Triển vọng pháttriển kinh tế-xã hội trong quan hệ Việt Nam và Mê-hi-cô

Một phần của tài liệu Quan hệ Mêhicô - Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 69 - 71)

1 Đánh giá của Chủ tịch Thượng viện Mê-hi-cô Jose Gonzales trong chuyến thăm Việt Nam ngày

3.1 Triển vọng pháttriển kinh tế-xã hội trong quan hệ Việt Nam và Mê-hi-cô

và Mê-hi-cô

Trong những năm tới, tình hình phát triển của hai nước là yếu tố quan trọng tác động tới sự phát triển của quan hệ hai nước.

Tại Mê-hi-cô, tổng thống E. Nieto thuộc đảng PRI mới lên cầm quyền từ 1/12/2012 đã tiến hành ngay cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế sâu rộng chưa từng có từ nhiều thập kỷ nay nhằm đưa kinh tế Mê-hi-cô vào thời kỳ phát triển mới. Đây là cuộc cải cách cơ cấu đồng bộ, từ tài chính, năng lượng, viễn thông, lao động, giáo dục, v.v. Một số trong những mục tiêu của cải sách là chống độc quyền, khuyến khích cạnh tranh, lôi kéo đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong cả các lĩnh vực trước bị cấm như năng lượng, điện, v.v..

Mê-hi-cô có nền kinh tế tương đổi ổn định. Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ 1994, Mê-hi-cô đã thực hiện chính sách tiền tệ có trách nhiệm, nhờ đó ổn định được kinh tế trong thời gian dài. Sau khi suy giảm trên 5% trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, kinh tế Mê-hi-cô nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng và đạt mức tăng GDP trung bình gần 4%, cao bậc nhất trong câu lạc bộ OECD và cả ở Mỹ La-tinh. Các tổ chức WB, IMF, OECD đều dự báo tốc độ phát triển của Mê-hi-cô vẫn tương đối khá trong vài năm tới. Bảng 3.8 dưới đây của WB cho ta thấy triển vọng kinh tế Mê- hi-cô:

Kinh tế Mê-hi-cô gắn bó tương đối chặt với kinh tế Mỹ và Canada mà trong khối OECD hai nước này có triển vọng khá hơn cả. Mê-hi-cô với nền

kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát trển thương mại Việt Nam – Mê-hi-cô.

Bảng 3.8: Dự báo của World Bank về triển vọng phát triển khu vực Mỹ La-tinh (một số nước chính): Mức tăng trưởng GDP hàng năm - %

'00-09(a) (a) 201 0 201 1 201 2 2013 e 2014 f 2015 f 2016f Argentina 2.9 9.1 8.6 0.9 3.0 0.0 1.5 2.8 Brazil 2.9 7.5 2.7 0.9 2.3 1.5 2.7 3.1 Colombia 3.7 4.0 6.6 4.1 4.3 4.6 4.5 4.4 Guatemala 3.0 2.9 4.2 3.0 3.7 3.4 3.5 3.6 Mê-hi-cô 1.3 5.1 4.0 4.0 1.1 2.3 3.5 4.0 Peru 4.6 8.5 6.5 6.0 5.8 4.0 5.6 6.0 Venezuela 3.3 -1.5 4.2 5.6 1.3 0.0 1.0 1.9 Chile 3.3 5.8 5.9 5.6 4.2 3.3 4.5 5.0

Nguồn: The World Bank, http://www.worldbank.org/en/publication/global-economic- prospects/regional-outlooks/lac#2

Về cơ bản, Việt Nam đã khắc phục những khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, giải quyết có hiệu quả các vấn đề bong bóng bất động sản, lạm phát, v.v. và bước vào thời kỳ phát triển vững chắc hơn. Xuất khẩu bắt đầu vượt nhập khẩu. Luồng đầu tư nước ngoài nay tập trung vào ngành điện tử, có triển vọng biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất hàng điện tử mới của thế giới: điện thoại di động, CPU máy tính, v.v. Chỉ trong vài năm gần đây xuất khẩu trong lĩnh vực này đã tăng vọt, nhanh chóng thay thế hàng dệt may thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong những năm tới ngành này sẽ còn tiếp tục thay đổi mạnh cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

Tình hình này có thể tác động mạnh tới cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô. Điện tử là nhóm hàng Mê-hi-cô có nhu cầu rất lớn. Từ 2013 điện thoại và các mặt hàng điện tử khác cộng lại đã vượt nhóm hàng giày dép xuất sang Mê-hi-cô và sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Quan hệ Mêhicô - Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 69 - 71)