Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 48)

7. Bố cục luận văn

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao.

1.2.2.1. Chủ trương, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước

Các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thể chế hóa để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ và phát triển con người. Ngày nay, sự tiến bộ của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của sự phát triển xã hội. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là NNLN. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng được xem là triệt để nhất trong lịch sử. Trong công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, việc chăm lo phát triển nguồn lực con người là một yếu tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Chăm lo phát triển nguồn lực con người hướng vào cả nam và nữ với các tiêu chí: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tình cảm và đạo đức. Một trong những nhân tố chủ quan quan trọng có tác động trực tiếp đến việc phát triển con người, phát triển NNL, đặc biệt NNLNCLC là chính sách xã hội. Chính sách xã hội là một công cụ không thể thiếu của quản lý nhà nước nhằm thực hiện và điều chỉnh các mối quan hệ của con người xoay quanh mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và xã hội. Chính sách xã hội đúng đắn, phù hợp đảm bảo sự phát triển bình đẳng đối với cả nam và nữ. Nó là động lực to lớn khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của con người, đặc biệt của NNLNCLC tạo điều kiện thuận lợi để họ say mê lao động phát triển khả năng sáng tạo của mình đóng

góp cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách xã hội không đảm bảo sự phát triển bình đẳng giới, thiếu đồng bộ thì nó sẽ trở thành rào cản kìm hãm năng lực và tư duy sáng tạo của NNLNCLC làm cho họ không có cơ hội được đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước, nó tạo điều kiện cho sự phát triển thiên lệch của hai giới trong mục tiêu chung. Như vậy, trong đời sống xã hội việc tạo động lực hoạt động cho NNLNCLC thực chất là thiết lập được môi trường pháp lý thuận lợi, xóa bỏ rào cản tâm lý cũng như những điều kiện thích hợp để NNLNCLC có thể phát triển tối đa tính tích cực và khả năng sáng tạo của mình. Do những đặc điểm sinh học và trở ngại về giới tính nên NNLNCLC thường chịu những thiệt thòi hơn so với nam giới về thời gian cống hiến và cơ hội thăng tiến.

1.2.2.2. Nhân tố giáo dục và đào tạo

Giáo dục đào tạo là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động. Công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng phức tạp có mức lương cao hơn nhiều so với các công việc mang tính giản đơn. Do vậy người được tiếp cận với nền giáo dục cao hơn sẽ có cơ hội tìm kiếm công việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn. Trình độ học vấn góp phần quan trọng tạo quyền quyết định cho nam hay nữ. Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao thì sự bàn bạc, thoả thuận chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại người vợ có trình độ thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu là chồng. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy thời gian phụ nữ dành cho các công việc gia đình chênh lệch với chồng từ 1- 4 giờ. Vì vậy, họ ít cơ hội thăng tiến hơn nam giới và ít có cơ hội phát huy khả năng tiềm ẩn của mình. Ngày nay, thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và là một trong những biện pháp quan trọng nhất để thực hiện bình đẳng giới và nâng cao trình độ học vấn cho NNLN và trẻ em gái là sự đầu tư tốt và khôn ngoan nhất. Giáo dục và xóa mù chữ cho các

em gái cũng có tác động trực tiếp đến việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, người mẹ và tăng tuổi thọ. Ở Việt Nam, Đảng đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đồng thời luôn tạo ra những cơ hội và điều kiện để NNLN được học đầy đủ như nam giới. Nội dung và phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ tạo điều kiện khơi dậy những tiềm năng sẵn có của NNLNCLC. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm khả năng phát triển của NNLNCLC, dẫn đến không khai thác được sức mạnh của một nửa dân tộc đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của đất nước. Thông qua giáo dục, trình độ, chuyên môn kĩ thuật, nhân cách, đạo đức và khả năng sáng tạo của NNLNCLC hình thành và phát triển, nhờ đó mà chất lượng NNLNCLC ngày càng được nâng lên không ngừng. Việc đầu tư cho giáo dục đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ sẽ tích lũy vốn cho con người, là chìa khóa để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập. Giáo dục còn góp phần vào xóa đói, giảm nghèo.

NNLNCLC được giáo dục sẽ giúp họ không còn quan niệm NNLN chỉ quanh quẩn với công việc gia đình, trái lại, họ sẽ tham gia vào các công việc ngoài xã hội, tích cực trong chuyên môn, nghiệp vụ để tạo ra năng suất lao động cao, có thu nhập chính đáng đóng góp vào kinh tế của gia đình và xã hội. Đối với NNLNCLC, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, giáo dục còn giúp NNLNCLC có hiểu biết để nâng cao sức khỏe sinh sản. Nhân lực nữ có trình độ học vấn cao thường kết hôn muộn hơn, thực hiện kế hoạch hoá gia đình tốt hơn và có quy mô gia đình nhỏ hơn so với nhân lực nữ không có trình độ học vấn hoặc trình độ học vấn thấp. NNLNCLC được giáo dục đầy đủ và ở bậc cao thì họ sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con mình tốt hơn sẽ cung cấp NNL có chất lượng cho đất nước. NNLNCLC được giáo dục một cách bài bản trong hệ thống giáo dục quốc dân nên sẽ có khả năng tạo ra thu nhập độc lập và giáo dục cũng đề cao vị trí của NNLN trong cộng đồng qua đó làm cho NNLNCLC tham gia đóng góp, quyết định nhiều hơn trong hoạt động ngoài

xã hội và gia đình. Giáo dục sẽ tạo cho NNLN sự hiểu biết cơ bản về quyền và trách nhiệm của mình đối với thế hệ tương lai của đất nước. Vai trò của giáo dục, vai trò của thầy cô trong nhà trường cũng rất quan trọng trong việc giáo dục để xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, “trọng nam khinh nữ”. Cần có những quan điểm giáo dục đúng đắn để khai thác tối đa tiềm năng trí tuệ của NNLNCLC, khoa học đã chứng minh trí tuệ của người phụ nữ không có gì kém hơn so với đàn ông và đàn ông làm được ở những ngành nghề gì, thành công ra sao thì phụ nữ cũng có thể làm được điều đó. Tóm lại, giáo dục và đào tạo để phát triển NNLNCLC là chìa khóa để nâng cao chất lượng NNL của quốc gia. Việt Nam phải kiên trì thực hiện chủ trương coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu thì việc giảm khoảng cách giới trong giáo dục đào tạo đặc biệt là giáo dục bậc cao sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng NNL của đất nước, trong đó có NNLNCLC trước mắt cũng như lâu dài.

1.2.2.3. Sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

Sử dụng là một thuật ngữ chung để chỉ quá trình tiếp nhận, phát triển và đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn của NNL. Đối với NNLNCLC, quá trình sử dụng được biểu hiện ra là quá trình thu hút và trọng dụng nhằm phát triển tối đa khả năng của lực lượng này. Vấn đề sử dụng và đãi ngộ là hai vấn đề không thể tách rời nhau, nó có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại nhằm phát triển NNLNCLC. Việc sử dụng NNLNCLC là một nhân tố rất quan trọng để phát triển tri thức, kỹ năng và sức sáng tạo của họ. Việc sử dụng NNLNCLC đúng với ngành nghề và trình độ đào tạo, đãi ngộ xứng đáng với năng lực, trình độ, sự đóng góp thì sẽ tạo cho họ động lực, từ đó thúc đẩy họ phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, tài năng, trí tuệ và ra sức phấn đấu vươn lên về mọi mặt đóng góp cho mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng NNLNCLC không phù hợp, đãi ngộ không hợp lý sẽ làm cho họ bị hạn

chế, chán nản, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám, thậm chí thui chột khả năng sáng tạo và cống hiến. Quá trình sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC hợp lý không chỉ đơn thuần dựa vào kỹ năng, trình độ chuyên môn nhằm đạt hiệu quả kinh tế trước mắt mà còn phải đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bình đẳng giới. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC sao cho hợp lý sẽ phát huy được hiệu quả là một trong những vấn đề rất phức tạp nhưng cần được đặt ra và giải quyết thấu đáo. Có ý kiến cho rằng, nền kinh tế thị trường hãy để cho thị trường lao động quyết định việc lựa chọn, sử dụng và đãi ngộ với các trình độ khác nhau của lao động, có như vậy mới phát huy được hiệu quả cao trong quá trình sử dụng lao động. Ngoài ra, còn có ý kiến đã đặt niềm tin vào sự chi phối của cơ chế thị trường trong việc tự động đem lại sự công bằng xã hội và bình đẳng nam nữ. Theo chúng tôi, quan điểm trên được hiểu máy móc, lạnh lùng, khó thực hiện, vì trên thực tế bên cạnh chức năng là người lao động như nam giới thì NNLNCLC còn đảm nhận chức năng sinh con, nuôi con. “Khi thực hiện chức năng này người lao động nữ chẳng những phải tiêu hao sức vóc, một phần khả năng lao động mà còn mất hàng thập kỷ về thời gian lao động, hơn thế nữa lại là thời gian vàng ngọc, trẻ khoẻ, sung sức nhất”. Trong quá trình sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC phải chú ý đến đặc điểm của phụ nữ, vừa có chức năng lao động như nam giới, vừa có chức năng tái sản xuất dân số và nguồn lao động, phải tính đến tiêu hao sức lực và thời gian của NNLNCLC trong việc thực hiện chức năng thứ hai một cách hợp lý để họ có điểm xuất phát ngang bằng về mặt sức lao động với nam giới trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển ngang bằng với nam giới về cơ hội đóng góp, thăng tiến và thụ hưởng thành quả lao động. Qui trình tuyển dụng, đề bạt bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng sao cho phù hợp đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa

nam và nữ. NNLNCLC khi sử dụng phải khai thác tiềm năng sẵn có của họ tránh lãng phí cho gia đình và xã hội. Nói tóm lại, việc phát triển NNLNCLC luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó phải nói đến những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cơ bản trên. Mỗi điều kiện và nhân tố tác động ở những khía cạnh nhất định đến NNLNCLC, nhưng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của NNLNCLC. Trong đó, điều kiện khách quan có vai trò quan trọng mang tính quyết định, nhưng nhân tố chủ quan cũng có tác động lớn đến việc phát triển NNLNCLC. Vì thế, khi xem xét, đánh giá, xây dựng chiến lược phát triển NNLNCLC cần phải phân tích và đánh giá đầy đủ tất cả các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để có chiến lược phát triển NNLNCLC phù hợp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

1.2.2.4. Quan niệm truyền thống về giới

Những định kiến trong xã hội về giới đang là cản trở đối với sự phát triển cân bằng giới, quan hệ bình đẳng nam nữ. Đó là những quan niệm phong kiến từ hàng ngàn năm trước đây về địa vị, giá trị của phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội. Nếp sống dựa trên quan niệm “tam tòng, tứ đức” đã trở nên quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ Việt Nam trước đây, làm cho người phụ nữ cam phận, không dám quyết định bất cứ vấn đề gì trong gia đình, kể cả những vấn đề của bản thân. Người chồng quen với tư tưởng gia trưởng, có quyền tham gia việc ngoài xã hội, thực hiện chức năng sản xuất, gánh vác trách nhiệm và quản lý xã hội, áp đặt mọi quyết định đối với người vợ, có quyền chỉ huy định đoạt mọi việc lớn trong gia đình. Từ đó, phụ nữ được mong đợi làm việc nhà nhiều hơn, còn nam giới, do là trụ cột kinh tế, kiếm sống nuôi các thành viên gia đình, nên dẫn đến những định kiến nghề nghiệp, trong đó, một số công việc được coi là của nam giới (làm rừng, đánh bắt hải sản, đi làm ăn xa nhà, lãnh đạo cộng đồng…); một số việc được

coi là của phụ nữ (nội trợ, chăm sóc gia đình, sản xuất tại nhà, gần nhà, không tham gia lãnh đạo cộng đồng…).

Tư tưởng trọng nam khinh nữ không chỉ tồn tại trong tư tưởng của nam giới mà còn nằm trong chính tư tưởng của người phụ nữ, nó làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của lao động nữ như: các gia đình thường sinh nhiều con vì họ cố gắng sinh được con trai làm giảm sức khoẻ của người phụ nữ, mất nhiều thời gian chăm sóc con cái, không có thời gian bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ nên giảm thời gian dành cho các công việc xã hội.

1.2.2.5. Nhân tố hôn nhân gia đình

Phụ nữ đã xây dựng gia đình thường chịu sự chi phối của chồng và họ cho rằng phụ nữ phải chăm lo cho gia đình, nam giới có thu nhập cao họ thường yêu cầu người phụ nữ ở nhà hoặc làm những công việc bán thời gian để có thời gian chăm lo cho gia đình. Ngay cả trong tuyển dụng lao động thì nam giới cũng có lợi thế hơn nữ giới, các nhà tuyển dụng cũng luôn ưu ái và mong muốn tuyển chọn nam giới vì họ có sức khoẻ hơn nữ giới cũng như họ luôn quan niệm nam giới có khả năng sáng tạo hơn nữ giới. Những phụ nữ đã lập gia đình thường không có thời gian để học tập nâng cao trình độ và chuyên môn vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển NNLNCLC.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w