o Công nghệMĐKT:Định nghĩa mệnh đề kéo theo và MĐĐ Định nghĩa mệnh đềđảo. oLý thuyết : Logic hình thức.
Nhận xét:
Kiểu kĩ thuật 21 được ưu tiên tuyệt đối với 2 lần xuất hiện trong 2 bài tập, còn kĩ thuật 22 , 23 không hềđược sử dụng. Điều này chứng tỏ thể chế muốn nhấn mạnh kĩ thuật 21 . Vì sao có điều này, theo chúng tôi có thể do thể chế mong muốn trong mệnh đề toán học “Nếu P thì Q”. Mệnh đề P, Q có mối quan hệ nhân quả và cùng kiểu mệnh đề với nhau.
Đặc trưng của kiểu nhiệm vụ T2
Mệnh đề P, Q trong mệnh đề toán học “Nếu P thì Q” có các đặc trưng sau: + Mệnh đề P và Q có chân trị luôn Đúng.
+ Mệnh đề P,Q có mối quan hệ nhân quả.
+ Mệnh đề P, Q có cùng kiểu mệnh đề hình học.
T3: Xét P, Q là hai mệnh đề toán học cho trước được diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường. Xác định tính đúng, sai của MĐP Q
Các bài tập thuộc kiểu T3 có thể chia làm 2 nhóm, ứng với hai kĩ thuật giải khác nhau: Nhóm bài tập thứ nhất:
VD4 trang 5 SGK
Mệnh đề “Vì 50 chia hết 10 nên 50 chia hết cho 5” là Mệnh đềđúng. Mệnh đề “Vì 2002 là số chẵn nên 2002 chia hết cho 4” là Mệnh đề sai.
Bài 15 trang 14 SGK
Xét hai mệnh đề.
P: “4686 chia hết cho 6”; Q:”4686 chia hết cho 4”
Hãy phát biểu mệnh đề dạng P Qvà cho biết mệnh đề này đúng hay sai.
Lời giải mong đợi của thể chế trang 49 SGV
Mệnh đề P Q: ““Nếu 4686 chia hết cho 6 thì 4686 chia hết cho 4”. Mệnh đề Sai vì P đúng, Q sai.
Các lời giải nói trên cho phép chúng tôi rút ra kỹ thuật giải 31 công nghệ 31 và lý thuyết của kiểu nhiệm vụ T3.
o Kĩ thuật giải 31:
- Xác định chân trị của mệnh đề P và mệnh đề Q bằng định nghĩa mệnh đề.
- Dùng định nghĩa của Mệnh đề kéo theo để xác định chân trị của mệnh đề P Q.
o Công nghệ : MĐKT Định nghĩa mệnh đề kéo theo và MĐĐịnh nghĩa mệnh đề . oLý thuyết : Logic hình thức.
Nhóm bài tập thứ hai
Bài 6 trang 12 SGK
Phát biểu mệnh đề đảo của định lí “Trong một tam giác cân, hai đường cao ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau” Mệnh đềđảo đó đúng hay sai.
Lời giải mong đợi của thể chế trang 46 SGV
mệnh đềđảo: “Nếu tam giác có hai đường cao bằng nhau thì tam giác đó cân”. mệnh đềđảo đó đúng.
Bài 14 trang 13 SGK
Cho tứ giác ABCD. Xét hai mệnh đề:
P: “Tứ giác ABCD có tổng hai góc đối là 1800”; Q:”Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp”.
Hãy phát biểu mệnh đề P Qvà cho biết mệnh đề này đúng hay sai.
Lời giải mong đợi của thể chế trang 49 SGV
Mệnh đề P Q: “Nếu tứ giác ABCD có tổng hai góc đối là 1800 thì tứ giác đó nội tiếp trong một đường tròn”. Mệnh đề này đúng.
Các lời giải nói trên cho phép chúng tôi rút ra kỹ thuật giải 32 công nghệ 32 và lý thuyết của kiểu nhiệm vụ T3.
o Kĩ thuật giải 32
- Từ P đúng nếu ta chứng minh được Q đúng thì mệnh đề P Q đúng , ngược lại Q sai thì P Q là sai.
o Công nghệ MĐKT Định nghĩa mệnh đề kéo theo. oLý thuyết : Logic hình thức.
Để thấy rõ hơn các đặc trưng cơ bản của kiểu nhiệm vụ T3 chúng tôi liệt kê tất cả các nhiệm vụ thuộc kiểu nhiệm vụ T3 thông qua bảng sau:
STT Mệnh đề P Mệnh đề Q Chân trị của P P và Q cùng kiểu mệnh đề P và Q có mối quan hệ nhân quả Kiểu mệnh đề