Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung nhưng có thể gom nó thành 2 nhóm chủ yếu sau: các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. CTCK cũng là một doanh nghiệp vì
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
thế cũng không thoát khỏi tác động của các nhân tố này, trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp xin được phân tích nhìn nhận sâu hơn ở khía cạnh các CTCK.
1.2.4.1. Nhóm các nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố bên ngoài vượt tầm kiểm soát của CTCK, bao gồm:
- Môi trường kinh tế
Hoạt động của các doanh nghiệp không thể tách rời diễn biến nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng suy thoái, tỷ giá hối đoái, lãi suất, mức độ ổn định của đồng tiền… Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều tác động tích cực hay tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tư mở rộng, đồng tiền ổn định, lãi suất và tỷ giá có tính chất kích thích đầu tư là cơ sở cho sự phát triển của các doanh nghiệp và ngược lại.
- Môi trường chính trị và luật pháp
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế, nó rất nhạy cảm với các yếu tố chính trị, pháp luật. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến của TTCK nói chung và hoạt động của CTCK nói riêng. Vai trò điều tiết và kiểm soát của chính phủ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển ổn định của TTCK. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật cũng có thể dẫn tới sự thay đổi lớn trong hoạt động của CTCK. Vì thế các nhà quản lý phải có cái nhìn chiến lược tổng thể, phân tích và dự đoán xu hướng để có thể đưa ra các quyết sách chính xác, phù hợp và kịp thời.
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
- Môi trường kĩ thuật công nghệ
Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật trong những năm gần đây đã tác động rất lớn tới các doanh nghiệp. Nó trở thành một vũ khí sắc bén trong chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, CTCK có thể tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh. Từ đó giảm phí cung cấp cho khách hàng. CTCK nào tận dụng được càng nhiều tiện ích của khoa học công nghệ thì càng tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh.
- Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là các công ty trong cùng ngành hoặc khác ngành, vì cạnh tranh có thể là cạnh tranh dọc hay ngang. Đối thủ của các CTCK có thể là các CTCK đang kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, các công ty sắp gia nhập ngành, các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, kinh doanh vàng vì giữa TTCK, thị trường bất động sản và vàng có sự ràng buộc lẫn nhau. Quy mô số lượng, sức mạnh của từng đối thủ có ảnh hưởng tới lợi ích mà các CTCK hướng tới. Vì thế, các CTCK phải nghiên cứu đối thủ để tung ra các chiêu thức và phương pháp cạnh tranh thích hợp hay ứng phó linh hoạt khi đối thủ “xuất chiêu”.
- Khách hàng
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với CTCK khách hàng chính là các “ông chủ”. Khách hàng có ý nghĩa quan trọng, là người trả lương cho doanh nghiệp. Vì thế các CTCK phải lấy các nhà đầu tư và sự thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư là mục tiêu quan trọng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng các CTCK tăng lên
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
nhanh chóng, các nhà đầu tư đã có rất nhiều sự lựa chọn cho mình thì việc thu hút các nhà đầu tư về phía mình là hết sức quan trọng.
1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm các yếu tố sau: - Chất lượng nguồn nhân lực
KDCK là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn của nhân tố con người. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức thì hàm lượng chất xám và tính sáng tạo trong sản phẩm sẽ tạo nên sự khác biệt của sản phẩm. Do đó, nhân tố quyết định đến sự gia tăng chất lượng dịch vụ là chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm trình độ năng lực của ban lãnh đạo và tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên trong công ty.
- Tiềm lực tài chính
Mọi yếu tố đầu vào của doanh nghiệp chỉ được giải quyết khi có vốn. Để tiến hành kinh doanh công ty phải tiến hành huy động đạt tới một quy mô nhất định để thuê nhân viên chất lượng cao, đầu tư vào trang thiết bị máy móc công nghệ thông tin hiện đại, bắt kịp thời đại, và các biện pháp hỗ trợ như các chiến dịch Marketing quảng cáo hình ảnh công ty đến với công chúng đầu tư… Vì thế vốn là tiền đề nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Tiềm lực tài chính của công ty không chỉ phản ánh ở số vốn hiện có mà còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài công ty để phục vụ cho chiến lược phát triển chung. Tiềm lực tài chính đủ mạnh đảm bảo cho công ty tăng thêm nguồn vốn kinh doanh khi thị trường bùng nổ và cho phép công ty nín thở trong giai đoạn thị trường u ám.
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
- Năng lực quản trị kinh doanh
Trong điều kiện hiện nay dưới tác động từ nhiều phía của môi trường kinh doanh những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ càng trở nên khắt khe, được sự yểm trợ của kỹ thuật và công nghệ về khoa học quản lý nói chung và quản trị công ty nói riêng đã có những bước phát triển nhảy vọt. Một CTCK muốn tồn tại và phát triển dài lâu thì phải có một bộ máy quản trị kinh doanh tốt, quyết đoán và linh hoạt, có khả năng phát hiện và nắm bắt cơ hội, biết tận dụng mọi nguồn lực linh hoạt trước những biến động của thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Uy tín, thương hiệu của công ty
Uy tín, thương hiệu trên thị trường công ty là một khái niệm trừu tượng. Nó phản ánh sự nhìn nhận, đánh giá và thiện cảm của không chỉ người tiêu dùng đối với công ty mà còn trong mắt các đối thủ cạnh tranh, nó thể hiện ở sự ổn định khách hàng, sự gia tăng nhanh chóng thị phần và doanh thu từ các hoạt động.
Thương hiệu là tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trường, là lợi thế cạnh tranh và là tài sản không thể ước tính chính xác giá trị.
Uy tín là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Uy tín của một công ty chứng khoán là lợi thế vô hình vô cùng to lớn trong KDCK.
- Chiến lược kinh doanh của công ty
Chiến lược kinh doanh của công ty chứng khoán tác động trực tiếp tới hiệu quả cạnh tranh. Những CTCK có chiến lược cạnh tranh cả ngắn và dài
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
hạn luôn chủ động trước những biến động của thị trường và luôn có mục tiêu theo đuổi rõ ràng cho toàn công ty hướng tới. Vì thế lập kế hoạch, tổ chức triển khai theo mục tiêu một cách lâu dài và ổn định là một nhân tố cơ sở để nâng cao sức mạnh nội lực và cạnh tranh.
1.2.5. Các chiến lược cạnh tranh chủ yếu của công ty chứng khoán
Các công cụ cạnh tranh chủ yếu được sử dụng bao gồm:
Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm dịch vụ là đầu ra của doanh nghiệp và cũng là cái mà khách hàng cần. Chất lượng sản phẩm dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm, tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp từ phía khách hàng. Nó thể hiện ở mức độ đáp ứng sự thỏa mản nhu cầu của khách hàng đến đâu. Chính vì vậy, chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ giúp công ty củng cố và mở rộng thị phần. Đặc biệt trong lĩnh vực chúng khoán, việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính là vô cùng cần thiết bởi thị trường chứng khoán là thị trường tài chính tinh vi và hiện đại. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ thì các công ty chứng khoán phải làm sao để gia tăng hàm lượng chất xám trong các dịch vụ tư vấn, nâng cao tính chính xác đầy đủ, kịp thời trong hoạt động môi giới; hay mức độ hiệu quả trong việc tư vấn phát hành và phân phối chứng khoán ra công chúng trong hoạt động bảo lãnh phát hành.
Cạnh tranh bằng giá cả hay phí
Trong giai đoạn đầu tham gia thị trường, biện pháp hiệu quả chủ yếu được sử dụng là cạnh tranh bằng giá cả sản phẩm hay phí dịch vụ. Hoặc khi
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
chất lượng sản phẩm dịch vụ của các công ty là tương đương nhau thì mức giá thấp hơn cũng sẽ đem lại chiến thắng cho công ty. Nếu mức chênh lệch về giá trị sử dụng thấp hơn mức chênh lệch về giá so với đối thủ cạnh tranh thì công ty đã tạo ra lợi ích cho khách hàng lớn hơn đối thủ cạnh tranh. Do vậy các dịch vụ của công ty sẽ được tín nhiệm hơn trong tâm lý tiêu dùng của khách hàng và như vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Cạnh tranh bằng mạng lưới đại lý hay chi nhánh, dịch vụ đi kèm
Mở rộng thị phần bằng cách mở rộng mạng lưới đại lý, chi nhánh là phương thức được các CTCK áp dụng mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Ưu điểm của biện pháp cạnh tranh này là chi phí ít nhưng khai thác được nhiều nguồn khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh lẻ. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm phí dịch vụ hay mở rộng đại lý thì việc thu hút khách hàng thông qua việc tăng cường các dịch vụ đi kèm cũng tỏ ra rất hiệu quả.
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
CHƯƠNG 2
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MB 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB 2.1.1. Sự hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán MB - Tên tiếng anh: MB Securities Joint Stock Company - Tên viết tắt: MBS
- Logo:
- Slogan: Making Private Business Solution – Giải pháp kinh doanh chuyên biệt.
- Địa chỉ hội sở: Tầng 7, tòa nhà số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. - Địa chỉ thực tập (Sở giao dịch MBS): Tầng 3, tòa nhà số 3, Liễu
Giai, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: (84-4) 37262600. Fax: (84-4) 3726201 - Email: congbothongtin@mbs.com.vn
- Webside: www.mbs.com.vn
Mức vốn điều lệ tính đến năm 2012: 1.200.000.000.000 đồng.
Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
khoán đầu tiên tại Việt Nam. Sau 12 năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam. Trong hai năm liên tiếp 2009 và 2010, MBS đã vươn lên dẫn đầu thị phần môi giới tại cả hai sở giao dịch: Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP. HCM (HOSE).
Với thế mạnh là công ty thành viên của Tập đoàn MB, MBS liên tục vươn lên đạt các mốc phát triển mới cả về quy mô và nghiệp vụ.Vốn điều lệ của MBS đã tăng dần qua các năm từ 9 tỷ VNĐ lên 1.200 tỷ VNĐ.
Hiện nay, MBS đã triển khai đầy đủ các nghiệp vụ của một công ty chứng khoán bao gồm tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm. MBS đã thu hút và phát triển được một đội ngũ nhân sự năng động trong đó có hàng chục chuyên gia phân tích và hàng trăm chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và tổ chức được đào tạo bài bản, có tư cách đạo đức tốt, không ngừng phấn đấu để cung cấp dịch vụ và các giải pháp kinh doanh cho khách hàng với sự cẩn trọng, chuyên nghiệp và trách nhiệm cao nhất.
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
Bảng 2.1. Các mốc sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển
Năm Sự kiện
2000 - Thành lập bởi Ngân hàng TMCP Quân Đội với vốn điều lệ 9 tỷ đồng.
2003 - Tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng khai trương chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.
2006 - Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
2007 - Cổ phần hóa công ty.Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. 2008 - Tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng.
2009
- Tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng. - Khai trương Chi nhánh Hải Phòng.
- Trở thành công ty chứng khoán có vị trí thị phần môi giới số 1 tại cả 2 sàn giao dịch HNX và HSX.
2010
- Tăng vốn điều lệ lên 1200 tỷ đồng.
- Trở thành công ty chứng khoán có vị trí thị phần môi giới số 1 tại cả 2 sàn giao dịch HNX và HSX.
2012 - Đổi tên thành Công ty CP chứng khoàn MB (MBS), thay đổi logo và hệ thống nhận diện mới.
(Nguồn: mbs.com.vn)
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban
- Cơ cấu tổ chức:
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MB
(Nguồn: Phòng nhân sự MBS)
- Chức năng các phòng ban: + Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của công ty...
+ Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Giám đốc thực hiện Nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị.
+ Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản lý và điều hành củacông ty. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ công ty cổ phần chứng khoán MB . Hoạt động của Ban kiểm soát phải đảm bảo khách quan, trung thực, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách nhà nước, Điều lệ, quy chế của công ty và các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị.
+ Ban tổng giám đốc:
Ban giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, bao gồm 01 Tổng Giám đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
+ Ban pháp chế:
SV: LÊ VĂN TIẾN Lớp: CQ 47/17.01
Ban pháp chế là tổ chức có chức năng năng quản lý, chỉ đạo,hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế, thanh tra thuộc phạm vi quản lý của công ty. Ban pháp chế được quyền ban hành các quy định, chế tài áp dụng trong công ty và thanh tra kiểm tra việc thực hiện các quy định đó.
+ Phòng quản trị rủi ro:
Có trách nhiệm xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro thị trường và các rủi ro khác có liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư,