2010 01/, Vietcombank nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín năm 2009” và ông Nguyễn Hoà Bình Chủ tịch HĐQT Vietcombank được
2.3. Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
2.3.1. Vốn điều lệ của Vietcombank
Vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu đạt 29.189 tỷ đồng, tăng 8.520 tỷ đồng so với năm 2010
Phối hợp với đối tác chiến lược Mizuho, Vietcombank sử dụng vốn điều lệ để mở rộng quy mô tài sản, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, mặt khác sẽ tạo điều kiện cho tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa ngân hàng, cụ thể là:
- Mở rộng quy mô tín dụng
- Đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ - Mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn
2.3.2. Cơ cấu đầu tư
Đến 31/12/2011, dư nợ tín dụng đạt 209 nghìn tỷ đồng tăng 18,4% hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra đầu năm, duy trì được thị phần gần 8,1% toàn ngành ngân hàng. Trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 26 000 tỷ, tăng 31%, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt hơn 22 000 tỷ, tăng 64%. Tỷ trọng cho vay phi sản xuất giảm từ 12,4% xuống còn 9,4% thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ tối đa Ngân hàng Nhà nước quy định 16%. Dư nợ cho vay SME chiếm tỷ trọng 14,4%. Tín dụng thể nhân chiếm tỷ trọng 10% tổng tư nợ.
Năm 2011, Vietcombank đã thoái 14% vốn đầu tư dài hạn bao gồm 116,8 tỷ từ Ngân hàng Gia Định, SPT là 138 tỷ, PVTran Pacific là 120 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2011, tổng vốn đầu tư theo báo cáo tài chính hợp nhất chưa trừ dự phòng còn 2.826 tỷ đồng chiếm 13,9% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Vietcombank bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 2011 đạt 1.003 tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2010 vượt 144% kế hoạch.
Hoạt động tại các công ty trực thuộc đều đat kết quả lợi nhuận tích cưc, trong đó có công ty chứng khoán VCB đạt lợi nhuận trước thuế là 10,95 tỷ đồng, công ty cho thuê tài chính VCB Leasing đạt lợi nhuận trước thuế là 47,8 tỷ đồng. Năm 2012, Vietcombank có kế hoạch thành lập 3 công ty con là công ty kiều hối, công ty quản lý và khai thác tài sàn và công ty tín dụng tiêu dùng. Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đánh giá năm 2011 môi trường kinh doanh ngân hàng nhiều khó khăn đặc biệt là công tác huy động vốn chịu cạnh tranh khốc liệt cũng như thiếu lành mạnh của các TCTD khác. Mục tiêu 2012 ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp theo chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước là 17%. Ngân hàng Vietcombank tiếp tục rà soát danh mục đầu tư, tái cơ cấu phù hợp có tính đến hoạt động mua bán sáp nhập.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (mã: VCB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2012. Tại đại hội các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh quan trọng đã được đại hội thông qua. Tổng tài sản tăng 18%, huy động vốn tăng 18%. Hệ số ROA, ROE tăng trưởng ở mức 1,22%, 15%. Số phòng giao dịch và chi nhánh tăng thêm là 81 theo chỉ đạo của ngân
hàng Nhà nước.
2.3.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 2.3.3.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Vietcombank rất tập trung vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước. Do đó, trong suốt mấy chục năm qua, số lượng các chi nhánh và văn phòng giao dịch trên toàn quốc đã được tăng lên một cách đáng nể. Hiện tại, phải kể đến 1 Sở giao dịch, 90 chi nhánh và 87 sở giao dịch lớn nhỏ trải dài khắp cả nước, 3 văn phòng đại diện, công ty ở nước ngoài và 6 công ty liên doanh liên kết. Ngoài ra, hoạt động của Vietcombank còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.3.3.2. Đầu tư vào máy móc thiết bị
Vietcombank là ngân hàng có mạng lưới thanh toán POS trực tiếp tại các điểm giao dịch và các cửa hàng mua sắm lớn nhất cả nước, với số máy đạt 22 000 máy (tính đến cuối năm 2011), chiếm thị phần gần 26%, đứng thứ hai về mạng lưới ATM với tổng số máy khoảng 1700. Công tác an ninh và bảo mật cho hệ thống ATM cũng như hệ thống thanh toán thẻ trên toàn quốc luôn được Vietcombank chú trọng quan tâm.
2.3.3.3. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ
Với khoảng 20 triệu đô mỗi năm và hơn 200 cán bộ IT quản lý, Vietcombank luôn coi công nghệ là chìa khóa then chốt để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và quản trị hệ thống. Trong năm 2011, hệ thống công nghệ thông tin được duy trì hoạt động ổn định, làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại và cung ứng thông tin kịp thời cho hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, để đáp ứng cho mục tiêu chiến lược phát triển dài hạn, Vietcombank đã chuẩn bị các tiền đề cho việc triển khai các dự án quan trọng trong năm 2012 như: hệ thống Core Banking, hệ thống tài trợ thương mại xử lý tập trung, hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu… Với nền tảng công nghệ hiện đại và cập nhật, Vietcombank luôn cung cấp những sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó khẳng định rõ vị thế một ngân hàng lớn ở Việt Nam.
2.3.3.4. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Vietcombank quy tụ được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Tính tới hiện nay, số lượng nhân viên đã lên tới hơn 11.415 người. Vietcombank cũng thương xuyên mở các khoá đào tạo nâng câo nghiệp vụ, chuyên môn cũng như năng lực quản trị điều hành cho đội ngũ nhân viện. Đối với các lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên thì thường xuyên được cử đi đào tạo cả trong và ngoài nước về chăm sóc khách hàng, nghiệp vụ chứng khoán,
kiểm toán nội bộ và quan trọng là thường xuyên được tiếp cận với những thay đổi mới theo sự phát triển của nhu cầu khách hàng. Thu nhập trung bình hàng tháng của cán bộ công nhân viên Vietcombank cũng được nâng lên theo từng năm: năm 2010 thu nhập trung bình là 17 triệu đồng/người/tháng thì cuối năm 2011 đã là 18 triệu đồng/người/tháng. Sở dĩ, thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng lên là nhờ hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả trong toàn hệ thống Vietcombank.
Hình 5. Chuỗi giá trị của Vietcombank
2.3.3.5. Các hoạt động đầu tư khác
Hoạt động đầu tư kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng khác thường bị lỗ hoặc rất thấp, tuy nhiên tại VCB, lãi từ kinh doanh ngoại hối quý 4/2011 đạt hơn 236 tỷ, tăng 25% cùng kỳ 2010; cả năm đạt hơn 1.178 tỷ, tăng gấp đôi năm 2010. Năm 2011 VCB không đầu tư chứng khoán, trích lập dự phòng 3.387 tỷ. Lợi nhuận trước thuế quý IV/2011 đạt 1.586,8 tỷ đồng, tăng 15% cùng kỳ 2010, cả năm đạt 5.970,7 tỷ đồng, tăng 9% năm 2010, vượt kế hoạch năm 5,6%. Lợi nhuận sau thuế quý 4/2011 đạt 1.219 tỷ đồng, tăng 9% cùng kỳ 2010, cả năm đạt 4.278 tỷ đồng, tăng 6,6% năm 2010. Đáng chú ý, trong cơ cấu lợi nhuận
theo khu vực địa lý, gần 88,5% lợi nhuận của Vietcombank từ khu vực miền Nam (5.280 tỷ), khu vực miền Trung là hơn 1.000 tỷ trong khi khu vực miền Bắc lỗ hơn 317 tỷ. Nguyên nhân là miền Bắc VCB phải trích lập dự phòng hơn 2.300 tỷ, chiếm gần 70% chi phí dự phòng toàn hệ thống trong năm 2011. Tiền gửi khách hàng tính đến 31/12/2011 đạt 229.600 tỷ, tăng 12% so với đầu năm.
Các dự án đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng bất động sản và kinh doanh dịch vụ du lịch chất lượng cao tại Việt Nam như khu du lịch The Nam Hải Reort đã đi vào hoạt động từ năm 2007, được nhiều tạp chí và hãng lữ hành quốc tế bình chọn là một trong những khu nghỉ mát hàng đầu thế giới, có tổng vốn đầu tư 60 triệu USD, trong đó Vietcombank tài trợ cho vay số vốn tới gần 25%. Dự án Indochina Riverside Power cũng đã hoạt động từ năm 2008 (là một khu phức hợp văn phòng - trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp) nằm ngay bên bờ sông Hàn, được xem là một trong những công trình đẹp nhất thành phố Đà Nẵng cũng đã được Vietcombank tài trợ số vốn lên tới 7 triệu USD trên tổng số vốn của dự án là 25 triệu USD. Vietcombank còn tài trợ 44 triệu USD cho một dự án khu phức hợp tại Hà Nội là Indochina Plaza Hà Nội (có tổng vốn đầu tư 145 triệu USD).
Nợ xấu qua đầu tư cho vay tín dụng năm 2011 là 2% giảm so với năm 2010 là 2,8%. Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý trong việc xếp hạng nợ xấu của VCB trong quý IV/2011, nợ dưới chuẩn (từ nhóm 2 – nhóm 5) là 33.667 tỷ, tăng 60% so với năm 2010. Khoản nợ có khả năng mất vốn tại thời điểm cuối quý III/2011 là hơn 5.000 tỷ, đến cuối năm 2011 chỉ còn 2.200 tỷ.
Biểu 10. Cơ cấu nợ dưới chuẩn của Vietcombank tại các thời điểm (nguồn Cafef.vn)
Đầu tư dưới hình thức cho vay tín dụng năm 2011 của ngân hàng mẹ VCB tăng 18,5%. Tính đến 31/12/2011, VCB cho vay các tổ chức tín dụng khác 33.778 tỷ, tăng hơn 33.000 tỷ so với cuối năm 2010.
Bảng 3. Cơ cấu dư nợ năm 2010 và 2011 tại Vietcombank
Dư nợ Năm 2010 Năm 2011
Ngắn hạn 53,93% 59,26%
Trung hạn 11,44% 10,41%
Dài hạn 34,63% 30,33%
Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên, trong khi dư nợ trung và dài hạn giảm đi. Đó là do Vietcombank thực hiện theo chủ trương của Chính phủ về việc cắt giảm tín dụng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhất là các dự án xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà ở cao cấp.
Năm 2011, do tình hình kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán rơi vào điểm đáy nên tài khoản chứng khoán đầu tư của VCB giảm từ 32,7 nghìn tỷ đồng xuống còn 29,3 nghìn tỷ đồng.