Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI VIỆTCOMBANK (Trang 42 - 50)

2010 01/, Vietcombank nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín năm 2009” và ông Nguyễn Hoà Bình Chủ tịch HĐQT Vietcombank được

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Nam (Vietcombank)

2.2.1. Năng lực cạnh tranh thông qua thương hiệu ngân hàng:

Một số giải thưởng do tạp chí Asiamoney trao tặng:

• Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2008 (“Best Domestic Bank in Vietnam”)

• “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất tại Việt nam” do các doanh nghiệp bầu chọn.

• “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất trên nền tảng thương mại điện tử tại Việt nam” do các doanh nghiệp bầu chọn.

• “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam” do các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh ghiệp lớn bầu chọn.

• Biểu tượng thương hiệu quốc gia dành cho thẻ Connect24 do Bộ Thương mại trao tặng.

• Thương hiệu Vietcombank đạt danh hiệu Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2008 do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng.

• Giải thưởng cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam”năm 2008.

• Tổng Giám đốc Nguyễn Phước Thanh được tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008 do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trao tặng và Nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong lĩnh vực bán lẻ năm 2008 do Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trao tặng.

• Kỷ niệm chương tài trợ Cúp Diên Hồng 2008 Hội người cao tuổi Việt Nam và kỷ niệm chương Tâm Thế Thăng long do Thời Báo doanh nhân trao tặng.

• Bằng khen Doanh nhân doanh nghiệp tiêu biểu do Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội trao tặng.

• Giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008 (“Best Local Trade Bank in Vietnam”) do độc giả tạp chí Trade Finance (thuộc tập đoàn Euromoney) bình chọn.

• Chứng nhận hoạt động xuất sắc (“Certificate of Excellence”) của ngân hàng The Bank of New York Mellon (Mỹ) công nhận chất lượng thanh toán tự động theo chuẩn thanh toán quốc tế của Vietcombank.

• Chứng nhận ngân hàng hoạt động toàn cầu xuất sắc (“Global Financial Institutions Group Recognition Award”) của ngân hàng Wachovia (Mỹ) ghi nhận chất lượng xử lý lệnh thanh toán bằng điện Swift của Vietcombank.

• Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất do báo Thế giới và Việt Nam thuộc Bộ ngoại giao phối hợp với tạp chí Nhà Kinh tế (the Economist) tổ chức.

• Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam dành cho thẻ Connect 24, MasterCard, VisaCard do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng.

• Chứng nhận kỷ lục Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng.

2.2.2. Cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác

Theo lộ trình, sau IPO, BIDV sẽ lên sàn Hose. Xét về quy mô và tầm cỡ,

sàn Hose sẽ có thêm ngân hàng lớn cùng với Vietcombank (VCB) và VietinBank (CTG). Dưới đây là 1 số so sánh giữa 3 ngân hàng.

Hình 4. Logo 3 NHTM nhà nước Vietcombank, VietinBank và BIDV Cùng với Vietcombank (VCB) và Vietinbank (CTG) đã niêm yết, xét về quy mô thì BIDV, VCB và CTG có thể được xếp vào hàng ngân hàng lớn nhất của Việt Nam trên Hose. Ngày 6/12/2011, BIDV đã công bố giá khởi điểm đấu giá IPO là 18.500 đồng/cp; giá đóng cửa hôm nay của VCB là 22.200 đồng/cổ phiếu, giá đóng cửa của CTG là 20.200 đồng/cổ phiếu. Dưới đây là các so sánh giữa BIDV, VCB và CTG qua các chỉ tiêu tiêu biểu.

Biểu 2. Tổng tài sản/Dư nợ/Huy động của 3 ngân hàng đến cuối quý III/2011 (Số liệu hợp nhất theo báo cáo tài chính)

Đến cuối tháng 09/2011, các chỉ tiêu về tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn thì dẫn đầu là Vietinbank (CTG), tiếp đến là BIDV và VCB. Duy nhất chỉ có CTG là tăng trưởng dương về huy động tiền gửi của khách hàng (tăng 8,49%) trong khi tiền gửi của BIDV và VCB đều giảm.Tăng trưởng tổng tài sản của Vietinbank cũng cao hơn so với 2 ngân hàng kia.

CAR, Nợ xấu

Biểu 3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/09/2011 (số liệu hợp nhất theo báo cáo tài chính)

Đến cuối tháng 9 năm 2011, nợ xấu (nợ nhóm 3-4-5) của BIDV và VCB tương đương nhau với hơn 7.400 tỷ đồng, trong khi của CTG chưa đến 4.000 tỷ đồng. Xét về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, CTG thấp nhất đạt 1,44%, của VCB và BIDV lần lượt là 3,94% và 2,67%. Tỷ lệ nợ xấu của VCB còn cao hơn so với hai ngân hàng đối thủ là do công tác thẩm định tài chính các dự án cho vay của VCB còn nhiều vấn đề như chưa tìm hiểu kỹ các số liệu, thông tin do bên vay cung cấp, chưa tính đến biến động các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR của dự án.

Tổng kết năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là 2,03% tuy nhiên theo đánh giá của ban lãnh đạo VCB thì năm 2012 nền kinh tế chịu tác động từ yếu tố bên ngoài, dự báo không mấy khả quan nên mục tiêu nợ xấu được đặt ra là dưới 2,8%. Hệ số an toàn vốn CAR năm 2011 là 9,63%, mục tiêu năm 2012 tối thiểu đạt 12%.

Quy mô nhân lực

Biểu 4. Quy mô nguồn nhân lực tính đến cuối quý III/2011 (số liệu hợp nhất theo báo cáo tài chính)

Đến 30/9/2011, CTG có hơn 18.300 nhân viên, hơn gấp rưỡi so với VCB. Số nhân viên của BIDV là hơn 16.500 người.

Biểu 5. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tính đến 30/09/2011 (hợp nhất theo báo cáo tài chính )

Năm 2010, VCB có lợi nhuận trước thuế hợp nhất lớn nhất, đạt gần 5.500 tỷ đồng. Lợi nhuận của BIDV và CTG xấp xỉ nhau (~4.600 tỷ đồng). Trong 9 tháng đầu năm 2011 thì lợi nhuận của CTG tăng vọt lên gần 6.000 tỷ đồng, cao hơn 30% so với cả năm 2010. VCB đạt 4.615 tỷ đồng và lợi nhuận tăng mạnh trong Quý IV/2011 khi hạch toán lợi nhuận từ việc bán cổ phần của ngân hàng Shinhan Vina. BIDV đạt 3.182 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2011. Theo như công bố thông tin cổ phần hóa thì lợi nhuận trước thuế 11 tháng đầu năm 2011 của ngân hàng BIDV đạt 4.100 tỷ đồng.

Biểu 6 Khối lượng vốn huy động thông qua đấu giá lần đầu

Tính theo khối lượng vốn cần huy động (khối lượng đấu giá nhân với giá khởi điểm) thì đợt đấu giá của BIDV dự kiến huy động 1.568 tỷ đồng.

Biểu 7 Mức vốn hóa tính đến 30/09/2011 (hợp nhất theo báo cáo tài chính) Vốn hóa: Tính theo giá khởi điểm 18.500 đồng và vốn điều lệ dự kiến thì vốn hóa của BIDV đạt hơn 52.265 tỷ đồng - lớn nhất trong số 3 ngân hàng. Vốn hóa của CTG đã tạm tính lượng cổ phiếu đang chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Biểu 8 Cơ cấu dư nợ tính đến cuối quý III/2011

Cơ cấu dư nợ của 3 ngân hàng đều tập trung chủ yếu ở kỳ hạn ngắn tuy nhiên phân bổ tỷ lệ có sự khác nhau. Trong khi dư nợ ngắn hạn tại BIDV và VCB chỉ 54-55% thì tỷ lệ này ở CTG lên xấp xỉ 60%. Dư nợ cho vay dài hạn tại BIDV và VCB đều trên 33% thì tại CTG chỉ 29,54% dư nợ dài hạn. Dư nợ dài hạn cao tại BIDV do đây là ngân hàng bán buôn và được Chính phủ chỉ định là ngân hàng giản ngân các khoản vay ODA. Trong khi đó CTG sau cổ phần hóa đã chuyển hóa và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Mạng lưới

Theo thông tin từ các ngân hàng thì đến năm 2011 mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của 3 ngân hàng đều phủ khắp cả nước. Trong đó CTG phát triển mạnh số lượng PGD, tuy nhiên VCB và BIDV thì tăng trưởng mạnh số lượng ATM.Số lượng chi nhánh của BIDV vượt qua VCB và lọt vào top 3 ngân hàng có số lượng chi nhánh và PGD trên cả nước, sau Agribank và CTG.

Bảng 2. Đánh giá so sánh năng lực của các đối thủ cạnh tranh Ngân

hàng

Tiêu chí

Vietcombank Đối thủ cạnh tranh

Vietinbank BIDV Mạnh Bình thường Yếu Mạnh Bình thường Yếu Mạnh Bình thường Yếu Năng lực tài chính ✔ ✔ ✔ Dịch vụ sản phẩm, giá cả, chất lượng ✔ ✔ Thương hiệu ✔ ✔ ✔ Nguồn nhân lực ✔ ✔ ✔ Năng lực quản lý ✔ ✔ ✔ Thị phần ✔ ✔ ✔ Công nghệ sử dụng ✔ ✔ ✔ Chiến lược marketing ✔ ✘ ✔ Mạng lưới chi nhánh ✘ ✔ ✔ Quản trị rủi ro ✔ ✔ ✔

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI VIỆTCOMBANK (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w