Trƣớc khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, Hát Xoan đã đƣợc hình thành từ thời Vua Hùng dựng nƣớc và đƣợc duy trì phát triển qua các triều đại phong kiến Việt Nam nhƣ Lê, Lý, Trần…
Nguồn gốc của Hát Xoan có nhiều cách giải thích khác nhau bằng huyền thoại vào thời các Vua Hùng dựng nƣớc.
Có một câu chuyện kể rằng Vua Hùng đi tìm đất đóng đô, một hôm nghỉ chân ở nơi này là quê Xoan Phù Đức - An Thái, thấy các trẻ chăn trâu múa hát, vua rất ƣa thích và lại dạy các em thêm nhiều điệu khúc nữa, những điệu múa ấy của Vua Hùng và các em chăn trâu, đó cũng là những điệu Xoan đầu tiên.
Một câu chuyện khác kể rằng vợ Vua Hùng đau bụng đẻ đã lâu ngày mà vẫn không sinh nở, một nàng hầu gái bàn lên đón nàng Quế Hoa múa đẹp hát hay đến múa hát. Quế Hoa đƣợc gọi đến trƣớc giƣờng, uốn tay đƣa chân, dáng nhƣ tơ, giọng nhƣ suối, sắc nhƣ hoa…Vợ Vua Hùng xem múa nghe hát quả nhiên vui vẻ sinh thêm đƣợc 3 ngƣời con trai tuấn tú khác thƣờng. Vua Hùng rất vui mừng, truyền cho các công chúa và cung nữ đều học những điệu
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
múa của nàng Quế Hoa. Lúc đó vào mùa Xuân nên đặt tên các điệu múa hát đó là Hát Xuân.
Chuyện dân gian xã Cao Mại kể rằng Nguyệt Cƣ công chúa, Vua Bà xã Cao Mại, con Vua Hùng lúc lọt lòng mẹ cứ khóc hoài không ai dỗ đƣợc, chỉ nghe ngƣời làng An Thái hát em mới nín khóc, cứ nhƣ thế cho tới năm em lên ba tuổi. Các cụ còn kể rằng Nguyệt Cƣ qua làng An Thái đƣợc nghe hát rồi đau bụng đẻ, quân gia phải khiêng kiệu chạy thật nhanh về trang để bà kịp sinh nở, cũng những tình tiết trên mà ở Cao Mại có lệ chạy kiệu Vua Bà và có hát Xoan trong các ngày đình đám tế lễ, đó là những trò hội diễn làng có ý nghĩa kỷ niệm.
Làng Hƣơng Nộn, nơi có hát Xoan thờ Xuân Nƣơng, nữ tƣớng của Hai Bà Trƣng, các cụ kể rằng: Xuân Nƣơng khởi nghĩa đánh giặc Hán tham tàn, có lần hành quân qua làng Xoan đƣợc nghe hát Xoan bèn cho quân học hát. Cũng vì sự tích trên mà ngày tế Xuân Nƣơng, dân làng hƣơng Nộn tổ chức hát Xoan. Nếu thời Hai Bà Trƣng đã có hát Xoan để quân bà Xuân Nƣơng học hát thì Hát Xoan ắt hẳn đã ra đời trƣớc đó có nghĩa là vào thời Hùng Vƣơng.
Huyền thoại chỉ là huyền thoại. Ngƣời dân Đất tổ Hùng Vƣơng không tránh khỏi tâm lý giải thích mọi chuyện bằng những “truyền thuyết Hùng Vƣơng” và sự tích hát Xoan gắn với thời kỳ lịch sử Hùng Vƣơng chỉ có ý nghĩa là Xoan vốn có từ rất lâu đời.
Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, sự hình thành các triều đại phong kiến hát Xoan cũng đƣợc nghiên cứu tìm hiểu bằng những phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhằm soi xét các vấn đề văn hóa dân tộc.
Muốn tìm lý lịch của hát Xoan, trƣớc hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Xoan qua những đặc trƣng ngôn ngữ và hình thức biểu hiện, Xoan là một loại hình dân ca, phƣơng tiện biểu hiện của Xoan cơ bản là ngôn từ. Là thanh nhạc, là
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
hát, vậy hát là phải có lời, có văn. Xoan là tác phẩm văn học, là những tổ hợp kết cấu ngôn từ, diện mạo ngôn từ của Xoan là yếu tố quan trọng và chủ yếu giúp lần tìm ra thời kỳ hình thành tác phẩm cũng nhƣ quá trình phát triển của nó.
Trong Xoan ta thấy có các từ chỉ thời gian nhƣ “ban xƣa”, “ban khi”, các đại từ “cô bay”, “nàng bay”, “bọn này”…chúng ta cũng gặp ở Xoan những động từ ngày nay không còn dùng nữa nhƣ: khống (chúc), vâng (phù hộ), nhắp (nhắm mắt), xem (ăn)….
Những từ cổ đó chính là những dấu tích văn hóa sẽ giúp chúng ta có khả năng dò tìm ra thời kỳ lịch sử của Xoan.
Bộ phận Xoan do nho sĩ sáng tác là văn thơ Nôm, nhƣ vậy là những bài bản ấy, những quả cách ấy đƣợc ra đời vào thời kỳ thơ Nôm hay thơ “Quốc Âm” đã phát triển. Trong một số tác phẩm thơ Nôm cổ, chúng ta thấy một hiện tƣợng trùng hợp ngôn ngữ đáng chú ý giữa Hồng Đức Quốc Âm thi tập và Hát Xoan. Mở thơ Hồng Đức, chúng ta thấy những câu nhƣ:
Bốn mùa no bốn, thiếu mùa nào Trăng một thu chày vằng vặc cao.
(Trời thu trăng sáng) [8, tr.54]
Nhà nam nhà bắc đều no mặt
(Trống canh một) [8, tr. 65]
Đàn tranh ta, khách nằm chẳng nhắp Lai láng lòng thu hứng có thừa.
(Tiêu tƣơng dạ vũ) [8, tr.65] Nếu Xoan có câu:
Đậu nơi khuất gió họp chúng năm ba
Uống rƣợu hê ha bỏ quai chèo… [10, tr.42]
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
Bẻo lẻo câu thơ cũ rích Hê Ha chén rƣợu hứng si…
(Tự thuật) [8, tr.72]
Rõ ràng Xoan và thơ Hồng Đức cũng có một vốn ngôn ngữ. Lại ngƣợc thời gian lần tới thơ Quốc Âm của Nguyễn Trãi nửa đầu thế kỷ 15, ta cũng gặp những từ cổ đã thấy trong thơ Hồng Đức nhƣng thơ Ức Trai còn mang những từ cổ không có mặt trong thơ Hồng Đức cũng nhƣ trong Xoan: diễn, khóng khảy, tịn cốc, cảm độc, lợp, ròi, choi chăn…Ngôn ngữ thơ Ức Trai nhìn chung cổ hơn thơ Hồng Đức.
Mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật đều là sản phẩm của một xã hội nhất định. Chúng ta thấy ngôn ngữ văn học của Xoan chỉ có thể là ngôn ngữ thời kỳ thơ ca quốc âm đã phát triển và các bài bản Xoan xét về phƣơng diện đó là những sáng tác ra đời sớm nhất vào thế kỷ 15 và sau đó tất nhiên còn tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của thơ ca Nôm.
Ta thấy trong Xoan nói tới Vua mà cũng nói tới chúa, nhƣ vậy vua và chúa không chỉ chung một ngôi vị, một nhân vật mà là hai ngôi vị kèm sát nhau, song song tồn tại:
Nghe tiếng trống tôi vua yêu chúa dấu… Trống tôi vỗ bên vông thờ vua thờ chúa…
(Giáo trống) [10, tr.75]
Vua vàn vạn tuế, chúa vàn vạn niên.
(Bợm Gái) [11, tr.32]
Tình hình trên phản ánh một thực tế lịch sử thời kỳ Lê Mạt: chính quyền phong kiến với hai ngôi vị vua chúa cùng tồn tại, vua Lê, chúa Trịnh. Trong thời kỳ này vua Lê chỉ giữ hƣ vị, thực quyền cai trị hành chính đất nƣớc nằm trong tay chúa, trong tay họ Trịnh. Không thể có văn bản nào mà chỉ nói đến
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
vua mà không nói đến chúa, chỉ ca tụng vua mà không ca tụng chúa, chỉ chúc vua mà quên chúa.
Hiện tƣợng tôn tiếm phi lễ, tình hình Lê, Trịnh, vua, chúa lộn xộn nhƣ trên cũng đƣợc phản ánh trong Xoan.
Đệ nhị pháo mừng tuổi chúa Mặt rồng lồ lộ bày Nghiêu Văn võ Thuấn Nghiêu vào chầu
Tung hô ba tiếng quỳ tâu….
(Giáo Phái) [10, tr.54]
Xoan cũng ca ngợi công lao chúa khôi phục hoàng đồ cho nhà Lê (mất về tay họ Mạc):
Chúc thánh mừng vua Chim phƣợng hoàng ra
Sắp ra ban
Đức chúa mở hoàng đồ khôi phục
(Giáo Pháo) [10, tr.76]
Cạnh những câu hát chúc tụng vua thì Xoan còn dành cho ta những dấu tích lịch sử khác về cuộc đời của nó, đó là những chức tƣớc của triều đình phong kiến luôn đƣợc nhắc tới trong các ca chúc:
Văn hàng thang ngôi lầu ngôi quận Võ hàng thang quận công, quốc công.
Văn thái úy, thái phó, thái bảo
Võ tƣ đồ, tƣ mã, tƣ không… [16, tr.45]
Xoan còn nói tới nhất phẩm tam công với các tƣớc vị thái phó, thái bảo, tƣ đồ, tƣ mã, tƣ không. Tam công là những chức tƣớc đứng đầu trong bậc thanh quan liêu phong kiến. “Thời Lý, Trần quan chế phong theo nhà Chu phần nào nên chức thái sƣ, thái phó, thái bảo là những chức vị đầu triều, đặt
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
chức thái úy để nắm binh quyền. Trần Thủ Độ là thái sƣ, thái thƣợng tƣớng Trần Quang Khải là nhập nội thái úy và Trần Nhật Duật là thái úy và quốc công, đó đều là những ngƣời từng nắm quyền tể tƣớng, quản lý, điều khiển
nhà nƣớc phong kiến thời Trần”[14, tr.134].
Nhƣ vậy các chức vị thái y úy, thái bảo, thái phó, tƣ đồ, tƣ mã…là quan từ thời Hồng Đức và thời Lê Mạt nhƣng Xoan hát “Văn thái úy”, “võ tƣ đồ” là hát cho hợp vần điệu, cho đối lời văn mà thôi, vì thái úy không phải là chức văn mà là đầu hàng quan võ còn tƣ đồ, tƣ không lại thuộc ban văn.
Trong Xoan cũng nói tới các chức quận công. Quận công thƣờng để phong cho các tƣớng lập nhiều chiến công (thời Mạc, Trịnh tranh quyền, tƣớc quận công đƣợc ban phát rất rộng rãi cho các võ tƣớng). Nhƣ vậy, những câu hát chúc nói tới quận công và quận công cho biết thời điểm ra đời của chúng thời Lê Mạt.
Với triều Lê, đô đốc và tổng binh là những võ chức cao cấp, Lê Thánh Tông đặt ngũ phủ đô đốc quản lĩnh toàn bộ công việc quân, thời Lê Trung Hƣng lại đặt chƣởng phủ sự, thự phủ sự ở đô đốc phủ. Xoan nói “Võ làng này chƣởng phủ triều đƣờng” là nói đến chức quan thời Lê Trung Hƣng.
Chức tổng binh và đô sứ tổng binh cũng là những chức của võ giai chƣa có trong thời Lý, Trần và chỉ đƣợc đặt từ thời Lê. “Nhà Lê đặt tổng binh sứ để thống lĩnh quân đội các trấn, các vệ, có đô tổng binh đứng đầu và các
chức tổng binh, phó tổng binh”[15, tr.58] cho nên Xoan có câu chúc: “Võ
làng đô sứ tổng binh trọng quyền” và “chúc phe tây kế đô sứ tổng”[10.tr 28].
Qua đây, ta thấy đƣợc thời kỳ lịch sử mà những bài ca chúc Xoan ra đời. Qua Xoan, ta cũng thấy nhắc đến các danh hiệu, học vị khoa cử nhƣ tiến sĩ, trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn, cập đệ khôi nguyên, sinh đồ…là thuộc thời kỳ lịch sử nào. Xoan hát:
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
Đất có kiểu nổi danh tiến sĩ. Gái thời yểu điệu phi phƣơng
Trai thời thi đỗ bảng vàng tam khôi… [16, tr.72]
Ngoài lời chúc tụng thành đạt, công danh khoa cử, Xoan còn nêu lên những vinh dự của kẻ sĩ “công thành danh toại”:
Trông thấy tàn vàng nẻo xa Bảng vàng choi chói chạ ta rƣớc về.
Gửi nhời cho chạ mừng lòng
Đánh đƣờng cho sạch rƣớc ông trạng về… [16, tr.83]
Những lời hát Xoan miêu tả cảnh tƣợng vinh quy của kẻ sĩ “áo gấm về làng” cùng những vinh dự của kẻ tân khoa “tán cả, ngựa kiêu, võng giá đăm chiêu”… Đó là những vinh dự dành cho chiến sĩ khoa thi đình, tới triều Lê mới đặt ra.
Qua các tác phẩm trên, chúng ta đã điểm những dấu tích lịch sử văn hóa cụ thể trong văn học hát Xoan với diện mạo ngôn từ, hình tƣợng nghệ thuật, về chế độ thi cử và quan chức phản ánh trong lời văn các bài bản. Những dấu tích này có khả năng giúp nhận biết đƣợc thời đại mà các bài bản Xoan ra đời, tồn tại.
Sang tới thời Lý, Trần với ảnh hƣởng xã hội của tăng ni, ảnh hƣởng của Phật giáo trong mọi lĩnh vực nghệ thuật: nhƣ kiến trúc, trang trí, điêu khắc, hội họa, ảnh hƣởng của Phật giáo cũng sâu đậm trong văn học.
Các bài bản Xoan chỉ có thể sáng tác vào thời kỳ này, là văn học của nho sĩ và của tƣ tƣởng Nho giáo. Văn học dân gian trong Hát Xoan không thể không chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng thời đại, của ý thức hệ thống trị xã hội.
Trải qua mỗi triều đại phong kiến, hát Xoan đƣợc phát triển thêm một bƣớc mới. Hát Xoan gắn với những lễ nghi, phong tục dâng thần cầu chúc cho làng chạ, gắn với những tƣ tƣởng nghi lễ phồn thực, nó thể hiện ƣớc vọng
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
nguyện vọng của nhân dân…Hát Xoan đƣợc tổ chức vào dịp đầu năm, trong những ngày lễ Tết nguyên đán của dân tộc.
Nhƣ vậy, Hát Xoan bắt nguồn từ lễ hội thời Hùng Vƣơng (chứ không phải lễ hội Hùng Vƣơng), Hát Xoan trong thủơ ban mai của nó không phải là hát Xoan nhƣ ngày nay.
Văn bản Hát Xoan bao gồm những lời chúc nguyện của dân gian có sự tham gia của các nho sĩ bình dân và những bài thơ, những ca khúc trữ tình khi khấn nguyện là sáng tác của các tầng lớp quý tộc, của nho sĩ triều đình. Đó là sự hội nhập của ca hát cung đình với diễn xƣớng dân gian tạo thành và đó là Xoan, thực thể nghệ thuật trở thành di sản văn hóa độc đáo của Phú Thọ.
Xoan có một nguồn gốc xa xƣa đƣợc nhận biết bởi các hình thức nghi lễ thần linh và chủ yếu là thần thành hoàng vào thời văn hóa Đại Việt, tới thời Hồng Đức rồi thời Lê Trịnh nó đã đi hết chặng đƣờng phát triển và định hình thành diễn xƣớng Hát Xoan, dân ca lễ nghi phong tục, hát cửa đình. Nó đƣợc tổ chức ở các xã Hát Xoan từ xa xƣa cho tới trƣớc Cách mạng tháng Tám.