Các chỉ tiêu tài chính củacông ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần chứng khoán mb (Trang 57 - 64)

2.3.1.1. Năng lực về vốn

SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01

Hình 2.5. Quy mô vốn CSH và tổng tài sản của MBS

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 2.6. Quy mô vốn của một số CTCK năm 2012

SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01

0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 SSSI AGR HSC MBS VND BVS CTS Tổng TS Vốn CSH

Thành lập từ năm 2000, với vốn điều lệ ban đầu chỉ là 9 tỷ đồng,công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển về quy mô và chất lượng. Tính đến năm 2010, vốn CSH của công ty đã tăng lên mức 1.394.231 triệu đồng,trong đó vốn điều lệ là 1.200.000 triệu đồng. Năm 2011, sự khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nặng nề đến MBS. Lợi nhuận của công ty thu được bị sụt giảm rất nhiều, xuống đến mức – 592.121 triệu đồng, khiến cho nguồn vốn CSH giảm xuống chỉ còn 796.973 triệu đồng (giảm 42,84%). Năm 2012, tình hình có được cải thiện hơn so với năm 2011, công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận thu được là 14.337 triệu đồng,làm tăng vốn CSH lên mức 808.154 triệu đồng (mức tăng không đáng kể). Nhìn một cách tổng thể, tuy có sự giảm sút về số vốn CSH nhưng có thể thấy MBS vẫn nằm trong top những công ty có quy mô tài sản và nguồn vốn lớn nhất trên TTCK. Tính đến cuối năm 2012, công ty xếp thứ 5 về quy mô tài sản (sau SSI, AGR, và HSC), xếp thứ 6 về vốn CSH (sau SSI, AGR, HSC, VND và BVS).

2.3.1.2. Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của công ty MBS

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính của MBS trong năm 2010 - 2012

Các chỉ tiêu 2010 2011 2012

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) 0,258 0,384 0,466 2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Nợ/Tổng tài sản 78,61% 73,76% 70,87%

Nợ/Vốn chủ sở hữu 367,60% 281,04% 243,33%

SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0,20 0,23 0,14 4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 3,40% -85,55% 3,01% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 1,47% -74,30% 7,13% Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 0,66% - 19,50% 0,43% Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh/Doanh thu thuần 3,71% -84,93% 3,72%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của MBS)

Năm 2010, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 0,258.Tức là cứ 1 đồng vốn vay thì được đảm bảo bằng 0,258 đồng tài sản ngắn hạn. Các năm sau chỉ tiêu này có tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp ( năm 2011 là 0,384 và năm 2012 là 0,466 ) và nhỏ hơn 1. Điều này khiến cho cơ cấu nguồn vốn của công ty không thật sự vững chắc, công ty có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán ngắn hạn,gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Điều này cần được cải thiện trong những năm tới để cải thiện khả năng thanh toán của công ty và đảm bảo cơ cấu nguồn vốn được vững chắc.

Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy được tỷ lệ nợ của công ty là rất cao. Phần lớn tiền hoạt động của công ty được tài trợ bằng vốn đi vay, tỷ lệ nợ so với tài sản và vốn CSH luôn ở mức rất cao. Điều này khiến cho khả năng tự chủ của công ty bị giảm xuống do phải phụ thuộc khá nhiều vào mức khá cao và không thực sự ổn định nên việc sử dụng tiền vay để hoạt động thật sự là một canh bạc mạo hiểm. Công ty nên tính tới việc giảm vốn vay để giảm

SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01

thiểu chi phí lãi vay, giảm sự phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài và tăng tính tự chủ của công ty.

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động phản ánh cứ 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2011 tỷ lệ phản ánh năng lực hoạt động đạt 0.20, năm 2011 là 0.23 và năm 2012 đạt 0.14 cho ta thấy năm 2011 là năm có năng lực hoạt động tốt nhất trong 3 năm, cứ 1 đồng tài sản bỏ ra đầu tư kinh doanh thì thu được 0.19 đồng doanh thu thuần.

Tuy chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của năm 2011 là tốt nhất nhưng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời lại âm do hoạt động kinh doanh năm 2011 bị thua lỗ. Tuy nhiên đến năm 2012 khi nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng có những dấu hiệu ổn định công ty đạt mức doanh thu 692.144 triệu đồng.Các chỉ tiêu ROA, ROE lần lượt đạt 7.13% và 0,43%.

Qua đây có thể thấy, tuy là 1 trong những CTCK hàng đầu nhưng các chỉ tiêu tài chính của MBS không thực sự vững mạnh. Công ty phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài quá nhiều, dẫn tới việc dù doanh thu của MBS vẫn rất cao nhưng lợi nhuận thu về lại không thực sự được nhiều do chi phí phải bỏ ra là rất lớn. Những điều này có thể gây ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, đặc biệt là việc cạnh tranh với các CTCK lớn khác như HSC, SSI, FPT, VND…

2.3.1.3. Thị phần môi giới

Hình 2.10. Thị phần môi giới của một số CTCK trên HNX giai đoạn 2009 - 2013

SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01

Đơn vị tính: %

(Nguồn: www.cafef.vn)

SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01

Hình 2.11. Thị phần môi giới của một số CTCK trên HOSE giai đoạn 2009 - 2012

Đơn vị tính: %

(Nguồn: www.cafef.vn)

Có thể thấy MBS trong những năm 2009 – 2010 là công ty dẫn đầu về thị phần trên cả 2 sàn HOSE và HNX, tuy nhiên những năm sau công ty đã bị các công ty khác như SSI,HSC vượt mặt và bị tụt xuống các vị trí ở phía sau. Tính đến quý 1/2013, công ty đứng thứ 3 trên HNX với 7,25% thị phần và đứng thứ 6 ở HOSE với 4,65% thị phần. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của công ty trong những năm gần đây đã bị giảm sút. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty trên TTCK, yêu cầu đặt ra đối với công ty ngày càng nặng nề hơn nếu muốn lấy lại vị trí số 1 của mình.

SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần chứng khoán mb (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w