Hát Xoan từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc thời kỳ

Một phần của tài liệu Làn điệu hát xoan ở tỉnh phú thọ trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986 2011) (Trang 35 - 39)

kỳ đổi mới năm 1986

Từ sau cách mạng tháng Tám thành công, nhiều đình miếu bị phá bỏ hoặc bỏ hoang và cũng chẳng còn những đám rƣớc tƣng bừng những cuộc tế lễ trang nghiêm và những hội làng cũng bị lãng quên, tất nhiên các loại hình dân ca lễ nghi phong tục cũng “tạm nghỉ”, vắng bóng cùng với các lễ hội xƣa.

Rồi kháng chiến chống Pháp, cả nƣớc dấn mình vào cuộc chiến đấu quyết liệt để giành độc lập tự do, lúc này Xoan cũng chƣa có điều kiện sống dậy và vẫn nằm im “chờ thời”.

Tuy nhiên trong kháng chiến, các làn điệu dân ca Quan họ, Ví, Chầu Văn, Ca trù và Chèo, Tuồng vẫn đƣợc các đoàn văn công, đoàn nghệ thuật và

Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử

các tổ, đội văn nghệ từ trung ƣơng đến các xã, hợp tác xã, các nhà máy, công trƣờng và trong các đơn vị bộ đội dàn dựng, biểu diễn.

Năm 1954, chào mừng chiến thắng Điện Biên Phủ và Quốc Khánh (2 - 9), các văn nghệ sĩ phấn khởi xây đựng các tiết mục tham gia Đại hội văn công toàn quốc lần 1. Chính trong dịp này một số cán bộ ngành văn hóa tỉnh Phú Thọ đã phát hiện đƣợc đầu mối của Hát Xoan ở một xã “Xoan ngọn” hẻo lánh: xã Tây Cốc huyện Đoan Hùng và từ đó lại tìm đƣợc đến đất gốc, quê Xoan: Phù Đức và An Thái. Sau đó, nhiều cán bộ Vụ nghệ thuật và Đoàn văn công trung ƣơng cũng đã tìm đến với Xoan.

Tại hội diễn của Phú Thọ ngày 2 - 9 - 1954, tiếng hát Xoan truyền thống và một số bài có lời mới đƣợc cất lên trong sự hoan nghênh của đông đảo công chúng. Sau đó các cụ nghệ nhân và Đoàn văn công Phú Thọ lại đƣợc mời biểu diễn ở Hội diễn văn nghệ khu Việt Bắc rồi Đại hội văn công toàn quốc. Ở đâu các làn điệu hát Xoan Phú Thọ cũng đƣợc chào đón nồng nhiệt.

Những thành công bƣớc đầu trong việc phục hồi vốn văn hóa truyền thống Xoan Phú Thọ đã cổ vũ anh em văn nghệ sĩ để hăng hái đi sâu bảo tồn khai thác Xoan. Những ngƣời đi bƣớc đầu tìm đến với Xoan và phục hồi Xoan với nguồn sinh lực mới là: Nguyễn Kính, Cao Khắc Thùy, các nhạc sĩ Chu Minh, Ngọc Oánh, Tú Ngọc, Nguyễn Viêm, Nguyễn Đăng Hòe, nhà đạo diễn Nguyễn Đình Nghi và nhà thơ nữ Anh Thơ. Các nhà nghiên cứu đã ghi chép, ghi âm các lời hát, làn điệu và ghi hình các nghệ nhân. Một số cán bộ văn hóa địa phƣơng đã dựa trên hình thức diễn xƣớng và làn điệu Xoan cổ để xây dựng những tiết mục sân khấu, lời mới từ năm 1954 tới 1966 nhiều ca khúc và tiết mục ra mắt công chúng, trong số đó, các ca khúc liên ca “Trẩy hội mùa xuân” (Nguyễn Kính và Cao Khắc Thùy 1955), đƣợc tặng Huy chƣơng vàng tại Đại Hội Liên Hoan văn nghệ toàn miền Bắc 1962; “Sông Thao truyền thống anh hùng” (Nguyễn Kính 1965), các ca cảnh “Tiễn đƣa”

Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử

(Nguyễn Kính 1954), “Hái hoa Xuân” (Nguyễn Kính 1963), “Trên đồi chè” (Cao Khắc Thùy 1965), “Tiễn đƣa” (Hải Yến 1967) đã đƣợc công chúng hoan nghênh.

Từ năm 1967 với việc thành lập Hội văn nghệ dân gian Phú Thọ công cuộc khai thác và phát huy vốn Xoan địa phƣơng càng đƣợc đẩy mạnh hơn và đi chiều sâu. Hội phối hợp với Sở VHTT tổ chức những buổi nói chuyện, biểu diễn các tiết mục Xoan trong các hội nghị, các ngày lễ kỷ niệm, các buổi liên hoan…Các lớp huấn luyện văn nghệ của tỉnh cũng dành một phần chƣơng trình để giới thiệu Xoan.

Nhiều nhạc sĩ soạn bài hát mới dựa trên làn điệu Xoan truyền thống nhƣ Trƣơng Quang Lục, Cao Khắc Thùy, Hùng Khanh (Khi nhập Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành Vĩnh Phú) từ đó tới năm 1980 sân khấu Vĩnh Phú đã khẳng định việc đƣa Hát Xoan vào chƣơng trình biểu diễn hiện đại. Nhiều màn hoạt cảnh, nhạc cảnh đƣợc biên soạn và biểu diễn nhƣ ca cảnh: Nhìn cây nhớ Bác, Đồi chè, Nƣớc về biển cả cây còn xanh tƣơi, ca khúc Nƣớc non đẹp tựa gấm hoa, Mùa xuân quê hƣơng, Gửi ra tiền tuyến tấm lòng hậu phƣơng, Lóng la

lóng lánh… Vào lúc này đã có những tiết mục gọi là “kịch ngắn dân ca” nhƣ

“Dƣới bóng cây thiên tuế” (Cao Khắc Thùy - Nguyễn Kính 1976), kịch dân ca “Trăng sáng đêm xuân” (Nguyến Kính - Hùng Khanh 1986), “Giải lụa xanh” (Văn Lợi 1985)…

Các bài viết, công trình nghiên cứu về Xoan truyền thống cũng đƣợc ra mắt bạn đọc. Nguyễn Khắc Xƣơng và Dƣơng Huy Thiện với tập “hát Xoan, hát ghẹo Vĩnh phú” (1979), Tú Ngọc giới thiệu “các bản nhạc Xoan truyền thống trong hát Xoan” (1977) và nhiều bài về Xoan trên các báo chí với Tú Ngọc, Nguyễn Đăng Hòe, Nguyễn Khắc Xƣơng, Nguyễn Vũ, Phạm Khƣơng…

Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử

Trên đây là vài nét tóm lƣợc bƣớc đƣờng phát triển của Xoan từ sau cách mạng tháng Tám đến thời kì đổi mới năm 1986. Với đƣờng lối văn hóa nghệ thuật của Đảng vừa bảo tồn văn hóa truyền thống, vừa nâng cao để các dân ca cổ truyền có khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới, với tâm lí sinh hoạt và xã hội mới, mặc dù hiện nay Xoan không còn ca hát, trình diễn ở các cửa đình với đầy đủ những tập tục truyền thống nhƣng Xoan vẫn mãi tồn tại và đƣợc lƣu giữ, phát triển trở thành một dân ca mang tính toàn quốc, một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần đƣợc bảo tồn.

* Tiểu kết chương 1

Nhƣ vậy, với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đất Tổ Văn Lang mang đặc trƣng của vùng trung du miền núi, hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc là chủ yếu, quan hệ xóm làng láng giếng gần gũi nét đặc trƣng của nông thôn Việt Nam nhƣng lại có nét riêng của vùng đất Tổ vua Hùng đã là cơ sở thuận lợi cho sự ra đời của làn điệu hát Xoan.

Làn điệu hát Xoan với nội dung hƣớng về cội nguồn, phản ánh chân thực ƣớc mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động, tái hiện lại bức tranh cuộc sống của chế độ phong kiến thời xƣa, mang tính chất tế lễ thần thánh, thể hiện khát vọng của tình yêu đôi lứa…Với nội dung phong phú, với phƣơng thức trình diễn riêng mang đặc trƣng của lối hát dân ca vùng đất Tổ, hát Xoan đã đƣợc lƣu giữ và phát triển qua thời kỳ lịch sử của đất nƣớc từ các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê…cho đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của đất nƣớc.

Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử

Chƣơng 2.

LÀN ĐIỆU HÁT XOAN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC (1986 - 2011)

Một phần của tài liệu Làn điệu hát xoan ở tỉnh phú thọ trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986 2011) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)