1 Đánh giá của Chủ tịch Thượng viện Mê-hi-cô Jose Gonzales trong chuyến thăm Việt Nam ngày
3.1.1 Một số thuận lợi trong quan hệ hai nước
Thuận lợi cơ bản là cả Việt Nam và Mê-hi-cô đều có truyền thống quan hệ chính trị tốt đẹp từ lâu. Tuy vậy, quan hệ ngày càng mở rộng và thương mại đang trở thành nội dung chủ yếu của quan hệ.
Về mặt thương mại, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở khá vững chắc tại Mê-hi-cô. Nhiều mặt hàng hóa củaViệt Nam đã được người dân Mê- hi-cô sử dụng hoặc biết đến. Việt Nam đang trở thành trung tâm ngày càng quan trọng sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng có quy mô toàn cầu. Ngoài các sản phẩm nông nghiệp và các mặt hàng công nghiệp nhẹ như quần áo, giày dép, đồ gỗ, v.v., bước tiếp theo của Việt Nam là các mặt hàng điện tử. Vì vậy, dư địa của hàng hóa Việt Nam xuất sang Mê-hi-cô còn nhiều. Năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây đã được nâng lên, quy mô xuất khẩu được mở rộng, khối lượng hàng xuất khẩu và giá hàng hóa xuất khẩu tăng cao. Chất lượng hàng hóa và cơ cấu hàng xuất khẩu không ngừng được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp, chế tạo, giảm dần xuất khẩu hàng thô.
Tuy có cạnh tranh giữa hai nước trong một số lĩnh vực thương mại, nhất là trên thị trường Mê-hi-cô, nhưng hai nền kinh tế có rất nhiều điểm bổ sung cho nhau
Mê-hi-cô là nền kinh tế lớn. Thị trường Mê-hi-cô có dung lượng nhập khẩu lớn, số dân số đông, nhu cầu sản hàng hóa cho sản xuất và tiêu thụ ở mức cao cả trong phân khúc hàng cao cấp lẫn bình dân. Thị hiếu của phần
lớn người tiêu dùng vẫn ưa chuộng hàng nhập khẩu, phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam. Vì vậy đây là cơ hội tốt cho hàng hóa Việt Nam.
Mê-hi-côlà thị trường nhập khẩu tiềm năng cho các mặt hàng có lợi thế củaViệt Nam như gạo, giày dép, dệt may, thủy sản, đồ gỗ, máy tính, điện tử tin học, máy móc, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất, thực phẩm, v.v.. Đây cũng là thị trường cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam như da giầy, dệt may, bông, gỗ, thuốc lá, giấy, sắt, thép, đồng, thức ăn gia súc, bột mỳ, thịt, sữa, v.v.
Mê-hi-côlà nước có nền nông nghiệp phát triển khá cao, chủ yếu sản xuất ngô, lúa, rau quả, cỏ chăn nuôi. Nhưng từ khi nước này gia nhập NAFTA năm 1994 thì sản lượng nhiều mặt hàng nông nghiệp bị giảm (như ngô, lúa gạo) do ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực này bị cắt giảm, thời tiết không thuận lợi và không cạnh tranh nổi hàng nông sản Mỹ. Hậu quả là Mê-hi-cô ngày càng phải nhập khẩu nhiều nông sản, chủ yếu là từ Mỹ. Trong tình hình đó, hàng Việt Nam có thể là lựa chọn tốt để thay thế hàng Mỹ do chất lượng tốt và giá cả thấp. Mặt khác, hai nước đã và vẫn có thể tăng cường hợp tác nông nghiệp như trao đổi giống ngô, lúa, cỏ chăn nuôi, rau quả, giống bò sữa và bò thịt cũng như hợp tác trong lĩnh vực trồng lúa nước, trồng dừa ở Mê-hi-cô, trồng cây nopal ở Việt Nam.
Là những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, Việt Nam và Mê-hi-côcó thể hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cà phê vì hai bên có nhiều điểm tương đồng về kinh tế và xã hội trong việc phát triển ngành này mà không có sự cạnh tranh lớn vì Mê-hi-cô chủ yếu sản xuất cà phê chè (arabica) và Việt Nam nổi tiếng với cà phê vối (robusta).
Hiện nay Mê-hi-côđang có chính sách kinh tế đối ngoại hướng về Châu Á trong đó có Việt Nam. Phát triển quan hệ kinh tế thương mại với
Mê-hi-côkhông chỉ có lợi về kinh tế mà mang lại lợi ích chiến lược lâu dài về chính trị.
Hiệp định tự do hóa thương mại đa phương “Đối tác xuyên Thái bình Dương - TPP” mà cả Việt Nam lẫn Mê-hi-cô đều tham gia, một khi được ký kết sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tuy nội dung cụ thể đang còn thương lượng, nhưng chắc chắn một số mặt hàng Việt Nam hiện phải chịu thuế suất cao như giày dép, dệt may, tôm cá, v.v..sẽ được giảm thuế nhiều, có thể xuống 0%.
Hơn nữa, hiện nay, trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng lớn. Đông Nam Á và Mỹ La-tinh - Ca-ri-bê nói chung cũng như Việt Nam và Mê-hi-cônói riêng tiếp tục là những khu vực có sự ổn định tương đối về chính trị trong quá trình củng cố, tăng cường nền dân chủ và phát triển kinh tế. Đây cũng là một thuận lợi không hề nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Mê-hi-cô.
Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử, tạo nên cơ sở vững chắc để tiếp tục tăng cường thế và lực trên trường quốc tế. Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục mong muốn củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước và hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống chính trị - kinh tế quốc tế.
Mê-hi-cô quan tâm phát triển quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, nhất là về kinh tế - thương mại. Trên cơ sở đó, Việt Nam và Mê-hi-côđang có cơ hội thuận lợi to lớn để đẩy mạnh quan hệ mọi mặt, phục vụ thiết thực và có hiệu quả công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Liên quan đến nhân tố kinh tế, quan hệ kinh tế đối ngoại của Mê-hi- côcó xu hướng ngày càng hướng về Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, gắn kết với thị trường châu Á nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ
và các công ty xuyên quốc gia hiện đang nắm giữ hầu hết những lĩnh vực kinh tế then chốt của nước này. Mê-hi-côcó nhu cầu nhập khẩu rất lớn về hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép, đồ nhựa, các sản phẩm cao su, đồ điện, điện tử gia dụng, hải sản, mỹ nghệ... với chất lượng không đòi hỏi cao cấp như đối với thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản; đồng thời có khả năng cung cấp nhiều nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên cần thiết đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam – Mê-hi-cô phát triển cao sẽ tạo bàn đạp tốt đểViệt Nam phát triển quan hệ với các nước Mỹ La-tinh. Mê-hi-cô là nước lớn tại khu vực này, lại tham gia vào rất nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước trong vùng này. Thông qua Mê-hi-cô người dân Mỹ La-tinh có điều kiện làm quen với hàng hóa Việt Nam. Hàng Việt Nam một khi vào Mê-hi- cô cũng dễ có điều kiện thâm nhập sang các nước khác. Vì vậy, Mê-hi-cô có thể là cầu nối tốt mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý khai thác.
Với cơ sở thuận lợi nói trên, chắc chắn quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất, đi vào chiều sâu trên mọi lĩnh vực, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở mỗi nước.
Trong luận văn này tác giả đã cố gắng trình bày một cách có hệ thống sự phát triển của quan hệ giữa Việt Nam và Mê-hi-cô qua thời gian và trong các lĩnh vực. Tuy nhiên luận văn chỉ có thể đề cập tương đối khái quát tình hình quan hệ. Nên có các nghiên cứu sâu theo các chuyên đề, nhất là nghiên cứu thị trường Mê-hi-cô để có thể giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường này thuận lợi hơn.
3.1.2Khó khăn trong quan hệ hai nước
Bên cạnh những thuận lợi, mối quan hệ hợp tác Việt Nam- Mê-hi- cô cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, mà yếu tố hàng đầu cản trở quan hệ
Thứ hai, như gần 30 nước Nam Mỹ khác từng là thuộc địa của Tây Ban Nha, Mê-hi-cô dùng tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính thức (trong tổng số khoảng 500 triệu người sử dụng trên thế giới). Cũng vì tiếng Tây Ban Nha là một trong các ngôn ngữ phổ thông, và do tâm lý tự hào dân tộc, nên người dân ở đây ít chịu học tiếng Anh là ngôn ngữ giao dịch quốc tế chủ yếu. Đây là một trở ngại không nhỏ trong quan hệ và giao dịch.
Thứ ba, các doanh nghiệp của cả hai bên đều tương đối thụ động trong tìm kiếm và thâm nhập thị trường bên ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới, các công ty thương mại trung gian vẫn sẽ còn đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa, các doanh nghiệp hai bên còn thiếu thông tin về thị trường đối tác. Năm 2005, Việt Nam đã có đại diện ngành Công thương (Tham tán thương mại) công tác ở Mê-hi-cô, tuy nhiên hoạt động chưa hiệu quả nên chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp trong khâu tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Cơ chế thanh toán vẫn sẽ còn là khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu trực tiếp sang Mê-hi-cô.
Thứ tư, chưa có nhiều thỏa thuận được ký kết giữa hai bên. Đặc biệt, quan hệ kinh tế mới chỉ theo vụ việc chứ ít có hợp đồng kinh tế dài hạn. Nhiều thỏa thuận ký kết mới chỉ có ý nghĩa như ý định thư, chưa được thực hiện tốt. Đó là do khả năng hạn chế của hai bên, cũng do quan tâm của hai bên chưa ở mức cao.
Thứ năm, về quan hệ kinh tế, mới chỉ có phần thương mại phát triển khá, còn phần đầu tư vẫn gần như chưa có gì. Về thương mại, mức tăng là khá nhanh chóng và ổn định; các mặt hàng trao đổi ngày càng phong phú hơn.
Yếu tố trung gian còn rất lớn trong thương mại giữa hai nước. Tuy trung gian cũng là cần thiết trong giai đoạng đầu khi các doanh nghiệp của
hai nước chưa quen biết nhau. Nhưng về lâu dài hai bên cần tăng cường quan hệ mua bán trực tiếp để tăng lợi nhuận và bảo đảm quan hệ làm ăn lâu dài và ổn định.
Thương mại quá chênh lệch về phía Việt Nam. Đây là yếu tố tiềm ẩn tính không vững vàng, dễ đưa đến tranh chấp thương mại. Gần đây bắt đầu nảy sinh một số tranh chấp như các nhóm lợi ích ở Mê-hi-cô đòi áp thuế suất 20% đối với gạo Việt Nam xuất sang Mê-hi-cô; việ cấm nhập tôm Việt Nam vào Mê-hi-cô với lý do nhiễm khuẩn, v.v.
Việc triển khai hợp tác đầu tư còn nhiều khó khăn. Đây không phải vấn đề không có cơ hội đầu tư ở cả hai phía, mà là khả năng hạn chế của các công ty của hai nước khi đầu tư ra ngoài, cộng thêm yếu tố địa lý và ngôn ngữ. Chưa kể Việt Nam, ngay cả Mê-hi-cô cũng chủ yếu là nước mời gọi đầu tư vào, trong khi đầu tư ra ngoài còn hạn chế và mới chỉ trong phạm vi Mỹ và khu vực Mỹ La-tinh là nới cận kề Mê-hi-cô và về văn hóa thì rất gần gũi. Xét các yếu tố trên, đầu tư là lĩnh vực không dễ đẩy mạnh lên. Nhưng với những bước tiến mới về kinh tế của Việt Nam và Mê-hi-cô trong thời gian tới, sự trưởng thành của các doanh nghiệp, đặc biệt là khi TPP đi vào hiệu lực thì cơ hội đầu tư sẽ tăng lên và hai bên cần chuẩn bị trước cho thời gian tới.
Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-côtương đối giống các mặt hàng của nước sở tại nên dễ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt. Việc xâm nhập hàng hóa, mở rộng thị trường còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa đến từ các nước châu Á khác cũng có giá thấp.
Thứ năm, người dân Mê-hi-cô nói chung rất sôi nổi, nhiệt tình, tuy nhiên giờ giấc không thật chính xác lắm, hay ¨hứa bốc¨ nhưng mức độ cam kết thực hiện chưa thật cao nên một khi doanh nghiệp Mê-hi-cô đã đạt được
thỏa thuận gì đó rồi thì phải “chốt” lại ngay bằng văn bản và giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
Thứ sáu, khác với Mỹ, Canada và nhiều nước Châu Âu chủ yếu
hành động theo “lý”, luật, lợi ích, người Mê-hi-cô dễ bị tác động bởi tình cảm và quan hệ thân hữu nên nếu bạn tỏ chân tình, gây dựng được mối quan hệ cá nhân thân tình hoặc vận dụng linh hoạt văn hóa lobby (mời chơi thể thao, dự tiệc, tặng quà…) thì sẽ thuận lợi cho các quan hệ khác và khả năng đạt được mục tiêu cao hơn.
Rõ ràng có thể thấy, cũng như các nước Mỹ La-tinh khác, Mê-hi- côthực thi chính sách thực dụng, ưu tiên phát triển quan hệ với Mỹ, Canada và các nước láng giềng Mỹ La-tinh; hiểu biết về Việt Nam chưa nhiều nên thiếu quan tâm trong việc tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam. Để len chân được vào thị trường này, các sản phẩm phải có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh hợp lý. Các mặt hàng giá rẻ, chất lượng thấp của các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, Ấn độ, Bra-xin, các nước Trung Mỹ - Ca-ri-bê… Rõ ràng nhất là trong lĩnh vực dệt may, giày dép, thị trường Mê-hi-côchủ yếu tiếp nhận hàng Việt Nam sản xuất theo đơn đặt hàng của các tập đoàn lớn của thế giới như Nike, Adidas, Puma, Samsonite… Việt Nam chưa có được thương hiệu riêng của mình ngoài gạo, cà phê, cao su tự nhiên và hạt tiêu mang nhãn hiệu “Made in Vietnam”. Về phía Việt Nam, Mê-hi-côvẫn là thị trường xa xôi và do tương đối mới, các thông tin có liên quan hạn chế, phí vận tải (hàng không, hàng hải) cao.
Trên cơ sở phân tích tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, thực trạng quan hệ của Việt Nam với Mê-hi-cô, có thể nhận định:
• Quan hệ Việt Nam – Mê-hi-cô sẽ vẫn phát triển ổn định. Quan hệ chính trị vẫn tốt đẹp. Tuy thương mại trở thành nội dung quan hệ chủ yếu nhưng các mặt quan hệ khác cũng tiếp tục phát triển, dù nhịp độ khó tăng mạnh.
• Trong thời gian tới, Mê-hi-cô có thể vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Mỹ La-tinh, dù tổng kim ngạch buôn bán với Brazil có thể vẫn cao hơn. Thương mại có nhiều khả năng vẫn duy trì được mức tăng xấp xỉ 20% như hiện nay. Nhưng phần xuất siêu của Việt Nam vẫn sẽ rất lớn, do khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mê-hi-cô tại Việt Nam kém.
• Mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như giày da, quần áo có thể không còn duy trì được mức tăng trưởng cao hàng năm do cạnh tranh từ các nguồn xuất khẩu khác của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc gần đây đang ráo riết thương lượng với Mê-hi-cô để xóa bỏ lệnh trừng phạt của Mê-hi-cô đối với các công ty Trung Quốc. Mặt khác, nhóm hàng điện tử, đặc biệt là điện thoại di động, có khả năng tăng rất mạnh.
• Mặt hàng gạo gần đây đã được Mê-hi-cô cho phép xuẩt khẩu trở lại và có thể tăng trưởng khá trong thời gian tới, tuy Việt Nam phải rất chú ý đến các quy định vệ sinh của phía Mê-hi-cô.
• Tình trạng buôn bán qua trung gian vẫn còn phổ biến, đặc biệt là vai trò của các công ty đa quốc gia có hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
• Về lĩnh vực văn hóa- xã hội, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục cử các chuyên gia châm cứu sang Mê-hi-cô làm việc và chữa bệnh. Mê-hi-cô cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ, cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hai bên cũng thỏa thuận tiếp tục hỗ trợ những kỹ thuật mới trong nông nghiệp.