Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở tỉnh Nghệ An (Trang 95 - 96)

7. Bố cục luận văn

3.2.5.Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng

Phải tăng cường đầu tư cho quá trình đào tạo NNLNCLC góp phần nâng cao chất lượng NNL. Việc tăng cường đầu tư vào đào tạo và xóa bỏ triệt để việc đầu tư thiên lệch giữa nam và nữ sẽ góp phần nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt đối với NNLNCLC. Bởi vì, khi đào tạo được NNLNCLC không chỉ có ý nghĩa đem lại lợi ích riêng cho NNLNCLC mà còn đem lại lợi ích cho toàn thể cộng đồng và xã hội. Hơn nữa, NNLNCLC vừa có vai trò tái sản xuất ra con người, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Người mẹ khỏe mạnh, giàu tri thức sẽ cung cấp cho xã hội những công dân cường tráng về sức khỏe, giỏi về tri thức, đẹp về nhân cách và tâm hồn. Chính

vì vậy, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng NNL của đất nước. Đào tạo NNLNCLC không chỉ kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn nghề nghiệp mà còn bao gồm cả những kiến thức về văn hoá, nhân văn, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng NNLNCLC trong các lĩnh vực của đời sống xã hội làm nòng cốt cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đào tạo họ cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Xây dựng chiến lược đào tạo NNLNCLC theo từng lĩnh vực, từ đó cụ thể hóa kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo NNLNCLC, bổ sung, hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ NNLNCLC tham gia đào tạo.

- Cùng với đào tạo trong nước, cần lựa chọn NNLNCLC có triển vọng đưa đi đào tạo tại nước ngoài với số lượng cơ cấu, ngành nghề phù hợp, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiến hành lựa chọn và đào tạo thông qua hoạt động thực tiễn nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong sản xuất và quản lý. Tuy nhiên, tài năng vẫn là quan trọng nhất nhưng phải chú ý đến đặc điểm về giới, không áp dụng một tiêu chuẩn duy nhất cho cả hai giới nam và nữ khi đánh giá năng lực cán bộ.

- Quan tâm đào tạo NNLNCLC trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đảm bảo đạt được Mục tiêu Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 mà Chính phủ đã đề ra. Hiện nay, phải có qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ để họ thực sự đảm đương được nhiệm vụ, tránh chủ nghĩa cơ cấu đơn thuần và hình thức. Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các sinh viên nữ để bổ sung vào sự phát triển NNLNCLC trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở tỉnh Nghệ An (Trang 95 - 96)