Quy trình bảo quản TBGCD34+ máu ngoại vi

Một phần của tài liệu Bước đầu ứng dụng tách chiết tế bào gốc từ máu ngoại vi vào hỗ trợ điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (Trang 42 - 43)

Bước 1: Khử trùng túi mẫu máu được tách từ bệnh nhân nhân bằng dung dịch tẩy rửa và khử trùng bề mặt Anios DDSH.

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch bảo quản.

Trộn 2 dung dịch bảo quản Stemsol và HES10% theo tỉ lệ 1:9. Bước 3: Rút hỗn hợp hóa chất bảo quản vào các bơm tiêm (số lượng bơm tiêm tùy thuộc vào thể tích TBG thu được). Sau đó đưa các bơm tiêm dung dịch bản quảnvào ngăn mát của tủ lạnh để khi bơmchất bảo quản vào các túi chứa máu sẽ không làm tổn thương các tế bào.

Bước 4: Rút mẫu máu (chứa TBG) thu được trong túi máu vào các bơm tiêm.

Bước 5: Bơm máu từ các bơm tiêm vào trong các túi CryoStore Freezing. Bước 6: Kẹp túi Cryostore Freezing chứa TBG giữa hai hộp đá lạnh trước khi bơm dung dịch bảo quản vào. Khi bơm dung dịch bảo quản trong túi cần lắc đều túi để dung dịch bảo quản và TBG được trộn đều, loại bỏ hết bọt trong túi.

Sử dụng máy nối ống dây PVC y tế vô trùng hàn túi máu. Trong 2 túi đầu:

+ 1 túi: rút 1ml cho vào ống FA plus để đếm tế bào CD34+ sau khi bảo quản rã đông.

Bước 7: Đưa các túi TBG đã được xử lí vào trong hệ thống làm lạnh TBGPlaner Kryosave Integra GDKRYO 750 Freezer.

Đông lạnh khối TBG với 3 mức hạ nhiệt độ: 4oC trong 20 phút, hạ tiếp tới

-1oC trong 1 phút, đến -45oC trong 1 phút, hạ tiếp đến -50oC trong 1 phút và cuối

cùng đến mức -140oC.

Bước 8: Sau đó đưa túi TBG vào hệ thống bảo quản lưu trữ TBG bằng nitơ

lỏng TEC 3000 Liquid Nitrogen Storage Tank ở -196oC cho đến khi sử dụng.

Một phần của tài liệu Bước đầu ứng dụng tách chiết tế bào gốc từ máu ngoại vi vào hỗ trợ điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w