1 Đánh giá của Chủ tịch Thượng viện Mê-hi-cô Jose Gonzales trong chuyến thăm Việt Nam ngày
3.2 Một số biện pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Mê-hi-cô
giữa Việt Nam và Mê-hi-cô
Hai nước cần tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có; tranh thủ thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, bao gồm cả quan hệ về mặt Nhà nước, Quốc hội, Đảng, đoàn thể, tổ chức quần chúng, địa phương,
doanh nghiệp; tạo cơ sở vững chắc cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác, trước hết là kinh tế - thương mại.
Cần xây dựng kế hoạch và thực hiện trao đổi đoàn các cấp với đối tác, coi trọng tính thiết thực và hiệu quả trong hợp tác, phù hợp với khả năng của cả hai nước. Thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp Bộ/ngành và doanh nghiệp nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tranh thủ mặt tích cực và tiềm lực kinh tế của Mê-hi-côđể thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Tăng cường lực lượng cho Cơ quan Đại diện ngoại giao và thương mại tại địa bàn này, tăng kinh phí cho Cơ quan Đại diện để có thể duy trì tiếp xúc định kỳ thường xuyên với các nước kiêm nhiệm.
Chủ động thúc đẩy thực hiện thường xuyên cơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, phối hợp với các Bộ / ngành để đưa vào cơ chế này nội dung kiểm điểm và đề xuất thúc đẩy hợp tác các mặt giữa Việt Nam và Mê-hi-cô.
Việt Nam nên xem xét khả năng tăng cường quan hệ với các chính đảng lớn tại Mê-hi-cô với hình thức và mức độ thích hợp.
Về kinh tế, thương mại: Các Bộ/ngành liên quan tiến hành rà soát lại các Hiệp định/Thoả thuận đã ký kết để trao đổi tìm biện pháp triển khai cụ thể; đồng thời, tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện khung pháp lý cho hợp tác trao đổi song phương. Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, hướng ưu tiên là nên ký kết các hiệp định / thoả thuận hợp tác, dự án, hợp đồng cụ thể, có tính khả thi và hiệu quả thiết thực; đồng thời, hạn chế việc ký các văn bản hợp tác mang nội dung nguyên tắc chung chung; các thoả thuận / hợp đồng / dự án kinh tế - thương mại và đầu tư cần phải có tính pháp lý chặt chẽ để không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chính quyền.
• Phía Việt Nam: cần coi trọng hơn thị trường Mê-hi-cô. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thâm nhập thị trường. Không nên coi thường thị trường Mê-hi-cô. Phía chính phủ cần nỗ lực hơn.
• Phía Mê-hi-cô cần quan tâm thực sự tới khu vực châu Á. Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty Mê-hi-cô cần chủ động hội nhập, tăng cường quảng bá sản phẩm tại Việt Nam. Hai bên cần tạo cơ chế thanh toán phù hợp (Phía Mê-hi-cô không thể chỉ dựa vào thực tế buôn bán với Mỹ có tín dụng xuất khẩu). Việc chính phủ mở rộng cửa thị trường, tự do hóa thương mại với nhiều nước sẽ khuyến khích được cạnh tranh lành mạnh, tránh phụ thuộc quá nhiều vào bạn hàng Mỹ.
Do cách xa về địa lý và trở ngại về ngôn ngữ, giới doanh nghiệp Việt Namcòn bị hạn chế giao tiếp, thiếu thông tin về thị trường Mỹ La-tinh. Trong giai đoạn tới, cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về chính sách và các quy định bổ sung sửa đổi về chính sách thương mại, tập quán buôn bán, tình hình cạnh tranh và nguy cơ kiện chống bán phá giá, kênh lưu thông phân phối, đầu mối nhập khẩu, nhu cầu, dung lượng thị trường, giá cả hàng hóa, động thái và biến động của thị trường, thị phần, thị hiếu, đối tác cạnh tranh, thông tin dự báo thị trường. Cần tăng cường biên soạn, phát hành tài liệu thông tin quảng bá về chính sách thương mại của Mê-hi-cô, về thị trường, tập quán và cơ hội kinh doanh với Mỹ La-tinh. Tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về Mê-hi-cô, cán bộ nói tiếng Tây Ban Nha để phục vụ cho giao lưu với khu vực Mỹ La-tinh trong thời kỳ mới, khiViệt Nam mở rộng quan hệ với rất nhiều quốc gia ở vùng này.
Giới doanh nghiệp Mê-hi-côcòn thiếu thông tin về chính sách thương mại, nguồn hàng và tiềm năng kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, nội bộ từng doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống thông tin, trang website, thương hiệu để quảng bá về doanh nghiệp mình.
công tác thông tin tuyên truyền cần đặt trọng tâm vào khâu quảng bá cơ hội kinh doanh, tiềm năng thị trường, hàng hóa của Việt Nam.
Tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại, trao đổi thông tin và tiếp xúc của giới doanh nghiệp hai bên; thiết lập cơ chế xuất nhập khẩu trực tiếp; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giới đầu tư, kinh doanh Mê-hi- côtại Việt Nam.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm công nghệ tổ chức hàng năm ở các nước khu vực, hoặc nghiên cứu tổ chức các hội chợ nhỏ, giới thiệu hàng Việt Nam tại Mê-hi-cô.
Cần quan tâm, nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của cơ quan đại diện công thương ở nước ngoài, tăng cường xúc tiến thương mại, mở các hội thảo tuyên truyền quảng bá tiềm năng và sản phẩm của Việt Nam. Cần khẩn trương bổ sung đội ngũ, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất, nguồn lực cho công tác thương vụ.
Để quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Mê-hi-cô và Việt Nam tiếp tục đà phát triển lên một tầm cao mới, cả hai phía cần phát huy tối đa thuận lợi cơ bản là cả hai nước đều có sự tương đồng về truyền thống lịch sử và văn hóa, mối thiện cảm lớn dành cho nhau, không có mâu thuẫn, bất đồng và tranh chấp trực tiếp về lợi ích. Đồng thời, phải cùng nhau tìm ra những phương thức và biện pháp hợp tác thích hợp, có hiệu quả để khắc phục những hạn chế khách quan (khoảng cách địa lý, thiếu thông tin hiểu biết về tiềm lực, tiềm năng và thị trường của nhau, sự trùng hợp trong cơ cấu của nền kinh tế và hàng hóa xuất nhập khẩu...), để từ đó tìm ra những thế mạnh mà hai bên có thể bổ trợ, hợp tác với nhau. Đồng thời cả hai phía cần nỗ lực, chú trọng đồng bộ các biện pháp hợp tác phù hợp, phát huy tối đa thuận lợi,
khắc phục những hạn chế khách quan để từ đó tìm ra những thế mạnh mà hai bên có thể bổ trợ, hợp tác với nhau.
KẾT LUẬN
Hơn 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam và Mê- hi-cô dần được khẳng định và thắt chặt. Do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, xã hội và văn hóa nên quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp về mọi mặt. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Chính phủ Mê-hi-cô giữ lập trường trung lập nhưng thể hiện thiện cảm sâu sắc với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Phong trào nhân dân Mê-hi-cô đoàn kết, ủng hộ Việt Nam chống xâm lược phát triển mạnh và sâu rộng, mà còn ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đổi mới hiện nay. Tại các diễn đàn quốc tế lớn, có nhiều vấn đề cùng quan điểm [19].Về chính trị, thời gian qua, hai bên cũng đã chú ý thúc đẩy hơn quan hệ thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn thăm viếng lẫn nhau cũng như đã ký được một số hiệp định, thoả thuận hợp tác làm cơ sở cho làm ăn lâu dài. Tuy nhiên do xa cách về địa lý, ngôn ngữ khác biệt, thiếu thông tin hai chiều và do những ưu tiên địa chính trị của cả hai bên khác nhau nên trên thực tế hai nước chưa thực sự quan tâm và đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại song phương.
Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh trên thế giới, Mê- hi-cô là thị trường xuất khẩu tiềm năng và cũng là thị trường nhập khẩu quan trọng về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Quan hệ với Mê-hi-cô, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác thương mại với các đối tác khu vực Mỹ La-tinh nhằm đa dạng hóa thị trường, thêm đối tác bạn hàng, mở rộng khả năng giao dịch về giá cả, nguồn hàng, góp phần giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không ngừng biến động.
Nhìn lại tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Mê-hi-cô từ đầu thế kỷ 21 tới nay có thể rút ra một số điểm:
1/ Quan hệ giữa hai nước dựa trên cơ sở vững chắc, cả về chính trị lẫn kinh tế. Về chính trị, dẫu cách xa nhau nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân và cả chính phủ hai nước từ lâu đã có mối đồng cảm sâu sắc với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi bên. Sự đồng cảm đó có tác động sâu sắc tới quan hệ các mặt khi tình hình chín muồi từ sau khi Việt Nam thống nhất hoàn toàn năm 1975. Ngoài kinh tế thương mại, các mối quan hệ văn hóa, giáo dục, y tế, v.v. cũng từng bước phát triển theo. Cơ sở cho hợp tác kinh tế là tính hỗ trợ nhau của hai nền kinh tế; là nhu cầu hợp tác hai bên cùng có lợi chứ không phải quan hệ một chiều (viện trợ kinh tế). Trao đổi thương mại ngày càng trở thành yếu tố chủ đạo trong quan hệ giữa hai nước. Đồng thời, quan hệ của Việt Nam với Mê-hi-cô cũng không giống như quan hệ với một số nước cảnh tả ở khu vực như Cu-ba, Venezuela là nơi yếu tố chính trị, hữu nghị, đoàn kết luôn mang tính chủ đạo và nhiều khi chi phối cả quan hệ kinh tế. Với Mê-hi-cô quan hệ kinh tế của Việt Namdựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
2/ Quan hệ giữa hai nước phát triển bền vững và khá nhiều mặt. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975 mối quan hệ cơ bản là được phát triển liên tục. Chỉ trừ thời kỳ 1980 – 1993, khi Việt Nam vướng vấn đề Căm-pu-chia và bị Mỹ, Trung Quốc bao vây cấm vận, quan hệ có chững lại nhưng không căng thẳng. Từ năm 2000 quan hệ có đà phát triển mạnh. Mê- hi-cô mở lại cơ quan đại diện ngoại giao tại Hà Nội. Quan hệ kinh tế được tăng cường và các mặt quan hệ khác cũng được mở ra. Mê-hi-cô nhanh chóng trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Mỹ La-tinh. Hiện nay tuy Brazil đã thay thế Mê-hi-cô thành bạn hàng lớn nhất, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô vẫn cao hơn sang Brazil.
Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Mê-hi-cô có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng đều các năm, trong đó có mức tăng trưởng mạnh mẽ giai đoạn 2006-2008. Mê-hi-cô nhập chủ yếu của Việt Nam hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, đồ hải sản, máy in các loại, máy móc, dụng cụ thể thao, đồ gỗ và xuất sang Việt Nam bông, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm gỗ, dược phẩm, hóa chất, linh kiện điện tử....Trước đây, Mê-hi-cô cung cấp cho Việt Nam nhiều loại giống cây trồng cao sản, giống gia súc; tiếp nhận nhiều cán bộ kỹ thuật sang Mê-hi-cô nghiên cứu, nâng cao trình độ trong nhiều lĩnh vực như thăm dò, khai thác dầu khí, khoáng sản, trồng trọt. Trong vài năm gần đây, mặc dù buôn bán hai chiều giữa hai nước luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao nhưng còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của cả hai bên.
Tuy quy mô thương mại tăng nhanh, thị trường mở rộng, nhưng còn bộc lộ một số bất cập. Thứ nhất, chưa tận dụng được quan hệ chính trị-ngoại giao tốt đẹp để nâng tầm quan hệ kinh tế-thương mại nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Thứ hai quan hệ vẫn thiên nhiều về chiều rộng, chưa phát triển mạnh về chiều sâu. Thứ ba, mặc dù đã có một số Hiệp định, thỏa thuận khung về hợp tác, tuy nhiên nội dung chưa sâu. Thứ tư, công tác khảo sát thị trường và tìm hiểu đối tác tại khu vực của Việt Nam còn yếu, chưa được đầu tư đúng mức và được tiến hành thiếu bài bản, chưa trúng và đúng, dẫn đến khó khăn trong việc khai thông các thị trường mới trong bối cảnh việc xâm nhập các thị trường truyền thống và ổn định tại khu vực có xu hướng bão hòa và nhiều cạnh tranh hơn. Những tồn tại nêu trên bắt nguồn từ các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Bên cạnh khoảng cách địa lý xa xôi, các rào cản kỹ thuật (ngôn ngữ bất đồng, hàng rào thương mại, chi phí vận chuyển cao), thông tin về thị trường và đối tác của hai bên còn hạn chế. Trong khi các thách thức của Việt Nam một phần là chưa tập trung đầu tư vào nguồn lực dẫn đến sự thiếu hụt về cán bộ, chuyên gia khu vực; các biện
pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư với Mê-hi-cô vẫn mang tính chất chung chung; phần khác là do tiềm lực hạn chế của doanh nghiệp, công tác tuyên truyền quảng bá và các hoạt động xúc tiến kinh tế, thương mại và đầu tư chưa đủ mạnh, trong khi đó, Mê-hi-cô, mặc dù đang mở rộng thị trường sang các nước châu Á nhưng vẫn chưa thực sự chú trọng đến Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam-Mê-hi-cô đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong thời gian tới, đặc biệt là quan hệ thương mại và đầu tư. Để nâng cao hiệu quả thương mại và đầu tư hai bên, một số phương hướng và biện pháp đã được đề xuất. Xét kinh nghiệm của một số nước phát triển ở Châu Á, Việt Nam đề xuất xem xét áp dụng một số phương hướng lớn, gồm: (i) Xem xét việc đàm phán và ký kết các Hiệp định đối tác kinh tế (tương tự như EPA của Nhật Bản), trước mắt với các nước chủ chốt ở khu vực, sau đó, nếu khả thi, có thể mở rộng việc đàm phán và ký kết với các nước tiềm năng khác; (ii) Kiến nghị Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ các Tập đoàn lớn của Việt Nam như Viettel, PVN…, tạo điều kiện để các Tập đoàn lớn của Việt Nam thâm nhập vào thị trường khu vực Mỹ La-tinh. Thực tiễn cho thấy sự ủng hộ chính trị từ Chính phủ có ý nghĩa quyết định trong nhiều trường hợp; (iii) Sớm đưa vào hoạt động Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam-Mê-hi- cô. Với sự ủng hộ của Chính phủ, đây là cơ chế cầu nối doanh nghiệp-chính phủ hai nước, hỗ trợ tích cực các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Mê-hi-cô.