hát Xoan
Hát Xoan là loại hình nghệ thuật dân gian, thuộc tầng lớp văn hóa cổ của cộng đồng cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc. Trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc, theo chủ trƣơng chính sách của Đảng “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”, “đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Nhận thức rõ giá trị hát Xoan, tỉnh Phú Thọ đã đệ trình Chính phủ phê duyệt chƣơng trình xây dựng hồ sơ khoa học “Hát Xoan Phú Thọ” để đệ trình UNESCO xem xét, ghi nhận di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Từ thực tế, tỉnh Phú Thọ đã sớm có “Dự án bảo tồn và phát triển dân ca Xoan Phú Thọ” trong thời kỳ đổi mới, đồng thời cũng xúc tiến hồ sơ đệ trình
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
UNESCO công nhận hát Xoan là văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp.
Sở VHTT - DL tỉnh Phú Thọ, Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, UBND thành phố Việt Trì, UBND các xã Kim Đới, Phƣợng Lâu, Kim Đức đã xây dựng đề án duy trì và phát triển làn điệu hát Xoan.
Những nội dung trong dự án cũng là chủ trƣơng của tỉnh, đã đề cập đến một số vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất: tiếp tục điều tra, nghiên cứu kiểm kê sự phát triển của hát
Xoan Phú Thọ. Vùng Xoan gốc và vùng Xoan lan tỏa, đánh giá kết quả những
hoạt động chủ yếu của chính quyền và cộng đồng trong từng năm qua để bảo vệ di sản hát Xoan. Thực chất hiện nay việc bảo tồn các phƣờng Xoan cổ, làng Xoan gốc phần nhiều là ở dạng tự phát, tự lòng yêu thích chủ yếu trong truyền thống gia đình, dòng họ, do các nghệ nhân truyền lại cho lớp con cháu họ. Các nghệ nhân cũng ít hoạt động và cũng chƣa có đƣợc sự chăm sóc, nuôi dƣỡng động viên về tinh thần lẫn vật chất trừ khi có nhu cầu biểu diễn phục vụ cho công việc nào đó. Mặt khác, phải nghiêm khắc mà nhìn nhận rằng: Cấp chính quyền quản lý đặc biệt là ở cơ sở chƣa nhận thức đƣợc giá trị của hát Xoan, nên chƣa có sự quan tâm để có những giải pháp thích hợp nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển di sản hát Xoan.
Thứ hai là: phải tăng cƣờng củng cố các phƣờng Xoan gốc. Cái đặc sắc của hát Xoan Phú Thọ là hiện nay vẫn tồn tại các phƣờng hát Xoan gốc (có 4 phƣờng: Phù Đức, Kim Tới, Thét thuộc xã Kim Đức và phƣờng An Thái thuộc xã Phƣợng Lâu) có trên 18 cụ từ 80 tuổi trở lên, có cụ đã 102 tuổi. Cần tiếp tục có sự củng cố về tổ chức các phƣờng Xoan sao cho các phƣờng đều có ông trùm, có ngƣời dẫn cách, gõ trống và các đào, kép (khoảng 20 - 25 ngƣời). Trƣớc mắt kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nƣớc tài trợ, các năm sau giảm dần (từ năm thứ 4 trở đi), phƣờng hát Xoan duy trì phát triển cần tạo
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
ra nguồn thu từ biểu diễn phục vụ khách du lịch và thực hiện xã hội hóa vận động lòng hảo tâm tới việc khôi phục, trùng tu, tôn tạo các di tích gốc có liên quan đến môi trƣờng hoạt động của hát Xoan để tạo lại vị thế cho hát Xoan trong lễ hội, nghi thức và phong tục. Trƣớc mắt giao cho nghành văn hóa cải tạo nhà văn hóa Việt Trì thành địa điểm thƣờng xuyên tổ chức biểu diễn hát Xoan phục vụ khách trong tua tuyến du lịch cũng nhƣ các sự kiện chính trị của tỉnh.
Thứ ba là: việc tôn tạo môi trƣờng cho dân ca Xoan phát triển, đƣợc lan tỏa và phát triển thực sự góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cộng
đồng.
Thứ tƣ là: tăng cƣờng công tác tuyên truyền quảng ba giá trị hát Xoan để đông đảo nhân dân, nhận biết đƣợc và thực sự có ý thức yêu thích hát Xoan. Đƣa hát Xoan vào trƣờng học cho chƣơng trình “Trƣờng học thân thiện - học sinh tích cực” hàng năm; dạy hát Xoan trên sóng Đài phát thanh truyền hình của tỉnh; tổ chức liên hoan giao lƣu hội thi, hội diễn “Hát Xoan Phú Thọ” hàng năm; nghiên cứu khôi phục đƣa hát Xoan vào phần nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vƣơng coi đó là một trong những nghi thức sinh hoạt văn hóa “đặc sản” của lễ hội; tổ chức hát Xoan trong lễ hội Đền Hùng và đặc biệt là trong các tua du lịch.
Thứ năm là: điều kiện để thực hiện bảo tồn, duy trì phát triển hát Xoan
Phú Thọ. Đó là việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách đối với nghệ
nhân, với các phƣờng Xoan gốc, với các câu lạc bộ hát Xoan và dân ca Phú Thọ các cộng đồng yêu thích dân ca Xoan.
Thứ sáu thành lập “Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa hát
Xoan Phú Thọ”. Nghiên cứu sƣu tầm, kiểm kê, bảo tồn di sản hát Xoan, biên
soạn, sản xuất các ấn phẩm văn hóa để tuyên truyền, giới thiệu quảng bá di sản hát Xoan, tổ chức biểu diễn thể nghiệm các bài bản, làn điệu hát Xoan cổ,
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
Xoan chỉnh lý và Xoan phát triển, xây dựng những chƣơng trình hát Xoan có chất lƣợng cao biểu diễn trên sân khấu, phục vụ hội nghị, giao lƣu vùng miền và cả nƣớc, trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh và Trung ƣơng góp phần quảng bá phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan Phú Thọ [17, tr.33-35].
2.2. HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN VÀ TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ VỀ LÀN ĐIỆU HÁT XOAN Ở TỈNH PHÚ THỌ
2.2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức dạy học hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ
Căn cứ vào kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ nhiều cuộc hội thảo về Xoan cũng đƣợc tổ chức, gần đây là cuộc hội thảo về Xoan Vĩnh Phú tháng 10 - 1994. Rất nhiều chƣơng trình tìm hiểu nghiên cứu về sự ra đời, nguồn gốc và phát triển về hát Xoan ở Phú Thọ đƣợc đăng tải trên đài phát thanh của Tỉnh, của Trung ƣơng, trên các báo chí truyền thông.
Từ năm 1998 - 2006, nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn Phó giám đốc Sở VHTT (nay là Giám Đốc) đã đi đúng hƣớng khi trực tiếp tổ chức các Câu lạc bộ (CLB) Hát Xoan ở quê Xoan Kim Đức và An Thái. Tháng 7 - 2006, từ CLB Xoan Kim Đức đã tách ra thành 3 phƣờng Xoan là Phù Đức, Thét, Kim Đái hoạt động độc lập dƣới sự chỉ đạo chuyên môn của Trung Tâm văn hóa thông tin Tỉnh (Sở VHTT).
Vào dịp Tết Bính Tuất và Hội Đền Hùng 2006, phƣờng Xoan An Thái đã đƣợc công nhận là phƣờng Xoan cấp tỉnh và biểu diễn phục vụ đông đảo khách hành hƣơng về giỗ Tổ Hùng Vƣơng.
Sang năm 2010 – 2011, căn cứ theo chủ trƣơng của tỉnh Phú Thọ, kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch, Nhà Văn Hóa lao động tỉnh Phú Thọ, Trƣờng Trung học VHNT, Nhà Văn hóa thành phố Việt Trì, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Trƣờng THPT Vũ Thê Lang, thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Hạ
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
Hòa sẽ lập CLB hát dân ca, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Trống quân. Ngoài ra các huyện thị khác cũng thành lập từ 2 đến 3 CLB. Hoạt động của CLB tập trung vào các nội dung học hát, tập luyện và trình diễn các bài Xoan cổ, tập và trình diễn các bài hát Xoan đã đƣợc các nhạc sĩ thu âm phát triển, tập và trình diễn các bài đặt lời mới theo làn điệu dân ca Xoan, Ghẹo…
“Tháng 11 năm 2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thành công lớp học Hát Xoan và dân ca Phú Thọ. Tham gia lớp học có các thành viên của các Câu lạc bộ hát Xoan và dân ca Phú Thọ, thành viên của các đội văn nghệ mạnh của 13 huyện, thành thị và giáo viên dạy nhạc của
các trƣờng học thuộc các nghành Giáo dục quản lý”[21, tr.11].
Trong thời gian tổ chức lớp học, các học viên đƣợc truyền dạy những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghệ thuật trình diễn hát Xoan. Với 3 bài Xoan cổ nhƣ Xoan thời cách, Hò chèo cách, Tứ dân Xoan cách và 3 bài hát Đón đào, Bỏ bộ, Mó cá. Lớp học đã giúp các học viên tiếp cận nội dung, hình thức trình diễn truyền thống các làn điệu hát Xoan. Kết thúc khóa học Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã cấp chứng chỉ cho các học viên.
Với những lớp học, Câu lạc bộ Xoan đƣợc thành lập đã tăng cƣờng tuyên truyền phổ cập hóa hát Xoan ngày một rộng rãi. Tạo điều kiện cho các thế hệ trẻ hiểu thêm hiểu về giá trị hát Xoan, yêu mến vốn văn hóa của quê hƣơng mình. Cơ bản chọn lọc nâng cao hát Xoan để đƣa vào chƣơng trình giáo dục - giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp.
2.2.2. Tổ chức biểu diễn hát Xoan trong các lễ nghi truyền thống
Nhằm bảo tồn, phổ biến và phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới. Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng chƣơng trình “hát Xoan Phú Thọ” để quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể đặc trƣng của vùng đất Tổ, gắn với tín ngƣỡng thờ cúng vua Hùng, quảng bá tuyên truyền nghệ thuật trình diễn hát Xoan và làm cơ sở để chứng minh sức sống, sự lan tỏa của hát
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
Xoan trong đời sống cộng đồng dân cƣ, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch “Tổ chức tuyên truyền, phục dựng và thành lập các CLB hát Xoan Phú Thọ”, đƣa hát Xoan vào những lễ hội ở những làng xƣa kia đã có tục hát Xoan.
Tỉnh Phú Thọ đã đƣa diễn xƣớng hát Xoan vào lễ hội Đền Hùng hàng năm nhằm kết hợp giữa bảo tồn hát Xoan với hoạt động lễ hội truyền thống. Các phƣờng, câu lạc bộ hát Xoan đã biểu diễn phục vụ nhân dân du khách từ tháng 3 Âm lịch để hƣởng ứng lễ hội Đền Hùng. Trong dịp lễ hội, ở các đình Lâu Thƣợng, Vân Phú, Hùng Lô… đã tổ chức lễ hội làng theo nghi lễ truyền thống và tổ chức hát Xoan. Kết hợp với chƣơng trình lễ hội và hát Xoan thì những trò chơi dân gian đã đƣợc tổ chức nhƣ bắn nỏ, đi cà kheo, kéo co, hát Sình ca…
Trong các lễ hội diễn ra vào tháng 3 Âm lịch nằm trong khuân khổ của chƣơng trình lễ hội Đền Hùng, Hát Xoan đã đƣợc tổ chức biểu diễn trong các lễ hội truyền thống ở các làng, các đình khác nhau nhƣ: “lễ hội Cƣớp cầu” diễn ra ở đình Hùng Sơn - Lâm Thao - Phú Thọ, “lễ hội Trò trám” diễn ra ở làng Sơn Vi - LâmThao, “lễ hội cƣớp Phết” ở xã Hiền Quan - Tam Nông….Cũng trong thời gian này, một loạt các hoạt động nhƣ “Tổ chức liên hoan diễn xƣớng văn hóa dân gian ở các dân tộc, trong lễ cấp sắc, lễ lập tịch…” đƣợc kết hợp với biểu diễn.
Hát Xoan sinh ra và lớn lên trong môi trƣờng lễ hội. Ngày nay, lễ hội vẫn đƣợc duy trì trên một bình diện mới mang một nội dung nhân văn, gắn với những giá trị nhân văn truyền thống. Nhiều lễ hội mới ra đời, những lễ hội truyền thống đƣợc phục hồi và duy trì lồng ghép với lễ hội mới mang một nội dung và hình thức mới. Đƣa hát Xoan vào những lễ hội ở những làng xã xƣa kia đã từng có tục lệ Hát Xoan hoặc đón phƣờng hát Xoan về thờ, vui chơi đã tạo ra một môi trƣờng “tái sinh” tốt nhất để nuôi dƣỡng những giá trị nhân
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
văn và nghệ thuật của hát Xoan. Tƣởng nhớ công ơn của những ngƣời đã khuất, những ngƣời có công với cộng đồng, ƣớc vọng về cuộc sống hạnh phúc vƣơn lên để giành những thành quả lao động ngày một tốt hơn, nhiều hơn… là những nội dung lành mạnh trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt xƣa đến nay.
2.2.3. Tổ chức đề nghị UNECO công nhận hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể
Nhận thức rõ giá trị của hát Xoan, tỉnh Phú Thọ đã đề nghị Chính phủ phê duyệt chƣơng trình xây dựng hồ sơ khoa học “Hát Xoan Phú Thọ” để trình UNECO xem xét, ghi nhận di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp. Sau đó, Chính phủ đã đồng ý lập hồ sơ cho di sản hát Xoan.
“Tháng 8 năm 2009, tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng UNECO tổ chức các hội thảo về loại hình nghệ thuật dân gian hát Xoan trên vùng đất Tổ. Đồng thời, lập hồ sơ xem xét công nhận đây là di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp, dựa trên các
chỉ tiêu độc đáo ở lời ca, giai điệu và tính trung thực của hát Xoan” [7, tr.8].
Hồ sơ hát Xoan gửi đi vào tháng 3 năm 2010 và đến tháng 8 năm 2011, nƣớc ta đã nhận đƣợc nhiều ý kiến đánh giá của các chuyên gia quốc tế. Các chuyên gia đã đánh giá cao giá trị của hát Xoan, ghi nhận những cố gắng của cộng đồng tỉnh Phú Thọ bảo vệ di sản những năm gần đây và khuyến khích UNECO ghi nhận đề cử của Việt Nam. Và hát Xoan đã đƣợc ghi nhận vào 24 - 11 - 2011.
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HÁT XOAN TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY
2.3.1. Thuận lợi
Hát Xoan cũng nhƣ hình thức dân ca khác, là một hiện tƣợng của văn hóa dân gian nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng của ngƣời Việt ở Đồng
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
bằng bắc bộ. Nó ra đời và đƣợc nuôi dƣỡng trong môi trƣờng sinh thái tự nhiên và môi trƣờng kinh tế - xã hội có lịch sử lâu đời, ít nhất là từ khi cộng đồng ngƣời Việt định cƣ trên bậc thềm trung du của vùng châu thổ sông Hồng. Trải qua nhiều triều đại với hàng ngàn năm lịch sử Hát Xoan vẫn tồn tại chứng tỏ nó có một sức sống bền vững bên trong, và sự biến đổi thích nghi để tồn tại trong văn hóa dân gian. Đó là thuận lợi cơ bản để hát Xoan có điều kiện tồn tại và phát triển.
Hơn nữa, hát Xoan đƣợc gắn với các tín ngƣỡng truyền thống nhƣ: tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng Vua Hùng, tín ngƣỡng phồn thực….hay luôn đƣợc tổ chức với các hoạt động lễ hội, các hoạt động du lịch nên hát Xoan nhanh chóng đi sâu vào tầng lớp quần chúng nhân dân, đƣợc nhân dân tiếp nhận.
Nội dung hát Xoan còn thể hiện rất phong phú, thể hiện tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân lao động, thể hiện tình yêu nam nữ, gắn với lễ giáo phong kiến…nên nó tạo đƣợc một ảnh hƣởng sâu rộng với quần chúng đặc biệt là tầng lớp nhân dân lao động. Đó là thuận lợi cho hát Xoan phát triển trong thời kỳ đổi mới.
Một thuận lợi cơ bản cho hát Xoan đƣợc duy trì và phát triển, trong những năm gần đây là Đảng ta đã quan tâm chú trọng, khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống, đề ra những chính sách, biện pháp để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến và mang đậm bản sắc dân tộc. Đây chính là điều kiện thuân lợi để Hát Xoan đƣợc khôi phục và phát triển. Hơn nữa, tỉnh Phú Thọ cũng nhanh chóng kịp thời đề ra chủ trƣơng, những dự án để khôi phục làn điệu hát Xoan ở vùng đất Tổ, thực hiện các biện pháp nhằm tuyên truyền, quảng bá, thực hiện những chƣơng trình biểu diễn để hát Xoan nhanh chóng đƣợc khôi phục và phát triển.
Nguyễn Thị Thu K34A - CN Sử
Trong những điều kiện thuận lợi để hát Xoan phát triển trong thời kỳ đổi mới, không thể không kể đến sự đóng góp và ủng hộ của những nghệ nhân hát