Xoan không chỉ là ca hát mà còn là thơ là nhạc là múa. Xoan là hình thức diễn xƣớng dân ca tổng hợp và trong hình thức nghệ thuật đa yếu tố.
Hát Xoan có nhiều giọng và cách.
Về nghĩa rộng, giọng chỉ là một loại hình dân ca nào đó nhƣ giọng hò, giọng lý, giọng nhà tơ…Với nghĩa hẹp, giọng lại chỉ một làn điệu của mỗi loại hình dân ca, nhƣ giọng Hừ là hay giọng Giã bạn của Quan họ, giọng phú, giọng lý của Hát nhà tơ, giọng Ví đãi trầu, giọng Sổng của Ghẹo Phú Thọ. Theo nghĩa hẹp thì giọng còn là “Xoang điệu”, nghĩa cũng nhƣ làn điệu.
Cách còn gọi là quả cách, là một bài bản, một ca khúc. Trong bài hát Nhàn ngâm của Xoan có câu:
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
Cách này là cách giáo Nhàn ngâm Trai làng gái tốt họp chơi xuân Đã lấy Kiều Dƣơng làm cách trƣớc
Sau này chính thực cách Nhàn ngâm… [10, tr.72]
Cách cũng lại có nghĩa hẹp hơn, chỉ có một đoạn trong bài hát. Mỗi bài hát xong một đoạn, để chuyển sang đoạn tiếp với nội dung khác, Xoan lại có những câu thơ:
Cách ấy đã qua
Hỡi bạn nàng ta bẻ ra cách khác Cách ấy đã qua
Hồi bạn họ ta giở ra cách khác… [19, tr.32]
Nhìn khái quát, Xoan có các giọng lề lối mở đầu với tính chất là bài giáo vào đám, có giọng hát thờ là hát tế lễ chính thức và các giọng lề lối cuối.
Hát Xoan là hát cửa đình, hát thờ nên Xoan không hát ngoài trời nhƣ Ví hay Quan họ. Xoan hát trong lòng đình, trƣớc bàn thờ nến lung linh đèn nến, ngát hƣơng trầm.
Hát Xoan đƣợc trình diễn trong khoảng thời gian từ lúc nông thôn lên đèn cho tới hôm sau, trƣớc khi gà gáy cất tiếng gáy gọi bình minh, trời đất còn lảng bảng sƣơng, nhƣ vậy Xoan hát từ tối, qua đêm tới 3 hay 4 giờ sáng hôm sau thì tan cuộc.
Hát Xoan đƣợc trình diễn theo một trình tự nhất định, một chƣơng trình có trình tự lề lối. Ngay lúc mở đầu cuộc lễ, trùm Xoan vào khấn lễ thánh, hát bài Nhập tịch, 4 đào Xoan đứng sau múa, tay cầm quạt. Đây là bài hát khai mạc mời thần linh về hƣởng lễ và nghe hát thờ, tế lễ xong, cuộc hát chính thức bắt đầu.
Trƣớc hết là hát và múa với 4 giọng lề lối: Giáo trống, Giáo phái, Thơ nhang, Đóng đám. Hát Giáo trống, Giáo phái những bài này thì sôi nổi, tiết
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
tấu nhanh khỏe. Hát Thơ nhang, Đóng đám hát và múa đều êm nhẹ hơn. Cả 4 giọng lề lối nói trên đều hát theo lối đan xen nam nữ, nam hát chính, nữ hát đuổi theo và đệm “tầm vông”. Các câu hát ngắn gọn, nam nữ hát dồn đuổi nhau, hoặc nửa câu một, giọng nữ cất lên ngay sau khi giọng nam cất lên, tạo thế dồn dập, bắt giọng, gây không khí vui vẻ khỏe rộn ràng.
Nam: Đệ nhất pháp mừng tuổi vua Nữ: Chăm chắm ngựa Hung Nô Nam: Bát man
Nữ: (là man) triều cống Nam: Tứ đi
Nữ: (là di) phụcđộ…[11, tr.54]
Hát hết các bài bản hát thờ trên là tạm nghỉ Xoan để hát các giọng nhà tơ khoảng nửa tiếng đồng hồ. Hát nhà tơ chỉ có một hay 2 đào hát đổi nhau, phần ca hát này đƣợc gọi là hát Phú lý vì chỉ có hát giọng phú lý mà không hát các giọng ca trù khác của nhà hát tơ. Phƣờng Xoan vẫn gọi phần hát này là “hát chơi bời”.
Hát Phú lý xong lại tiếp tục hát các giọng lề lối của Xoan.
Các giọng lề lối cuối gồm có: Bỏ bộ, Chơi Bợm hay Bợm gái, Đúm, Xin Huê Đố chữ và Cài huê - Mó cá.
Sau Cài huê - Mó cá. Các ông trùm Xoan hát Chào giã là lời chào giã đám, chào vua làng ra về. Phần này, 4 cô đào múa từ lòng đình múa ra sân đình, ý là tiễn “thánh” ra về.