Quan hệ thương mạ

Một phần của tài liệu Quan hệ Mêhicô - Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 52 - 63)

1 Đánh giá của Chủ tịch Thượng viện Mê-hi-cô Jose Gonzales trong chuyến thăm Việt Nam ngày

2.2.1 Quan hệ thương mạ

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mê-hi-cô bắt đầu từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Thống kê của phía Mê-hi-cô bắt đầu từ 1993 với xuất khẩu của Việt Nam đạt 10,681 triệu USD, trong khi Mê-hi-cô xuất sangViệt Nam lượng hàng hóa 42.000 USD [20]. Thương mại giữa hai nước chỉ thực sự bắt đầu tăng nhanh từ 2001. Ngoài việc ngoại thương của hai nước được tăng cường, nhưng có thể việc ký Hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2000 là yếu tố quan trọng thúc đẩy thương mại của Việt Nam với Mê-hi-cô nhờ sự trung gian của các công ty thương mại Mỹ, vốn có liên hệ rộng rãi với thị trường Mê-hi-cô. Mê-hi-cô nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất củaViệt Nam tại Mỹ La-tinh.

Nhưng thực chất đây chỉ là quy chế bình thường, không kỳ thị, nhưng cũng không có ưu đãi như đối với các nước có hiệp định FTA với Mê-hi-cô. Theo đó, các mặt hàng xuất của Việt Nam phải chịu thuế quan: Quần áo và giày dép – 30%; thủy hải sản – 20%. Còn lại các mặt hàng khác như hàng điện tử, cà phê hạt (nguyên liệu) được hưởng thuế suất 0%.

Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) ngày 11/1/2007, quan hệ thương mại giữa hai nước được thực hiện theo quy định của tổ chức này. Hiện nay cả Mê-hi-cô và Việt Nam đều tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình Dương (TPP). Nếu được ký kết, thương mại giữa hai nước sẽ có cơ hội mới rất lớn.

Hiện tại, hàng năm Bộ Thương mại Việt Nam đều cử đoàn cán bộ và doanh nghiệp sang Mê-hi-cô tìm hiểu, giới thiệu thị trường, tổ chức hội thảo, tham gia triển lãm và xúc tiến thương mại nhưng với quy mô còn hạn chế. Số lượng các phái đoàn thương mại chính phủ của Mê-hi-cô sang Việt Nam rất ít, thể hiện mức độ quan tâm thấp của Mê-hi-côđối với thị trường Việt Nam. Theo đề xuất của phía Mê-hi-cô, hai bên đang xem xét việc thành lập Uỷ ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế -Thương mại và Đầu tư. Tuy nhiên cho đến thời điểm này Uỷ ban trên vẫn chưa được thành lập do chưa thống nhất được cấp ký là Chính phủ hay cấp bộ. Phía Việt Nam đề nghị ký cấp chính phủ, nhưng phía Mê-hi-cô chỉ đề nghị cấp bộ, vì Mê-hi-cô không có cấp trung gian nào giữa tổng thống và các bộ. Trong những năm qua, Việt Nam vận động Mê-hi-cô công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam nhưng Mê-hi-cô chỉ chấp thuận đàm phán công nhận theo dòng sản phẩm nhất định.

Phần lớn buôn bán hai chiều hiện nay được thực hiện qua trung gian. Doanh nghiệp hai nước chưa hiểu biết nhiều về nhau và chưa quan tâm đúng mức tới thị trường của nhau.

Cũng do vai trò trung gian lớn nên con số thống kê về thương mại của hai nước có sự chênh lệch khá lớn. Đặc điểm chung là con số nhập khẩu của Mê-hi-cô cao hơn rất nhiều con số xuất khẩu của Việt Nam do Hải quan Việt Nam công bố. Ví dụ, năm 2012 Việt Nam công bố xuất khẩu sang Mê- hi-cô 682.872.587 USD hàng hóa, trong khi đó con số của Mê-hi-cô lên tới 1.153.979.000 USD, một sự chênh lệch tới gần 500 tr. USD (xem bảng 2.4 và 2.5). Ngược lại kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (theo Hải quan VN) cao hơn khá nhiều so với số liệu của Mê-hi-cô về xuất khẩu sang Việt Nam. Vì vậy Việt Nam cần tham chiếu cả hai hệ thống thống kê mới có được con số thương mại chính xác. Lý do của tình trạng này là công ty trung gian (trong đó phần nhiều là các công ty Mỹ) mua hàng của Việt Nam khai xuất sang nước khác, nhưng lại chuyển số hàng đó sang Mê-hi-cô. Trong số này có nhiều công ty xuyên quốc gia có dây chuyền sản xuất ở Việt Nam hay thuê gia công hàng mang thương hiệu của họ ở Việt Nam. Họ chuyển hàng sản xuất ra khỏi Việt Nam và chuyển đi khắp thế giới, trong đó có Mê-hi-cô theo hệ thống phân phối toàn cầu của họ.

Trong luận văn, tác giả giới thiệu 02 nguồn số liệu thương mại Việt Nam – Mê-hi-cô, của Việt Nam và của phía Mê-hi-cô để có đánh giá chính xác hơn (bảng 2.4 và 2.5). Theo đó, trong các phân tích, xuất khẩu của Việt Nam sẽ được lấy theo số liệu của Mê-hi-cô, trong khi nhập khẩu của Việt Nam sẽ theo số liệu của Việt Nam.

Đánh giá chung về tình hình phát triển thương mại giữa hai nước: Như trên đã nêu, thương mại giữa hai nước thực sự phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 21. Mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên 20%. Theo số liệu của Bộ Kinh tế Mê-hi-cô (Bảng 2.5), thương mại giữa hai nước đã tăng 44 lần trong khoảng thời gian 2000-2013: từ 36 triệu USD lên 1.591 triệu. Cũng trong thời gian trên, theo Tổng Cục Hải quan Việt Nam, mức tăng

trưởng thương mại chung của Việt Nam tăng gần 9 lần. Trong khi xuất khẩu của Mê-hi-cô sang Việt Nam khá chập chững, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô tăng khá nhanh và vững chắc hàng năm, chỉ trừ năm 2009 không tăng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngay sau đó bước tăng lại mạnh mẽ và kim ngạch năm 2012 đã đạt gần gấp đôi năm 2009.

Dưới đây, các bảng số liệu dưới đây sẽ cung cấp thông tin xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mê-hi-cô qua các năm, lấy từ cả nguồn của Việt Nam(bảng 2.4) và của Mê-hi-cô (bảng 2.5)

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Mê-hi-cô

Đơn vị : USD VN Nhập khẩu 163.585.107 91.478.890 91.346.056 111.831.767 VN Xuất khẩu 359.089.697 488.829.221 589.749.217 682.872.587 890.238.762 638.882.593 Tổng kim ngạch 522.674.804 577.977.111 681.095.273 794.704.354

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt nam

Trong thương mại với Mê-hi-cô, Việt Nam luôn xuất siêu. Hai bảng trên cũng cho thấy giữa xuất khẩu và nhập khẩu có sự chênh lệch rất lớn và ngày càng mở rộng.

Bảng 2.5: Cán cân thương mại Mê-hi-cô – Việt Nam 1993 – 2014 (Tháng 1-5) theo thống kê của Mê-hi-cô

Đơn vị: Nghìn USD

sang Việt Nam Việt Nam mại 1993 42 10,681 10,723 -10,639 1994 51 8,188 8,239 -8,137 1995 195 7,890 8,085 -7,695 1996 938 11,611 12,549 -10,673 1997 1,464 17,915 19,379 -16,451 1998 1,109 42,230 43,339 -41,121 1999 573 29,618 30,191 -29,045 2000 805 35,285 36,090 -34,480 2001 3,253 60,981 64,234 -57,728 2002 3,335 108,557 111,892 -105,222 2003 6,394 118,280 124,674 -111,886 2004 16,965 177,609 194,574 -160,644 2005 8,091 274,395 282,486 -266,304 2006 28,789 376,880 405,669 -348,091 2007 39,289 473,280 512,569 -433,991 2008 68,741 614,156 682,897 -545,415 2009 101,851 613,521 715,372 -511,670 2010 79,784 835,798 915,582 -756,014 2011 64,163 973,258 1,037,421 -909,095 2012 84,238 1,153,979 1,238,217 -1,069,741 2013 105,326 1,486,014 1,591,340 -1,380,688 2014 /1-5 50,307 735,578 785,885 -685,271

Fuente: Secretaría de Economía con datos de Banco de México;

Nguồn: Bộ Kinh tế Mê-hi-cô với dữ liệu từ Banco de Mê-hi-cô

http://www.economiasnci.gob.mx/sic_php/pages/estadisticas/Mexicojun2011/W9bc_e.ht ml

Trong thập kỷ đầu, xuất khẩu của Việt Nam thường gấp 10 lần nhập khẩu, nhưng trong 3 năm gần đây mức chênh lệch đã lên đến 15 lần. Tình hình trên cho thấy rõ hàng hóa Mê-hi-cô khó cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác, phần vì địa lý xa xôi, phần do các công ty Mê-hi-cô khá thụ động, chỉ chú trọng thị trường Bắc Mỹ và ít chú trọng thâm nhập các thị trường châu Á. Trong khi đó Việt Nam đã nổi tiếng về nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều mặt hàng như giày dép, may mặc, thủy sản, gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, v.v. nên dễ thâm nhập Mê-hi-cô hơn. Luồng hàng xuất khẩu chủ lực mới nhất nữa của Việt Nam là điện thoại thông minh.

Về cơ cấu thương mại: Việt Nam xuất khẩu vào Mê-hi-cô 100% hàng tiêu dùng, và nhập khẩu từ quốc gia Bắc Trung Mỹ này 60% hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tái xuất khẩu trong nước.

Hàng xuất của Việt Nam sang Mê-hi-cô khá đa dạng và phong phú, nhưng chủ yếu nhờ 6 nhóm mặt hàng chính là: giày dép; thủy sản (cá Basa philê); điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; cà phê; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Trong số này nhóm hàng giày dép chiếm tỷ lệ cao nhất, 28,38% trên tổng kim ngạch xuất khẩu [20].

Mặt hàng giày dép,trong đó chủ yếu là giày thể thao, đạt tới 228 triệu USD năm 2013. Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều giày dép thể thao nhất sang Mê-hi-cô, năm 2010 chiếm tới 43% tổng nhập của Mê-hi-cô về mặt hàng này2. Nhưng vị trí đứng đầu này cũng gây lo ngại cho ngành giày dép Mê-hi-cô và các nhà xuất khẩu giày Việt Nam bị giám sát chặt chẽ. Trong khi một số công ty giày da của Việt Nam cũng xuất khẩu trực tiếp sang Mê-hi-cô, nhưng vai trò chủ yếu thuộc về các công ty đa quốc gia có giày dép gia công tại Việt Nam. Một nguyên nhân quan trọng giúp Việt Nam trờ thành nước xuất khẩu hàng đầu vào Mê-hi-cô là vì các công ty giày của Trung quốc, nước xuất khẩu giày lớn nhất thế giới, bị Mê-hi-cô áp đặt thuế suất tới 35% (một số loại lên tới 100%) do gian lận thương mại nên khó thâm nhập thị trường giày dép Mê-hi-cô hơn. Từ 2011 Mê-hi-cô giảm dần thuế suất đánh vào giày Trung Quốc nên giày của nước này bắt đầu tăng mạnh thâm nhập vào Mê-hi-cô. Hiện nay Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước xuất khẩu giày dép các loại vào Mê-hi-cô, sau Trung Quốc [55]. Mức tăng xuất khẩu giày dép của Việt Nam cũng chậm lại.

Ngoài những mặt hàng truyền thống là giày dép, dệt may, và nông thủy sản, những mặt hàng điện tử đang tăng nhanh và có thể trở thành nhóm

hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mê-hi-cô trong những năm tới. Xuất khẩu của nhóm “máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện” đã tăng rất nhanh từ 59,76 triệu USD năm 2012 lên 94 triệu trong năm ngay sau đó. Đặc biệt, nhóm hàng “Điện thoại các loại và linh kiện” từ chỗ không đáng kể chỉ trong vài năm trước đây sang năm 2013 đã tăng vọt lên 138.5 triệu USD [20]. Con số này phản ánh sự xuất khẩu ào ạt các điện thoại thông minh sản xuất tại Việt Nam của các công ty Samsung, LG, v.v. sau khi các dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động. Trong vài năm tới, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất điện thoại thông minh lớn bậc nhất thế giới. Vì vậy, mặt hàng này nhiều khả năng sẽ vượt cả giày dép để trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Mê-hi-cô.

Năm 2013 đánh dấu sự khôi phục việc xuất khẩu gạo sang Mê-hi- cô. Đầu thập kỷ trước Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu gạo vào Mê-hi-cô. Tuy nhiên gạo Việt Nam sau đó bị cấm tại Mê-hi-cô với lý do bị nhiễm sâu bệnh. Tuy có yếu tố là quy định kiểm dịch của Mê-hi-cô rất nghặt ngèo, nhưng cũng có thể có yếu tố cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu gạo Mỹ vốn chiếm hầu hết lượng gạo xuất khẩu vào Mê-hi-cô. Từ 31/1/2013 chính phủ Mê-hi-cô đã cho phép nhập trở lại gạo Việt Nam, nhưng với một loạt quy định chặt chẽ về ngăn ngừa sâu bệnh, xuất xứ (chỉ nhập gạo của Đồng bằng Sông Cửu long), quy cách đóng gói, v.v. Đây là tin tốt lành cho ngành lúa gạo Việt Nam. Mê-hi-cô hàng năm chỉ sản xuất 130.000 tấn gạo, còn nhập khoảng 750.000 tấn, hầu hết là từ Mỹ. Năm 2013 Việt Nam bắt đầu bán được gần 6 triệuUSD gạo sang Mê-hi-cô. Sang 2014, lượng gạo xuất sang tăng mạnh, đạt 15.000 tấn trong 5 tháng đầu năm trị giá 9,30 triệu USD. Sự tham gia cung ứng gạo của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mở ra một sự lựa chọn có tính cạnh tranh cao hơn nữa, làm cho người tiêu dùng Mê-hi-cô được hưởng giá tốt hơn và chất lượng gạo cao hơn.

Bảng 2.6: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mê-hi-cô năm 2012-2013 Đơn vị: USD Mặt hàng 2012 2013 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 59.760.508 93.952.313 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 21.631.128 26.530.121

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam.

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuanLichCongBo/Attachments/148/2013- T12T-5X(VN-SB).pdf

Ngoài những mặt hàng trên, trong thời gian tới, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng cường xuất sang Mê-hi-cô một số mặt hàng như: đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức, sản phẩm nhựa và văn phòng phẩm.

Nhập khẩu của Việt nam từ Mê-hi-cô đạt trên 100 triệu USD với các sản phẩm chính như: dược phẩm; hóa chất; linh kiện điện tử; sắt thép phế liệu, nhựa phế liệu, máy móc, phụ tùng; sợi bông, bột cá, bia, ..

Bảng 2.7: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từMê- hi-cônăm 2012

Mặt hàng

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Nguồn: Tổng CụcHải quan Việt nam

Tuy nhiên, việc nhập khẩu hàng Mê-hi-cô vào Việt Nam chưa ổn định, nhiều mặt hàng mới mang tính vụ việc chứ chưa theo hợp đồng dài hạn.

Quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực kinh tế cụ thể khác cũng có những kết quả khả quan. Về nông nghiệp, Mê-hi-cô đã cung cấp cho Việt Nam một số giống cây trồng cao sản (ngô, rau quả, dứa sợi), giống gia súc (tinh bò thịt và sữa bò); đào tạo cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cho Việt Nam (kỹ thuật trồng và chế biến ngô, thụ tinh nhân tạo, trồng cỏ chăn nuôi). Gần đây, Mê-hi-cô bày tỏ quan tâm tới công nghệ chế biến dừa và các sản phẩm từ dừa của Việt Nam, mong muốn trao đổi và học tập kinh nghiệm của Việt Nam trên lĩnh vực này. Việt Nam cũng gửi cho Mê-hi-cô giống lúa, một số

thiết bị nông nghiệp nhỏ do Việt Nam chế tạo, cử chuyên gia trồng lúa được Mê-hi-cô đánh giá cao.

Hợp tác giữa hai nước trong các tổ chức thương mại đa phương: Khi Việt Nam đàm phán song phương gia nhập WTO, việc đàm phán với Mê-hi-cô tương đối kéo dài do lo ngại của phía Mê-hi-cô về sự cạnh tranh với một số mặt hàng truyền thống của Mê-hi-cô nhưng nay có sức cạnh tranh yếu (giày dép, may mặc). Mê-hi-cô cũng kiên quyết yêu cầu Việt Nam công nhận sản phẩm rượu Tequila là có xuất xứ Mê-hi-cô. Việt Nam cuối cùng đã chập nhận điều kiện này và kết thúc đàm phán. Hiện nay cả Việt Nam và Mê-hi-cô đang tham gia đàm phán thanh lập khu vực thương mại Đối tác xuyên Thái bình Dương TPP. Việc lập ra tổ chức này sẽ tạo cơ hội rất lớn thức đẩy thương mại giữa hai nước.

Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy, mặc dù hai nước có nhiều mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu giống nhau nhưng do nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng khác nhau nên hai bên vẫn có thể tận dụng thế mạnh của mỗi nước để bổ sung cho nhau. Chiều hướng tăng cường thương mại liên tục và khá mạnh mẽ giữa hai nước trong vài thập kỷ qua cùng với xu hướng toàn cầu hóa tiếp tục phát triển mạnh cho Việt Nam hy vọng ở triển vọng tốt đẹp của quan hệ thương mại Việt Nam – Mê-hi-cô.

Những thuận lợi cơ bản là: Thứ nhất, Mê-hi-cô là thị trường lớn, vừa có mức tiêu dùng khá cao, nhưng cũng có thị trường người tiêu dùng bình dân lớn, vì vậy rất thích hợp cho hàng hóa Việt Nam. Thứ hai, Mê-hi-cô tậo trung phát triển các ngành có giá trị cao như ô tô, điện máy gia dụng, v,v, trong khi không chú trọng các ngành truyền thống như giày, may mặc, nông nghiệp nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thuộc các lĩnh vực này tất yếu sẽ tăng, tạo cơ hội cho Việt Nam. Thứ ba, Việt Nam đang phát triển mạnh sản

Một phần của tài liệu Quan hệ Mêhicô - Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 52 - 63)