Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán AASC (Trang 27 - 35)

1.2.2.1. Thực hiện các khảo sát kiểm soát nội bộ.

Sau khi tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát và thực hiện các khảo sát kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải nhận biết được nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ mở rộng phạm vi kiểm toán và chú trọng vào khảo sát các nghiệp vụ để phát hiện các sai sót và gian lận.

Bảng 1.1:đối với khoản mục tiền mặt.

(bảng 1.1)

Mục tiêu kiểm toán Khảo sát các nghiệp vụ tiền mặt Các khoản tiền thu, chi

trên sổ kế toán tiền mặt đều là thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý.

- Xem xét lại sổ Nhật ký quỹ (Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền) sổ cái Tài khoản tiền mặt và các sổ kế toán có liên quan đến thu, chi tiền mặt với các khoản tiền lớn và bất thường.

- Đối chiếu các chứng từ thu, chi với các chứng từ chứng minh (chứng từ gốc), đối chiếu sổ kế toán tiền mặt với các sổ kế toán có liên quan như: mua vào, bán hàng, các khoản phải thu...

- Kiểm tra tên và số tiền của những người nộp tiền vad người nhận tiền trên các chứng từ liên quan.

- Khảo sát các bằng chứng và sự phê chuẩn các khoản chi tiền mặt (chữ ký phê chuẩn và tính đúng đắn của sự phê chuản đó).

Các khoản chiết khấu mua hàng, chiết khấu bán hàng, giảm giá ...phát sinh bằng tiền mặt đều đã được phê chuẩn và có căn cứ hợp lý.

- Xem xét các khoản chiết khấu, giảm giá hàng mua, hàng bán đã được phê chuẩn có phù hợp với chính sách của công ty không.

- Xem xét việc tính toán các khoản đó có đúng đắn không bằng cách đối chiéu giữa hoá dơn mua bán hàng với chứng từ thanh toán, với biên bản giảm giá và hợp đồng mua bán.

Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt đều được ghi sổ đầy đủ không bị bỏ sót hoặc ghi trùng.

- Đối chiếu mẫu chứng từ thu, chi tiền mặt với sổ Nhật ký quỹ. Đối chiếu giữa sổ Nhật ký quỹ với sổ cái tài khoản tiền mặt .

- Tiến hành đồng thời các khảo sát nghiệp vụ mua vào thanh toán và chu kỳ bán hàng - thu tiền để đối chiếu kiểm tra. Các khoản thu, chi tiền

mặt đều được tính toán và đánh giá đúng (đặc biệt sự đánh giá các khoản ngoại tệ và vàng bạc, đá quý....).

- Xem lại các bằng hứng thu, chi tiền mặt.

- Khảo sát sự tính toán thu, chi tiền mặt và sự đối chiếu giữa kế toán và thủ quỹ.

- Khảo sát việc hạch toán vàng,bạc, đá quý và ngoại tệ, đối chiếu, kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ có đúng tỷ giá ngoại tệ của Nhà nước công bố hàng ngày hay không.

- Khảo sat việc đánh giá ngoại tệ tồn ở quỹ của mỗi ngày có được tiến hành và có đúng hay không.

- So sánh các phiếu bán hàng với phiếu chi và sổ Nhật ký thu tiền; so sánh các phiếu thu đẫ lĩnh tiền với sổ Nhật ký

chi tiền và các sổ liên quan.

- Tính lại các khoản chiết khấu, giảm giá tiền mặt. Các nghiệp vụ thu, chi

tiền mặt có được ghi sổ kịp thời và đúng lúc không.

- So sánh ngày trên các phiếu thu và phiếu chi đã thực hiện hoàn tất với ngày ghi sổ trên sổ kế toán liên quan.

- So sánh ngày ghi sổ trên các sổ liên quan (sổ thanh toán với người bán, với khách hàng, sổ của ngân hàng...) với ngày ghi trên sổ tiền mặt.

Các khoản tiền thu được đều đã gửi vào ngân hàng kịp thời đầy đủ và đúng đắn.

- Đối chiếu giữa sổ kế toán tiền mặt với sổ ngân hàng về tiền bán hàng nộp vào ngân hàng, về ngày bán hàng thu tiền; Ngày nộp tiền vào ngân hàng và số tiền nộp vào ngân hàng.

Các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt đều được hạch toán đúng.

- So sánh, xem xét sơ đồ của các tài khoản có liên quan. - Tham chiếu một số nghiệp vụ thu, chi tiền mặt với sổ kế toán (tài khoản) để xem việc hạch toán có đúng tài khoản không (đặc biệt là các nghiệp vụ chi tiền mặt cho các chi phí).

Việc tổng hợp và chuyển sổ để ghi sổ cái là đúng đắn và chính xác.

- Cộng tổng số Nhật ký (chi tiết) liên quan đến thu, chi tiền mặt, đối chiếu với sổ cái và các sổ kế toán liên quan đến tiền mặt.

Bảng 1.2: đối với khoản mục tiền gửi ngân hàng (TGNH)

(Bảng 1.2)

Mục tiêu kiểm toán Khảo sát các nghiệp vụ TGNH

trên sổ kế toán đều là thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý.

hàng với các chứng từ chứng minh liên quan như: hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng, các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt xem chúng có khớp nhau và có nội dung hợp lý không. Các khoản TGNH được

tính toán và đánh giá đúng.

- Xem lại các bằng chứng thu, chi tiền gửi ngân hàng.

- So sánh số liệu trên các giấy báo Có, giấy báo Nợ của ngân hàng với các giấy tờ chứng minh có liên quan, xem chúng có khớp nhau về số liệu hay không.

- Kiểm tra việc tính toán các khoản lãi suất TGNH cũng như việc xử lý các chênh lệch tỷ giá có chiính xác không.

Các khản TGNH được ghi sổ đầy đủ không bị bỏ sót.

- Kiểm tra số thứ tự của các giấy báo Có, giấy báo Nợ của ngân hàng xem chúng có liên tục hay không.

Các khoản TGNH được ghi sổ kịp thời và đúng lúc.

- So sánh ngày trên các giấy báo Có, giấy báo Nợ với ngày ghi sổ trên các sổ kế toán có liên quan.

Các khoản TGNH đều được phê chuẩn đúng đắn.

- Kiểm tra sự tách biệt hoàn toàn trách nhiệm giữa người có chức năng ký, phát hành séc chi tiền và chức năng thực hiện việc thanh toán có được đảmbảo hay không.

Các nghiệp vụ liên quan đến TGNH đều được hạch toán đúng đắn.

- So sánh, xem xét trên sơ đồ tài khoản liên quan.

- Chọn một số nghiệp vụ đặc biệt để kiểm tra xem chúng có được hạch toán đúng nội dung hay không.

Việc tổng hợp và chuyển sổ để ghi sổ cái là đúng đắn và chính xác.

Xem xét các khoản TGNH ghi vào trong Nhật ký chung, chứng từ ghi sổ có khớp với số liệu phát sinh trên sổ cái tài khoản và được tổng hợp trên BCĐKT chính xác không.

Đối với khoản mục tiền đang chuyển

Các thử nghiệm kiểm soát đối với tiền đang chuyển tập trung vào việc phân cấp, phân nhiệm cho cán bộ giao nhiệm vụ thực hiện việc chuyển tiền và sự phê chuẩn, xét duyệt thủ tục hồ sơ liên quan đến đến việc cho phép chuyển tiền của đơn vị. Vì vậy, nội dung của khảo sát là xem việc phân công người chịu trách nhiêm thực hiện nhiệm vụ và thực hiện quy trình công việc của người đó có đảm bảo quy định về quản lý vốn bằng tiền không. Kiểm tra việc xét duyệt các hồ sơ,thủ tục liên quan đến chuyển tiền ( các hồ sơ thanh toán, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi...) có đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ hay không.

1.2.2.2. Thực hiện các khảo sát chi tiết.

Trước khi tiến hành các khảo sát chi số dư các tài khoản tiền, kiểm toán viên phải xem lại các kết quả thu được khi tiến hành các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch. Dựa trên các kết quả đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp phạm vi khảo sát chi tiết liên quan đến các khoản mục tiền.

Bảng 1.3:Các khảo sát chi tiết tiền mặt

(Bảng 1.3)

Mục tiêu kiểm toán Các thủ tục khảo sát chi tiết Tính chính xác về kỹ

thuật tính toán và ghi sổ kế toán tiền mặt.

- Đối chiếu số liệu phát sinh thu và chi giữa tài khoản tiền mặt (sổ cái ) với số liệu ở các tài khoản đối ứng liên quan. - Đối chiếu giữa số liệu số dư, số phát sinh trên sổ quỹ của thủ quỹ với số liệu trên sổ kế toán, đối chiếu số liệu trên sổ Nhật ký thu, sổ Nhật ký chi tiền mặt với sổ cái tài khoản

tiền mặt.

- Tính toán lại số dư tổng hợp, số phát sinh trên sổ cái. Các khoản thu, chi tiền

trình bày trên các báo cáo tài chính và các bảng kê đều có căn cứ hợp lý.

- Đối chiếu kiểm tra giữa số liệu khoản mục tiền mặt trên BCĐKT và các số liệu trên các báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các sổ kế toán liên quan.

- Đối chiếu kiểm tra các số liệu giữa sổ cái tiền mặt với sổ nhật ký (nhật ký chung, nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền....) hoặc với các bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ.

- Đối chiếu giữa sổ cái tiền mặt, hoặc sổ nhật ký với các chứng từ thu, chi tiền mạt và với ácc chứng từ gốc chứng minh cho các khoản thu, chi này.

Sự đánh giá, ghi sổ đúng đắn các khoản thu, chi tiền và việc tính quy đổi ngoại tệ đúng đắn.

- Đối chiéu số lượng giữa các chứng từ và các sổ kế toán tiền mặt xem có đúng đắn và phù hợp không.

- Đối chiếu số liệu thu và chi đã hạch toán tren sổ với các đối tượng thanh toán có liên quan.( người mua, người bán, đại lý, người hưởng ha hồng, chiết khấu, giảm giá...) nhằm xác nhậncác khoản tiền đó là thực thu, htực chi.

- Rà soát việc tính toán lại các khoản ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hàng ngày có đúng không. Đối chiếu số nguyên tệ (sổ kế toán nguyên tệ) với tiền Việt Nam hạch toán trên sổ tài khoản tiền mặt có phù hợp không

Các nghiệp vụ thu, chi được phản ánh đầy đủ trên các sổ kế toán

- Chọn mẫu một số thời kỳ, liệt kê các chứng từ thu, chi sau đó đối chiếu bảng kê các chứng từ với sổ kế toán tiền mặt trong kỳ đó để xác định tính đầy đủ của chúng.

thụ và quá trình mua hàng_thanh toán và đối chiếu với số liệu liên quan để xem có sự bỏ sót hoặc trùng lặp của nghiệp vụ thu, chi tiền hay không.

Tính kịp thời và tính đúng lúc của việc hạch toán các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt

- Đối chiếu về ngày, tháng của nghiệp vụ thu, chi tiền với ngày lập phiếu thu, phiếu chi, với ngày ghi sổ kế toán có phù hợp không.

- Kiểm kê quỹ tiền mặt, sau đó đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ của thủ quỹ vá sổ kế toán tiền mặt của kế toán .

- Đối chiếu giữa ngày ghi sổ nộp tiền vào ngân hàng với số liệu của ngân hàng.

Sự công khai các khoản thu, chi tiền mặt là đúng đắn.

- Kiểm tra lại các biên bản, hợp đồng mua bán, về các các hợp đồng về cho vay, đi vay tiền mặt..

- Xem xét lại các BCTC để đảm bảo các khoản tiền mặt đều được công khai

Bảng 1.4:Các khảo sát chi tiết tiền gửi ngân hàng

(Bảng 1.4)

Mục tiêu kiểm toán Các thủ tục khảo sát chi tiết TGNH

Tiền gửi ngân hàng được phản ánh trên sổ sách kế toán và trên các báo cáo tài chính là có căn cứ hợp lý.

- So sánh số dư cuối kỳ, các khoản tiền đang gửi, các chi phiếu còn hiệu lực vá các khoản mục đang cân chỉnh khác với bảng cân chỉnh của năm trước.

- Đối chiếu giữa sổ cái TGNH, sổ nhật ký chung với các giấy báo Nợ, giấy báo Có với bản đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng.

ghi sổ kịp thời. hàng để đối chiếu với ngày tháng ghi chép ở các sổ liên quan xem chúng có phù hợp và trùng khớp không

Các khoản TGNH được công khai đúng đắn .

Kiểm tra biên bản, các hợpđồng cho vay, và sự xác nhận của ngân hàng đối với các hạn chế về việc sử dụng tiền và số dư bù trừ.

Đảm bảo các khoản tiền tiết kiệm và các giấy chứng nhận tiền gửi được công khai riêng rẽ với TGNH.

Các khoản TGNH được đánh giá chính xác.

Tính toán lại số phát sinh Nợ, Có và số dư tổng hợp trên sổ cái.

Đối chiếu số dư, số phát sinh trên sổ kế toán với bản đối chiếu số dư TGNH và giấy bao Nợ, giấy báo Có.

Đối chiếu với các tài khoản có liên quan như : tài khoản phải thu, phải trả, tiền mặt.

Các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, vàng , bạc, đá quý được tính giá đúng đắn và chính xác.

Các khoản TGNH đều được ghi sổ đầy đủ .

- Chọn một loạt các giấy báo Có, giấy báo Nợ sau đó đối chiếu với sổ cái TGNH để kiểm tra sự chính xác về nội dung .

Các khoản TGNH được phê chuẩn đúng đắn.

- Kiểm tra đối chiếu một số Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu với các hợp đồng mua bán, các quyết định về chiết khấu, giảm giá có hợp lý và tuân thủ các quy định của nhà nước không.

Đối với khoản mục tiền đang chuyển.

Công việc thực hiện kiểm tra chi tiết khoản mục tiền đang chuyển được tiến hành theo các bước sau:

 Lập bảng kê danh sách các khoản chuyển tiền liên ngân hàng cho tất cả các tài khoản liên quan để kiểm tra, đặc biệt vào những ngày cuối năm hoặc đầu năm giữa hai liên độ kế toán.

 Tính toán và đối chiếu, kiểm tra với các khoản ngoại tệ được quy đổi và ghi sổ kế toán trong kỳ cũng như còn lại cuối kỳ ( tại thời điểm lậpbáo cáo tài chính).

 Kết hợp với các khảo sát đối với tiền mặt và TGNH về nghiệpvụ vá số dư tài khoản để xem xét tính hợp lí, trung thực của các nghiệp vụ và các số dư có liên quan đến tiền đang chuyển.

 Kiểm tra việc tính toán, khoá sổ kế toán tài khoản tiền đang chuyển đảm bảo sự tổng hợp đúng kỳ cũng như tính chính xác, hợplý của việc quy đổi ngoại tệ.

 Tóm lại, đối với cả khoản mục tiền, việc tiến hành các khảo sát chi tiết tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể và việc tiến hành các khảo sát kiểm soát và các khảo sát nghiệp vụ đã áp dụng và các bừng chứng hoặc các nghi ngờ của kiểm toán viên về những khoản mục liên quan mà kiểm toán viên tiến hành mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi khảo sát chi tiết.

Việc chọn mẫu khảo sát chi tiết cũng phụ thuộc vào khảo sát trước đó và thể thức khảo sát chi tiết áp dụng, còn thời gian tiến hành khảo sts lại phụ thuộc vào quy mô mẫu và các khoản mục đã được chọn của kiểm toán viên. Do đó, các khảo sát chi tiết và cách thức tiến hành cụ thể đối với từng doanh nghiệp có thể khác nhau, không hoàn toàn giống nhau.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán AASC (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w