TỔCHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯỜNG MẠI CÂU 1: Nêu khái quát về ngân hàng thương mại và chức năng của nó?

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ pdf (Trang 36 - 39)

CÂU 1: Nêu khái quát về ngân hàng thương mại và chức năng của nó?

Mỗi quốc gia đều có định nghĩa về ngân hàng thương mại của mình.

Ở Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng do Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 23 – 05 – 1990 đã xác định và ghi rõ: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”

Luật Các Tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày 12 – 12 – 1997, định nghĩa: “ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”.

Chức năng của ngân hàng thương mại:

 Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

 Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế.

 Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.

CÂU 2: Loại hình ngân hàng thương mại gồm các loại hình nào?

Dựa vào hình thức sở hữu:

 Ngân hàng thương mại Nhà nước.  Ngân hàng thương mại cổ phần.  Ngân hàng liên doanh.

 Chi nhán ngân hàng nhà nước. Dựa vào chiến lược kinh doanh:

 Ngân hàng bán buôn là loại ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.

Dựa vào quan hệ tổ chức:  Ngân hàng hội sở.  Ngân hàng chi nhánh.

CÂU 3: Tổ chức của ngân hàng thương mại và hoạt động chủ yếu của nó?

Tùy theo hình thức sở hữu mà ngân hàng thương mại có cơ cấu tổ chức khác nhau.  Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại quốc doanh: các ngân hàng này thường có

tổ chức hệ thống thống nhất từ Hội sở trung ương đến chi nhánh các tỉnh, thành và quận, huyện.

 Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần:

- Hội sở với đầy đủ các phòng như Phòng giao dịch, Phòng tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng ngân quỹ, Phòng hành chính – tổ chức, Phong quan hệ quốc tế, Phòng công nghệ thông tin.

- Chi nhánh, bao gồm chi nhánh cấp một và cấp hai, ở các địa phương.

- Phòng giao dịch hoặc điểm giao dịch trực thuộc chi nhánh, thường mở ở những nơi đông dân cư và có nhu cầu giao dịch với ngân hàng như siêu thị, trường học, khu công nghiệp.

Các hoạt động chủ yếu:

 Hoạt động huy động vốn.  Hoạt động tín dụng.

 Hoạt động dịch vụ thanh toán.  Hoạt động ngân quỹ.

 Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

CÂU 4: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa nghiệp vụ nội bảng và ngoại bảng?

 Điểm giống nhau:

- Là các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại.

- Là các hoạt động được ngân hàng thương mại thực hiện. - Dựa vào bảng cân đối tài sản để phân loại.

- Nghiệp vụ ngoại bảng: là các nghiệp vụ không được phản ánh trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ và bảo lãnh ngân hàng.

- Nghiệp vụ nội bảng: là những nghiệp vụ được phản ánh trên bảng cân đối tài sản.

CHƯƠNG 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN. CÂU 1: Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng trung ương?

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ pdf (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)