Quan hệ Việt Nam-Mê-hi-cô trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu Quan hệ Mêhicô - Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 41 - 52)

1 Đánh giá của Chủ tịch Thượng viện Mê-hi-cô Jose Gonzales trong chuyến thăm Việt Nam ngày

2.1. Quan hệ Việt Nam-Mê-hi-cô trong lĩnh vực chính trị

Khác với quan hệ kinh tế – thương mại, quan hệ chính trị của Việt Nam vớiMê-hi-cô đã có từ lâu và dựa trên nền tảng hữu nghị và đoàn kết. Đó là do hai nước có nhiều điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử: cùng có cuộc đấu tranh lâu dài bền bỉ chống các đế quốc thực dân để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong thời kỳ trước 1975, tuy chưa có quan hệ nhà nước nhưng giữa hai nước đã có quan hệ nhân dân. Trong những năm tháng Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân và nhiều lãnh đạo Mê-hi-cô đã xuống đường biểu tình lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Về mặt chính thức, chính phủ Mê-hi-cô chịu sức ép nặng nề của Mỹ và không thể chính thức công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng Mê-hi-cô cũng không công nhận chế độ bù nhìn của Mỹ ở Miền Nam và không lên tiếng ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Bên trong họ bày tỏ thiện cảm với cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.

Ngay sau giải phóng Miền Nam, Mê-hi-cô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (19/5/1975). Cũng trong năm này Đại sứ quán Việt Nam tại Mê-hi-cô đã được mở. Về phía Mê-hi-cô, nước này đã mở Đại sứ

quán tại Hà Nội năm 1976, đóng cửa năm 1980 với lý do khó khăn về tài chính, và mở cửa trở lại tháng 7/2000. Cũng từ khoảng năm 2000 quan hệ giữa hai nước bắt đầu có những bước phát triển sâu rộng, đặc biệt là về kinh tế thương mại.

Trước năm 2000 đã có một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam thăm Mê-hi-cô: Thủ tướng Phạm Văn Đồng (9/1979); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ (tháng 4/1985).

Về mặt quan hệ nhà nước, hai bên đã có một số chuyến thăm cấp cao và cấp Bộ trưởng. Tuy nhiên vẫn chưa có chuyến thăm cấp nhà nước nào sang hai nước. Chuyến thăm Việt Nam của tổng thống V. Fox dự định tháng 12/ 2006 nhân dịp hội nghị APEC tại Hà Nội đã bị hoãn do yếu tố trong nước. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự tính thăm Mê-hi-cô cuối năm 2008 cũng không thực hiện được do khó sắp xếp lịch giữa hai nguyên thủ quốc gia. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là quan tâm của hai nước đến nhau còn chưa cao. Về phía Việt Nam ở Mê-hi-cô không có cánh tả cầm quyền nên động cơ đi thăm còn hạn chế, trong khi nguyên thủ quốc gia của Việt Nam đã đi thăm nhiều nước Mỹ La-tinh có cánh tả cầm quyền. Về phía Mê-hi-cô, họ có chính sách tương đối thực dụng: tổng thống chỉ ưu tiên đi thăm những nơi có quan hệ chính trị đặc biệt hay quan hệ kinh tế quan trọng. Trong dịp dự hội nghị cấp cao APEC tại Los Cabos, Mê-hi-cô 26- 27/10/2002, Thủ tướng lúc đó Phan Văn Khải tuy không thăm chính thức Mê-hi-cô nhưng đã gặp gỡ tổng thống Vincente Fox. Hai bên đánh giá tình quan hệ, trao đổi khả năng phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước và phối hợp trên các diễn đàn quốc tế.

Ở cấp bộ trưởng ngoại giao, Việt Nam đã có một số chuyến thăm Mê-hi-cô: Nguyễn Cơ Thạch (1988), Nguyễn Mạnh Cầm (1996), Nguyễn Dy Niên (8/2001).

Ngoài ra còn có một số bộ trưởng, trưởng ban Đảng và chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội Việt Nam thăm Mê-hi-cô bàn hợp tác trên lĩnh vực của ngành mình.

Phía Mê-hi-cô cũng đã cử một số đoàn thăm Việt Nam, nổi lên có Đặc phái viên của Tổng thống Vincente Fox (8/2001), Đặc phái viên của Tổng thống, Bộ trưởng Kinh tế (dịp dự Hội nghị cấp cao APEC 2006 tại Hà Nội), Chủ tịch Ủy ban Cải cách Nông nghiệp Hạ viện Ra-môn Xê-ha (2/2009), đoàn Hạ nghị sĩ (5/2001), Thứ trưởng Ngoại giao (1976, 1999, 2008), Chủ tịch Thượng viện Hô-xê Gôn-xa-lết (1/2012). Nhìn chung, cấp và tần suất thăm Việt Nam của phía Mê-hi-cô thấp hơn cấp của Việt Nam, chứng tỏ quan tâm của Mê-hi-cô đối với Việt Nam còn có mức độ. Trên thực tế, phía Mê-hi-cô tập trung cao độ vào khu vực Bắc và Nam Mỹ. Ngay cả tiếp xúc với các đối tác lớn ở châu Âu và châu Á cũng không nhiều bằng.

Ngoài các chuyến thăm, hai bên cũng tranh thủ tiếp xúc song phương bên lề các hội nghị quốc tế. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp Tổng thống Phê-li-pê Can-đê-rôn bên lề Hội nghị cấp cao APEC 16 (Pê-ru, 11/2008) và 18 (Nhật Bản, 11/2010); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm gặp Bộ trưởng Ngoại giao Pa-tri-xi-a Ết-xpi-nô-xa bên lề Hội nghị cấp cao APEC 18 (Nhật Bản, 11/2010); Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Thứ trưởng Ngoại giao Mê-hi-côbên lề Hội nghị cấp cao LHQ kiểm điểm mục tiêu phát triển TNK (New York, 9/2010); Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng gặp Thứ trưởng Ngoại giao Lút-đết Bê- xau-ri bên lề diễn đàn FEALAC (Ác-hen-ti-na, 21-25/8/2011).

Một mốc chính trị quan trọng trong quan hệ là mùa thu năm 2008 Thủ đô Mê-hi-cô đã quyết định thực hiện dự án lập Công viên Việt Nam và đúc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong công viên ngay tại trung tâm của thủ đô Mê-hi-cô. Dự án, được thực hiện hoàn toàn bằng kinh phí của thành

phố, đã hoàn tất tháng 1/2009. Lễ khánh thành có sự tham dự của Thị trưởng thành phố, một số nghị sỹ Quốc hội, đại diện của Bộ Ngoại giao Mê- hi-cô. Sau đó, tháng 5/2010 thành phố biển Acapulco cũng đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại lộ trung tâm của thành phố này. Tượng được đúc tại Việt Nam và do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuyển sang. Đây là những động thái quan trọng thể hiện tình cảm của nhân dân Mê-hi-cô đối với Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tăng cường quan hệ chính trị giữa hai nước.

Về các Hiệp định và Thoả thuận hợp tác song phương: Hai nước đã ký một số Hiệp định và Thoả thuận hợp tác ở cấp bộ / ngành và địa phương về nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị- ngoại giao, kinh tế - thương mại, nông nghiệp, y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ. Hai bên hiện đang đàm phán ký kết một số thỏa thuận song phương khác: Thoả thuận thiết lập Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư (cơ bản đã thống nhất nội dung nhưng còn khác biệt về cấp độ: Việt Nam đề nghị ký cấp Chính phủ; Mê-hi-cô đề nghị ký cấp Bộ), Thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ giữa các cơ quan hải quan, Thỏa thuận hợp tác về thể dục - thể thao, Thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị giữa một số thành phố của hai nước. Đặc điểm chung là việc triển khai thực thi các thỏa thuận sau khi ký còn yếu. Nguyên nhân là cả hai bên còn gặp khó khăn về tài chính và sự quan tâm thực sự của hai bên về hợp tác còn chưa cao. Do đó, các thỏa thuận này dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng đóng góp. Đây là vấn đề không dễ khắc phục trong thời gian gần.

Quan hệ chính trị tốt đẹp đã dẫn tới việc mở rộng hợp tác ra nhiều lĩnh vực: kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, văn hóa, quan hệ giữa các địa phương, ngoại giao nhân dân, v.v.

Về hợp tác đa phương: Hai nước chia sẻ nhiều điểm tương đồng, tích cực phối hợp và hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế. Hai bên thường ủng hộ nhau ứng cử vào các ghế tại các tổ chức quốc tế. Mê- hi-côủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, làm Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ (2008-2009); Việt Nam ủng hộ Mê-hi-côlàm Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ (2009-2010). Hiện nay, Việt Nam vận động Mê-hi- cô ủng hộ vào HĐBA/LHQ (2020-2021), Hội đồng Nhân quyền/ LHQ (2014-2016), ECOSOC (2016-2018). Mê-hi-côvận động Việt Nam ủng hộ Mê-hi-cô ứng cử làm Tổng giám đốc WTO (2013-2017), HĐBA/LHQ (2021-2022), Hội đồng Nhân quyền (2014-2016), Hội đồng Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Trưởng Ban thư ký Quỹ Môi trường Xanh.

Về quan hệ ngoại giao nhà nước, hai bên đã thỏa thuận cơ chế tham khảo chính trị hàng năm ở cấp thứ trưởng ngoại giao. Các cuộc họp này là cơ chế quan trọng để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong tình hình hai bên ít có gặp cấp cao. Tại diễn đàn này hai bên kiểm điểm tình hình quan hệ chung và thúc đẩy việc triển khai các chương trình hợp tác của các ngành, các địa phương. Hai bên đã ký hiệp định miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ. Qua các cơ quan đại diện ngoại giao, hai bên thường xuyên trao đổi phối hợp lập trường về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Ngoài các chuyến thăm làm việc ở cấp bộ, lãnh đạo hai bộ ngoại giao cũng thường xuyên có gặp gỡ trao đổi bên lề các hội nghị quốc tế.

Quan hệ giữa hai quốc hội cũng ngày càng được tăng cường.Mê-hi- cô đã thiết lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam (gồm Nghị sỹ các đảng Lao động, Hành động quốc gia, Cách mạng Thể chế). Hai bên đã có một số đoàn nghị sỹ sang thăm nhau tìm hiểu tình hình và trao đổi kinh nghiệm về xây dựng luật pháp và quản lý kinh tế xã hội.

Quan hệ giữa các chính đảng:Việt Nam duy trì quan hệ với các chính đảng lớn ở Mê-hi-cô, đặc biệt với Đảng Lao động Mê-hi-cô (PT). Ở mức độ thấp hơn Việt Nam duy trì liên hệ với Đảng Cách mạng Thể chế (PRI) cầm quyền, Đảng Hành động Quốc gia (PAN) cầm quyền thời kỳ 2000-2012 và Đảng Cách mạng Dân chủ (PRD). Đảng Cộng sản Mê-hi- cô(PCM) và Đảng Nhân dân xã hội chủ nghĩa Mê-hi-cô (PPS)sau nhiều lần phân liệt, chia rẽ nay gần như không còn tồn tại. Xu hướng cách mạng cánh tả gần gũi với tư tưởng cộng sản hiện nay do Đảng Lao động (PT) lãnh đạo.

Với Đảng Lao động Mê-hi-cô (PT): PT chính thức đặt quan hệ với Việt Nam năm 1996 và luôn đánh giá cao đường lối cách mạng của Việt Nam nói chung và đường lối đổi mới trong thời kỳ hiện nay nói riêng. Nhân dịp Đảng ta tổ chức Đại hội X, Đảng Lao động Mê-hi-cô là đảng sớm nhất trong khu vực đã gửi điện chúc mừng Đại hội: “Từ mảnh đất này, thay mặt Đảng Lao động cũng như các cơ quan lãnh đạo và toàn thể đảng viên, chúng tôi xin gửi tới các đồng chí lời chúc mừng nồng nhiệt, lời chào chiến đấu anh em. Xin chúc Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một điểm sáng trong mô hình xã hội chủ nghĩa thế giới”[19].

Đảng PT tuy nhỏ nhưng rất có thiện cảm với Việt Nam. PT hoạt động rất tích cực, giúp Việt Nam tiếp cận chính quyền, quốc hội và các địa phương, giúp tăng cường quan hệ nhân dân. Đảng này cũng rất chú ý tuyên truyền cho Việt Nam tại Mê-hi-cô và cả ở các nước Mỹ La-tinh khác. Trong 16 năm qua, hai đảng hai nước đã có bước phát triển quan hệ nhanh chóng, các chương trình hợp tác ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn. Hai bên đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác, trong đó có cả các thỏa thận PT ký với một số Bộ, ngành của Việt Nam (Nông nghiệp, Y tế) về hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể. Trong chuyến thăm chính thức Việt

Nam tháng 5/2010, Tổng Bí thư PT đã ký với phía Đảng Cộng sản Việt Nam Thỏa thuận hợp tác giữa hai đảng giai đoạn 2010 – 2015.

Đảng PT đã tặng tổng cộng 03 phiên bản Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc tại Mê-hi-cô cho Việt Nam.

Về trao đổi đoàn: Đảng Lao động Mê-hi-cô đã cử nhiều đoàn sang thăm Việt Nam. Riêng Tổng Bí thư Đảng Lao động Mê-hi-cô đã sang thăm Việt Nam nhiều lần trong khoảng thời gian 1997- 2009 và thăm hàng năm từ năm 2010 trở lại đây. Trong chuyến thăm mới đây nhất vào tháng 11/2012, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương, Trưởng ban Đối ngoại TW đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trao Huân chương hữu nghị cho đồng chí Tổng Bí thư Alberto Anaya Gutierez vì những đóng góp cho sự phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước. Các đoàn Đảng của Mê-hi-cô vào thăm Việt Nam chủ yếu để nghe và nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng Việt Nam, nhất là kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Trong các chuyến viếng thăm, Đảng PT luôn đánh giá cao đường lối, chủ trương đổi mới cũng như những thành tựu đạt được, khẳng định chủ trương áp dụng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn và mong muốn tăng cường, mở rộng quan hệ, hợp tác với Việt Nam.

Tháng 9/1999, đoàn Việt Nam do một Uỷ viên Trung ương làm trưởng đoàn thăm Mê-hi-cô và dự Đại hội IV của Đảng PT. Tháng 2/2000, đoàn Việt Nam do đồng chí Trợ lý Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương dẫn đầu sang Me-hi-côdự Hội thảo “ Các Đảng và một xã hội mới ” do Đảng PT khởi xướng và tổ chức, kết hợp dự Diễn đàn Sao Paolo tổ chức tại Ni-ca-ra- goa. Tháng 6/2000, Đảng PT cử đoàn cán bộ do một Uỷ viên Trung ương làm trưởng đoàn sang làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế của Việt Nam, ký hai Thoả thuận hợp tác về y tế và nông nghiệp. Kết quả hợp tác được cả hai bên đánh giá cao. Các năm tiếp theo từ 2001

đến nay, theo lời mời của Đảng PT, Việt Nam đều cử đoàn (hoặc trong nước sang, hoặc Đại sứ Việt Nam tại Mê-hi-cô) dự Hội thảo "Các Đảng và một xã hội mới” của bạn.

Tháng 4/2007, đoàn Ban Đối ngoại Trung ương do đồng chí Trần Văn Hằng, Uỷ viên Trung ương, Phó Trưởng ban dẫn đầu dự Hội thảo "Các Đảng và một xã hội mới” tại Mê-hi-côlần thứ XI. Tháng 3/2008, Đoàn đại biểu Việt Nam do đồng chí Đinh Hữu Cường, Phó Ban Dân vận làm trưởng đoàn đã sang dự Hội thảo lần thứ XII của PT. Tháng 6/2008, đồng chí Trần Văn Hằng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại TW, dẫn đầu đoàn Đảng ta thăm và làm việc với Đảng bạn. Tháng 7/2008, đồng chí Bùi Sỹ Tiếu, Phó Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương dẫn đầu đoàn Việt Nam đi dự Đại hội VII Đảng PT. Tháng 12/2009, đồng chí Tạ Ngọc Tấn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, thăm Mê-hi-cô. Tháng 10/2010, nhân dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và 120 năm ngày sinh Bác Hồ, Đảng Lao động đã cử đoàn do đồng chí Pedro Vazquez, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nhóm Hạ nghị sĩ đoàn kết với Việt Nam tại quốc hội Mê- hi-cô dẫn đầu, sang trao tặng cho Thành phố Hà Nội bức tượng đồng “Bác Hồ ngồi làm việc trong vườn hoa Phủ Chủ tịch”. Tháng 3/2011, đồng chí Hoàng Thanh Khiết, phó Chánh Thường trực Văn phòng Trung ương dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội thảo lần thứ 15 “Các đảng và một xã hội mới” tại Mê-hi-cô.Tháng 8/2011, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương thăm và làm việc với Đảng bạn. Tháng 3/2012, đoàn Đảng ta, do đồng chí Trần Đắc Lợi, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương dẫn đầu dự Hội thảo “Các đảng và một xã hội mới”.

Về hợp tác trong lĩnh vực tuyên giáo, Đảng PT giúp in và phát hành Tuyển tập Hồ Chí Minh, một số tài liệu, văn kiện và bài viết của các đồng

chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam; giúp in và phát hành tạp chí Báo ảnh Việt Nam (1000 cuốn/số). Nhân dịp, Hội thảo “Các đảng và một xã hội

Một phần của tài liệu Quan hệ Mêhicô - Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 41 - 52)