Mục tiêu, phương hướng phát triển của Vietcombank đến năm

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI VIỆTCOMBANK (Trang 68 - 73)

2010 01/, Vietcombank nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín năm 2009” và ông Nguyễn Hoà Bình Chủ tịch HĐQT Vietcombank được

3.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Vietcombank đến năm

3.2.1. Mục tiêu phát triển

Trước những yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vietcombank đã xác định mục tiêu trở thành một “Tập đoàn tài chính đa năng có qui mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015–2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà cả tại các thị trường tài chính thế giới”. Mục tiêu trên là hoàn toàn có cơ sở dựa trên các thành quả đã đạt được sau gần 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu cũng như các số liệu về tốc độ tăng trưởng và vị thế hiện tại của Vietcombank thứ 70 tại châu

Á hiện nay sẽ có tổng tích sản là khoảng 17 tỷ đôla Mỹ và vốn chủ sở hữu 1,4 tỷ đôla vào năm 2015.

Bảng 5. Xếp hạng chỉ tiêu một số ngân hàng tại châu Á Một số ngân hàng tại Châu Á – các chỉ số cơ bản (triệu USD) Ngân hàng Xếp thứ Vốn CSH Tổng

tích sản CAR ROA ROE

Bank of China (Trung quốc) 1 22.809 464.213 7,69% 0,26% 5,40% Kookmin Bank (Hàn quốc) 10 6.643 156.610 10,00% -0,55% -11,90% Shinhan Financial Group (Hàn Quốc) 20 3.342 116.728 NA 45,00% 18,70% CITIC Industrial

Bank (Trung Quốc) 30 2.035 50.721 8,90% 0,58% 18,70% Macquarie Bank

(Úc) 40 1.640 33.218 19,90% 1,57% 33,70%

ICICI Bank (Ấn độ) 50 1.273 30.133 10,36% 1,47% 33,80% Pusan Bank (Hàn

Nguồn: Tạp chí The Banker số tháng 7 và 10/2004. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Vietcombank và 50 ngân hàng lớn nhất châu lục còn khá xa: ngân hàng lớn nhất Châu Á có qui mô vốn lớn gấp 70 lần so với Vietcombank; ngân hàng xếp thứ 50 có qui mô vốn lớn hơn 4 lần. Điều này đòi hỏi Vietcombank phải có được những giải pháp mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Một số chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể như sau:

• Tổng tài sản tăng bình quân 15%/năm (giai đoạn 2005-2015). Theo đó đến năm 2015, Vietcombank sẽ có tổng tài sản vào khoảng trên 30 tỷ USD.

• Vốn chủ sở hữu cần đạt khoảng 2,0 – 2,25 tỷ USD vào năm 2015

• Chỉ số Lợi nhuận ròng trên Vốn chủ sở hữu (ROE) và Lợi nhuận ròng trên Tổng tài sản (ROA) đạt mức bình quân tương ứng là khoảng 15%/năm và 0,80 – 1,0 %/năm.

3.2.2. Định hướng phát triển trong đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh bằng sự chuyên nghiệp với 5 trụ cột chính: Quản trị, công nghệ, tài chính, nhân lực và thương hiệu.

- Tăng cường năng lực quản trị điều hành, dần dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị hiện đại, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất

- Tăng cường hiện đại hóa ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu ngày càng cao của khách hang. Phát triển các ứng dụng công nghệ để xây dựng và phát triển hệ thống các công cụ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành.

- Luôn duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp, và khuyên khích nhân tài cũng như thu hút chất xám từ các khu vực kinh tế phát triển.

- Duy trì, củng cố hệ thống mạng lưới tại các địa bàn trọng điểm trong cả nước, các khu vực là trung tâm tài chính quốc tế. Củng cố và nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín Vietcombank trong và ngoài nước, từng bước nâng cao vị thế và hình ảnh trong công chúng nói chung và công chúng đầu tư nói riêng.

Giữ vững vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trên hai khía cạnh trọng yếu: thị phần, định hướng

- Luôn duy trì thị phần lớn nhất trong các lĩnh vực hoạt động Ngân hàng then chốt: thanh toán XNK, dịch vụ thẻ.

- Tiên phong phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, có tính định hướng cho hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam

Tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt, an toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu

Một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu và Vietcombank luôn hướng tới là hoạt động an toàn và lâu dài. Chính vì vậy, Vietcombank xác định phải luôn thực hiện đồng thời hai loại hoạt động:

- Hoạt động nhằm thúc đẩy tăng trưởng

- Hoạt động nhằm đảm bảo tính bền vững

3.2.3 Chiến lược kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2011-2020

Với tầm nhìn và các mục tiêu lớn đặt ra, Vietcombank lựa chọn tiến hành thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung gồm: Chiến lược phát triển sản phẩm trên nền tảng công nghệ hiện đại và đáp ứng nhu cầu hội nhập

Chiến lược phát triển sản phẩm trên nền tảng công nghệ hiện đại và đáp ứng nhu cầu hội nhập

Từ mô hình tổ chứng với các lĩnh vực ngảnh nghề được mở rộng như nêu ở trên, Vietcombank chủ trương củng cố và phát triển các loại sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời tích cực nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm dịch vụ mới nhằm tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh tốt từ thị trường, bao gồm việc chú trọng phát triển hơn vào các sản phẩm, dịch vụ được thiết kế dựa trên nền

tảng công nghệ hiện đại, bán chéo sản phẩm để tiết kiêm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh chủ trương không ngừng cung cấp ra thị trường các loại sản phẩm, dịch vụ mới đa dạng và có giá trị gia tăng cao, Vietcombank vẫn tiếp tục phát triển mạng lưới cung ứng sản phẩm đến khách hàng theo chiều sâu (nâng cao tiên ích sử dụng của sản phẩm dịch vụ, tạo nhiều giá trị gia tăng như phương thức giao dịch điện tử, giao dịch tự động…) và chiều rộng (mạng lưới phủ khắp trong và ngoài nước, hệ thống đa dạng như Autobanking, ATM, InternetBanking, POS). Để thực hiện cần các chiến lược chức năng: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực mạnh và chiến lược marketing.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực mạnh

Phát huy điểm mạnh với một đội ngũ cán bộ vốn được đánh giá có chất lượng cao, Vietcombank lựa chọn chiến lược phát triển nguồn nhân lực mạnh (có đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn cao) nhằm tạo cơ sở nền tẳng quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình một cách toàn diện.

Vietcombank sẽ áp dụng chính sách trả lương, thưởng phù hợp với sự cống hiến, năng lực và mặt bằng giá lao động trên thị trường; áp dụng chính sách riêng giữ chân và tuyển dụng nhân tài; xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực hoạt động; có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ chi nhánh một cách có hiệu quả,…

Ngoài ra, để đảm bảo chiến lược phát triển đội ngũ nhân lực mạnh thành công, Vietcombank sẽ có các biện pháp tạo động lực cho người lao động, kết hợp xây dựng và phát triển văn hóa Vietcombank một cách phù hợp, tạo lập môi trường làm việc than thiện, khuyến khích khả năng sang tạo của mỗi cá nhân, thực hiện phân phối công bằng và hợp lý…

Chiến lược marketing

- Tiếp tục tăng cường việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh của VCB

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

- Điều tra tìm hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu

- Tập trung vào việc nghiên cứu những sản phẩm ngân hàng bán lẻ mới phù hợp với lộ trình mở cửa dịch vụ ngân hàng nhằm tận dụng lợi thế là những

ngân hàng đi đầu trong việc triển khai. Đồng thời phải tạo sự khác biệt của sản phẩm ở chất lượng, sự linh hoạt để cạnh tranh.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI VIỆTCOMBANK (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w