Đánh giá tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI VIỆTCOMBANK (Trang 57 - 61)

2010 01/, Vietcombank nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín năm 2009” và ông Nguyễn Hoà Bình Chủ tịch HĐQT Vietcombank được

2.4. Đánh giá tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank

ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty cho thuê văn phòng, công ty TNHH tài chính Việt Nam) với số vốn hơn 1489 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2010. Vietcombank giảm vốn góp liên doanh từ 1163 tỷ xuống 574 tỷ đồng đối với những công ty, ngân hàng không đóng góp vào lợi ích kinh doanh dịch vụ của Vietcombank. Các khoản vốn đầu tư dài hạn khác cũng giảm từ 2360 tỷ năm 2010 xuống 1944,7 tỷ năm 2012

2.4. Đánh giá tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank Vietcombank

2.4.1. Những thành tựu đạt được

Biểu 11. Lợi nhuận trước thuế trích Biểu 12. Dư nợ tín dụng của VCB lập dự phòng của VCB(2004-2008) (2004-2008)

Biểu 13. Tổng tích sản và vốn chủ sở hữu Biểu 14. Tỷ suất lợi nhuận ròng của VCB (2004-2008) trên tổng nguồn vốn và tỷ suất

lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của VCB (2004-2008) Hiệu quả trong hoạt động đầu tư được thể hiện rõ ở các chỉ tiêu đầu tư cơ bản: Vốn chủ sở hữu và tổng tích tài sản tăng gần gấp đôi sau 4 năm (2004 – 2008). Trong đó, việc gia tăng giá trị tài sản là mục tiêu cuối cùng đối với mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế trích lập dự phòng và dư nợ tín dụng tăng nhanh qua các năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA) tăng qua các năm, chỉ có năm 2008 các doanh nghiệp của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên Vietcombank đã cắt giảm lợi nhuận giúp cho ngân hàng phát triển vững vàng những năm tiếp theo.

- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5697 tỷ đồng, tăng 2,3 % so với năm 2010, vượt kết hoạch năm 2011 là 0,8% (kế hoạch là 5650 tỷ đồng). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân (ROAE) đạt 17%. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROAA) đạt 1,2%.

- Tổng tài sản đạt 367 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cuối năm 2010, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra tăng 15%.

- Huy động vốn từ nền kinh tế đạt hơn 241 nghìn tỷ đồng, tăng 16%, cao hơn tốc độc tăng trưởng của toàn hệt hống ngân hàng (ước khoảng 11%) và đạt 96,7% kế hoạch được giao (kế hoạch là 249 nghìn tỷ). Đặc biệt, huy động vốn từ dân cư đạt gần 122 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng lớn 50,4% trong việc huy động vốn của Vietcombank từ nền kinh tế. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội với uy tín và thương hiệu Vietcombank. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đạt 120 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% và đạt 93% kế hoạch năm 2011. Huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 87 nghìn tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2010.

- Dư nợ cho vay khách hàng đạt 209 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% đạt kế hoạch kiển soát tăng trưởng dưới 20% điều chỉnh theo mức khống chế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra.

- Vietcombank trong năm 2011 đã khai trương thêm 4 chi nhánh là Ninh Thuận, Trung Đô, Bạc Liêu và Việt Trì, thành lập thêm 19 phòng giao dịch, đưa tổng số chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống Vietcombank lên đến 76 chi nhánh, 304 phòng giao dịch.

- Năm 2011, một trong những sự kiện mang ý nghĩa quan trọng của Vietcombank cũng như trong hệ thống ngân hàng – tài chính Việt Nam là lựa chọn thành công và ký kết thỏa thuận hợp tác với đối tác chiến lược – ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) thông qua bán 15% cổ phần Vietcombank. Hoạt động này được xem như bước đi đúng đắn trong việc tái cơ cấu lại các NHTM nhà nước, mang tính hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của Vietcombank so với các đối thủ cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam hiện nay.

2.4.2. Những mặt hạn chế trong công tác đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank

Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR):

Hệ số an toàn vốn của NHTM Việt Nam trong thời gian qua được cải thiện đáng kể, nhưng hiện nay vẫn còn một số ngân hàng có CAR dưới 8%. Trước tháng 6 năm 2004, CAR của hệ thống NHTM Việt Nam rất thấp, CAR trung bình của NHTM nhà nước là 3,05%. Từ năm 2005 trở đi, quy mô vốn của các NHTM Việt Nam tăng lên, CAR của ngân hàng cũng tăng theo.

Bảng 4. CAR của một số ngân hàng giai đoạn (2005- 2008) (Đơn vị tính : %)

Ngân hàng 2005 2006 2007 2008

NH Nông nghiệp và PTNT VN 0,41 4,97 7,2 8 NH Đầu tư và Phát triển VN 3,36 5,50 6,67 8

NH Ngoại thương VN 9,57 12,28 12,25 12

NH Công thương VN 6,07 5,18 - 10.9

NH Á châu 12,1 10,89 16,19 -

NH Sài Gòn Thương tín 15,4 11,82 11,07 -

NH Đông Á 8,94 13,57 14,36 -

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các NHTM, BVSC)

Theo báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ an toàn vốn bình quân của hệ thống ngân hàng VN đến cuối năm 2008 ở mức 9,7% so với 2007 là 8,9% . Nhưng so với hệ thống ngân hàng của một số quốc gia trong khu vực châu Á, CAR của NHTMVN vẫn còn thấp. CAR năm 2007, khu vực châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, khu vực Đông Á là 12,3%.

Với vị thế là ngân hàng thuộc tốp đầu ngành có lẽ Vietcombank cũng là ngân hàng thấm thía nhất về khó khăn trong quá trình nâng hệ số CAR. Trở lại thời điểm năm 2009, khi Vietcombank phải thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu và giới hạn xác định vốn cấp 1 và vốn cấp 2 theo hướng dẫn của NHNN về xác định vốn tự có. Vietcombank còn là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên phải

cổ phần hóa và để có thể tăng vốn phải lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược. Chính bởi rào cản này mà hệ số an toàn vốn của Vietcombank đến cuối 2009 chỉ đạt 8,11%, nếu tính theo số liệu trước phân phối lợi nhuận của năm đó thì CAR thậm chí chỉ đạt 7,07%.Để đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu của Thông tư 13/2010 có hiệu lực từ 01/10/2010 do NHNN ban hành, Vietcombank liên tục thực hiện tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên đến 31/12/2010, sau đợt tăng vốn thêm 9,28% vào giữa năm thì CAR mới đạt 8,37%. Theo báo cáo của ban kiểm soát, sau khi tăng vốn thêm 33% vào tháng 2/2011 thì tỷ lệ này mới đạt theo quy định của NHNN là 9%. Trong năm 2011, Vietcombank tiếp tục chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 12% tăng vốn điều lệ thì tỷ lệ CAR vào cuối năm mới đạt 9,63%. Trải qua 3 năm (2009 – 2011), với 3 đợt tăng vốn, Vietcombank mới tạm an tâm với tỷ lệ an toàn vốn vượt qua mức tối thiểu của NHNN. Tuy nhiên trong thời kỳ đầy biến động của thị trường tài chính, các tiêu chuẩn Basel cũng liên tục thay đổi với tiêu chí nâng dần tỷ lệ CAR của các TCTD thì Vietcombank cũng không thể nằm ngoài xu thế. Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, các NHTM Việt Nam, đặc biệt là đối với các NHTM nhà nước trong đó có Vietcombank phải tiếp tục nâng cao CAR

Chương III: Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI VIỆTCOMBANK (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w