Tổ chức thực hiện cuộc kiểm toán tại Công ty AASC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán AASC (Trang 46 - 51)

Các cuộc kiểm toán do AASC thực hiện được khái quát với 3 bước công việc sau: Chuẩn bị Kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán

2.2.1.1. Chuẩn bị kiểm toán

Khảo sát và chấp nhận khách hàng

Hàng năm, AASC đều gửi thư chào hàng kiểm toán cho khách hàng có nhu cầu kiểm toán bao gồm cả khách hàng thường xuyên và khách hàng mới. Thư chào hàng kiểm toán cung cấp cho khách hàng thông tin về các loại hình dịch vụ mà AASC có thể cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụ đó.

Sau khi gửi thư chào hàng và nhận được thư mời kiểm toán của khách hàng, đại diện Công ty AASC sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá để chấp nhận khách hàng. Đại diện AASC sẽ gặp ban lãnh đạo đơn vị khách hàng để tìm hiểu các thông tin sơ bộ về khách hàng như: nhu cầu về dịch vụ kiểm toán (mục đích mời kiểm toán, yêu cầu về dịch vụ cung cấp, báo cáo…), các thông tin chung (loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, …) Từ đó, tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán để xác định mức rủi ro kiểm toán gặp phải nếu tiến hành kiểm toán cho khách hàng

Khảo sát đánh giá kháchàng

Thỏa thuận cung cấp dịch vụ

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

này. Nếu mức rủi ro là chấp nhận được và thỏa thuận được giá phí kiểm toán thì AASC sẽ ký hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, giá phí kiểm toán…

Trước khi tiến hành kiểm toán, Công ty lựa chọn nhóm kiểm toán tùy thuộc vào khối lượng công việc cần thực hiện và thời gian tiến hành kiểm toán BCTC của khách hàng.

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, công việc cần làm trước tiên là thu thập các thông tin về hoạt động của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động, thời gian hoạt động, đặc điểm của sản phẩm, quy trình sản xuất, cơ cấu nhân sự, các bên có liên quan, thông tin về Ban Giám đốc, hệ thống kế toán, tổng số vốn kinh doanh, số vốn vay… Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần tìm hiểu về các quy định và việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của khách hàng đối với các hoạt động. Từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng và những vấn đề quan trọng mà kiểm toán viên cần chú ý trong quá trình kiểm toán.

Sau đó, kiểm toán viên sử dụng Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá kết cấu và sự vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các yếu tố: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

Từ những thông tin thu thập được về hoạt động của khách hàng và hệ thống KSNB, kiểm toán viên thực hiện đánh giá mức trọng yếu và rủi ro đối với mỗi khoản mục trên báo cáo tài chính để có kế hoạch kiểm toán phù hợp.

Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán xác định nhu cầu nhân sự và phân công công việc cho từng kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán.

Lập chương trình kiểm toán chi tiết

Lập chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục được xem là một bước hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Đó là cơ sở để kiểm toán viên thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng. Chương trình kiểm toán nếu được thiết kế phù hợp và hiệu quả sẽ giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng đầy đủ và thích hợp cho việc đưa ra ý kiến của mình.

Thực tế Công ty AASC đã thiết kế sẵn chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, đối với mỗi khách hàng, dựa trên những thông tin, tài liệu đã thu thập được, nhóm kiểm toán sẽ lập kế hoạch kiểm toán chi tiết hơn cho từng khoản mục, công việc cụ thể.

Trong chương trình kiểm toán mỗi khoản mục đều xác định rõ các mục tiêu và nội dung tiến hành kiểm toán đối với khoản mục đó (xác định rõ các thủ tục phân tích, các thử nghiệm cơ bản, quy mô chọn mẫu,… áp dụng cho từng khoản mục). Mỗi khoản mục trên BCTC đều được đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để phát hiện và phòng ngừa các rủi ro còn chứa đựng trong BCTC.

Chương trình kiểm toán chi tiết này được lập phù hợp với chương trình kiểm toán tiên tiến nhất đang được áp dụng thống nhất trong Công ty nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kiểm toán có hiệu quả nhất.

2.2.1.2. Thực hiện kiểm toán

Sau khi lập chương trình kiểm toán chi tiết, các kiểm toán viên được phân công thực hiện sẽ đến đơn vị khách hàng tiến hành thực hiện kiểm toán

theo chương trình đã lập. Kiểm toán viên tiến hành theo các bước đã được mô tả cụ thể trong chương trình kiểm toán của Công ty nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán.

Trước hết, kiểm toán viên sử dụng các thử nghiệm kiểm soát (trong đó chủ yếu thông qua Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB) để phân tích môi trường kiểm soát chung, xem xét hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát hiện có tại khách hàng. Việc phân tích này giúp kiểm toán viên có những đánh giá ban đầu về mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ, việc tuân thủ các chế độ, chuẩn mực kế toán cũng như các quy định của Luật kế toán… để có thể xác định được các thủ tục kiểm toán cần thiết.

Tiếp đến, các kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục phân tích. Các thủ tục này giúp kiểm toán viên xác định nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác cần thực hiện. Thủ tục này bổ sung cho kiểm tra chi tiết, kiểm tra tính hợp lý của số liệu và kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của kiểm toán viên. Các thủ tục phân tích được sử dụng trong giai đoạn này bao gồm: phân tích sự biến động giữa năm nay với năm trước, giữa thực hiện với kế hoạch, giữa đơn vị với trung bình ngành, phân tích tỉ suất.

Để có những bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy, kiểm toán viên còn phải áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các nghiệp vụ phát sinh và số dư các khoản mục. Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp chọn mẫu. Kiểm toán viên chọn mẫu phải đảm bảo rằng mẫu được chọn phải mang tính đại diện. Thông thường, mẫu chọn thường bao gồm các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường và các nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn. Việc kiểm tra chi tiết số dư được thực hiện đối với tất cả các khoản mục có số dư trên Bảng cân đối kế toán (cần

thiết phải được theo dõi chi tiết theo đối tượng hoặc theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ).

Khi công việc kiểm toán ở tất cả các khoản mục được hoàn thành, trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm tổng hợp các bằng chứng thu thập được và đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của chúng.

2.2.1.3. Kết thúc kiểm toán

Khi giai đoạn thực hiện kiểm toán hoàn thành, trưởng nhóm kiểm toán tóm tắt các công việc đã thực hiện và kết quả thu được. Sau đó, lập tài liệu soát xét 3 cấp, tổng hợp các sai sót để đề nghị điều chỉnh, dự thảo phục vụ cho mục đích soát xét chất lượng.

Sau khi kiểm soát thông qua thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ gửi cho khách hàng bản dự thảo các bút toán điều chỉnh và tổ chức họp với Ban lãnh đạo đơn vị khách hàng để thông báo kết quả kiểm toán và thảo luận để thống nhất về kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán.

Sau đó, trưởng nhóm lập và ký Báo cáo dự thảo Báo cáo kiểm toán có đính kèm các BCTC đã được kiểm toán của khách hàng, trình Giám đốc ký duyệt và đóng dấu, sau đó công bố chính thức.

AASC cũng ban hành thư quản lý để tư vấn cho khách hàng trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán AASC (Trang 46 - 51)

w