Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở tỉnh Nghệ An (Trang 48 - 88)

7. Bố cục luận văn

1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở

một số nước trong khu vực

1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thành tựu phát triển kinh tế của Thái Lan có sự đóng góp rất to lớn của phụ nữ Thái. Các hoạt động kinh tế với trình độ cơ khí hoá thấp, sự phát triển các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ cùng với các điều kiện văn hoá, xã hội đã tạo cơ hội cho phụ nữ Thái dễ dàng tham gia vào lực lượng lao động. Theo truyền thống, các gia đình Thái rất tự hào vì vợ và con gái của họ tham gia hoạt động kinh tế trong xã hội.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảm xuống trong khi tỷ lệ dân số tham gia lao động ngày càng tăng lên. Vào năm 1990, lực lượng lao động của Thái Lan chiếm 56% dân số trong khi năm 1980 chỉ có 52%. Tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động năm 1990 chiếm 47% lực lượng lao động cả nước và chiếm 52% tổng dân số nữ.

Đặc trưng cơ bản của Thái Lan cho thấy tỷ lệ thất nghiệp mở rất thấp khoảng 1% hàng năm vì chủ yếu lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp và dễ kiếm việc làm trong khu vực phi chính thức. Tỷ lệ phụ nữ Thái tham gia lao động rất cao so với các nước khu vực Châu Á. Cùng với tỷ lệ thất nghiệp công khai thì tỷ lệ người thiếu việc làm của Thái Lan cũng rất thấp, chỉ khoảng 4% trong khi ở các nước đang phát triển tới hơn 25%. Cùng với nông nghiệp là khu vực chủ yếu thu hút lao động nữ thì khu vực công chức, khu vực tư nhân, khu vực kinh tế phi chính thức đóng vai trò quan trọng thu thút lao động nữ, tạo việc làm.

Sự tăng trưởng và phát triển khu vực kinh tế phi chính thức của Thái Lan đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và thu hút lao động nữ. Kinh tế phi chính thức phát triển dưới các loại hình: Các doanh nghiệp nhỏ do tư nhân làm chủ; lao động tại nhà (Home - workers), bán hàng trên đường phố...

Tuy vậy, hiện tại những vấn đề xoay quanh việc làm mà Thái Lan đang phải đối phó là: Việc làm giao động theo mùa do sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế, thất nghiệp mở của người có giáo dục, thiếu lao động có kỷ năng chủ chốt trong các ngành khoa học và kỷ thuật, mất cân đối giữa cơ cấu việc làm và cơ cấu sản xuất.

Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan là tỷ lệ tham gia lao động và vị thế của phụ nữ Thái luôn được quan tâm và đánh giá cao. Chúng ta có thể thấy, tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ Thái đứng vào hàng các nước cao nhất thế

giới và vị thế của phụ nữ được đánh giá cao so với các nước khác đã tạo mở việc làm cho lao động nữ như sau:

- Tăng trưởng nhanh xuất khẩu hàng công nghiệp và hàng thủ công nghiệp, tạo thị trường xuất khẩu quốc tế nhằm phát triển nhanh chóng nền kinh tế và thu hút lao động nữ, tạo việc làm.

- Lựa chọn và áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện một nước kinh tế đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, đó là công nghệ sử dụng nhiều lao động để khuyến khích xuất khẩu như hàng dệt may.

- Phát triển khu vực kinh tế phi chính thức ở thành phố với nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống, dịch vụ và phục vụ nhằm tạo việc làm cho lao động nữ và tăng thu nhập cho gia đình, cho xã hội.

1.3.2. Kinh nghiệm của Na Uy

Na-uy nằm ở Bắc Âu, là một nước quân chủ lập hiến. Theo hiến pháp, vua đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp là Nghị viện do dân bầu, cơ quan hành pháp là Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu. Diện tích 386.958 km2, dân số Na-uy hơn 4,5 triệu người, bờ biển dài 2.650 km. Thủ đô của Na-uy là Ô- xlô có khoảng nửa triệu dân, thành phố lớn thứ hai là Béc-gen nằm ở bờ biển phía tây có dân số khoảng 220.000 người. Na-uy là một trong những quốc gia có hệ thống phúc lợi xã hội khá tốt. Thu nhập bình quân của người dân Na-uy là 60.000USD/năm.

Na-uy hướng đến một xã hội với sự phát triển cao về an sinh xã hội và các dịch vụ công. Mọi người dân đều có quyền được hỗ trợ về kinh tế và những hình thức hỗ trợ cộng đồng khác khi họ ốm đau, về già và thất nghiệp.

Na-uy coi bình đẳng giới là một trong những nguyên tắc cơ bản của dân chủ, là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ được tham gia bầu cử (năm 1913). Xã hội Na-uy luôn tạo ra những cơ hội, điều kiện tích cực để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các công việc xã hội.

Năm 1979, cùng với sự ra đời của Luật Bình đẳng giới với khung áp dụng rộng rãi trong toàn xã hội, Na-uy lập ra cơ quan thanh tra về bình đẳng giới. Mục 21 của Luật Bình đẳng giới ở Na-uy quy định tất cả các cơ quan, công sở, doanh nghiệp, khi thành lập và bổ nhiệm lãnh đạo thì mỗi giới phải đạt được ít nhất là 40%. Các trường đại học, cao đẳng đều có chương trình cụ thể để nâng cao tỷ lệ nữ trong hệ thống hàn lâm. Khi tốt nghiệp, có trên 60% nữ sinh ở các trường đại học ở Na-uy đã được nhận bằng thạc sĩ. Tỷ lệ giáo sư nữ ở các trường đại học chiếm 25%.

Các đảng chính trị rất quan tâm đến vấn đề xã hội và giới. Họ thực hiện việc giới thiệu nữ vào ban lãnh đạo cũng như tham gia ứng cử chính quyền các cấp bằng cách lập danh sách ứng cử xen kẽ một nam, một nữ. Một số đảng có chủ tịch là nữ và phụ nữ được khích lệ làm lãnh đạo. Na-uy có một hệ thống đào tạo cán bộ lãnh đạo nữ rất tốt cho cả khu vực công và tư với những điều kiện đảm bảo cho nhu cầu giới của phụ nữ.

Hiện nay, ở Na-uy có 40% đại diện nữ trong quốc hội, 50% trong nội các, 38% trong chính quyền địa phương, 40% trong hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước; có 9/19 bộ, 4/7 đảng do phụ nữ đứng đầu. Luật Bình đẳng giới cũng quy định trong cơ cấu thành phần đi công tác ở nước ngoài phải có đại diện nữ ít nhất là 40%.

Nền tảng quan trọng nhất của bình đẳng giới là quyền con người. Để đạt được trạng thái bình đẳng giới, cả nam và nữ giới đều phải thay đổi quan niệm về bình đẳng. Bình đẳng giới liên quan chặt chẽ với chính sách về gia đình và quyền con người. Trong gia đình, người cha được huy động vào chăm sóc con. Điều này được quy định cụ thể từ năm 1993, nếu ai không thực hiện sẽ bị trừ đi một khoản tiền trong số tiền nuôi con.

Như tất cả các quốc gia, để xây dựng và phát triển đất nước, Na-uy phải dựa vào lực lượng lao động trong đó có lao động nữ. Tuy nhiên, sau chiến

tranh thế giới thứ hai, để trở thành người phụ nữ tích cực trong lao động là một vấn đề khó khăn với hầu hết phụ nữ Na-uy. Vì khi đó có quá ít nhà trẻ và các điều kiện chăm sóc trẻ em. Đầu những năm 60, Na-uy bắt đầu xây dựng nhiều nhà trẻ và các cơ sở chăm sóc thiếu niên với mục đích thu hút, huy động lao động nữ trở lại làm việc. Hiện nay, 78% phụ nữ từ 16 đến 60 tuổi, 85% phụ nữ có con từ 3 đến 5 tuổi là lao động.

Bài học kinh nghiệm của Na-uy cho thấy luôn thực hiện tốt phúc lợi xã hội cho phụ nữ. Một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng để xây dựng được một xã hội bình đẳng giới là một số lượng lớn nhà trẻ cùng với phúc lợi tốt cho người phụ nữ. Với điều kiện tốt cho phụ nữ và trẻ em thì phụ nữ có thể tham gia một cách bình đẳng với nam giới vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đảm bảo bình đẳng giới cần phải huy động sự tham gia ngày càng nhiều hơn của nam giới trong việc chia sẻ trách nhiệm, công việc gia đình.

Phúc lợi xã hội tốt, các yếu tố đảm bảo đáp ứng nhu cầu giới được quan tâm là nền tảng quan trọng để đảm bảo bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực lao động, việc làm ở Na-uy.

Kết luận chương 1

1. Việc phát triển NNLCLC, trong đó có NNLNCLC là những vấn đề thu hút được đông đảo các nhà nghiên cứu tìm hiểu trong thời gian qua. Hiện nay, phát triển NNLNCLC là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài để góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nhưng muốn phát triển NNLNCLC ở Nghệ An hiện nay cần phải xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNLNCLC. Từ những lí do trên, luận văn phân tích và làm rõ các khái niệm về NNL, NNLN, NNLNCLC, phát triển NNL chỉ ra các tiêu chí để xác định NNLNCLC.

2. Trên cơ sở đó, khẳng định vị trí, vai trò của việc phát triển NNLNCLC không chỉ trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, mà còn là nhân tố không thể thiếu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội và góp phần nâng cao chất lượng NNL ở Nghệ An hiện nay. Từ đó, nếu không phát triển NNLNCLC sẽ gây lãng phí lớn và làm chậm tiến trình phát triển kinh tế -xã hội của một quốc gia và nhân loại trong tương lai.

Luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển NNLNCLC ở một số nước trên thế giới như: Kinh nghiệm của Thái Lan; Kinh nghiệm của Na Uy. Trên cở sở đó đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển NNLNCLC cho Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở TỈNH NGHỆ AN

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước, dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ tư cả nước, là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An.

Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ, bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại.

Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm dân số và phân bổ dân cư

Bảng 2.1. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn ở Nghệ An năm 2013

Đơn vị: Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2010 2.928.717 1.453.706 1.475.011 383.997 2.544.720 2011 2.941.801 1.460.096 1.481.705 392.098 2.549.703 2012 2.958.563 1.468.310 1.490.253 398.815 2.559.748 2013 2.978.705 1.478.200 1.500.505 445.155 2.533.550 2014 3.113.055 1.498.036 1.615.019 569.893 2.543.162

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2014

Qua bảng trên cho thấy, sự phân bố dân cư thưa thớt và chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc khai thác kém hiệu quả các nguồn lực của Nghệ An và từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Dân cư chủ yếu tập trung ở nông thôn, trong các làng bản gắn với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ dân thành thị thấp và thành thị (thực chất là thị trấn, thị tứ) mang chức năng hành chính là chủ yếu.

Về lao động, tổng số lao động chiếm 40% tổng số dân của tỉnh trong khi đó tỷ lệ trong độ tuổi lao động của tỉnh Nghệ An là 55,2%. Lao động của Nghệ An chủ yếu là lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (chưa đến 18,5%). Với tổng số lượng lao động và chất lượng nguồn lao động của vùng như vậy chưa thể đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, lao động Nghệ An có truyền thống cần cù, hiếu học, tiếp thu nhanh cái mới nên nếu được ưu tiên đào tạo và có

điều kiện học tập và phát triển thì sẽ hình thành được một đội ngũ lao động có trình độ quản lý kỹ thuật, lành nghề đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

- Tổng số dân cư của tỉnh là 3.113.055 với tổng số hộ là: 798.637. Trong tổng số dân cư của Nghệ An, số dân sinh sống ở nông thôn năm 2014 là: 2.543.162 chiếm 82%, số dân ở thành thị là 569.893 chiếm 18%. Tỉnh Nghệ An đang phấn đấu để đến năm 2020, dân số thành thị chiếm 60-65%. Nếu xét cụ thể, có thể thấy ở các huyện có bộ phận dân cư ở thị trấn, thị tứ, ở các nút giao thông, bộ phận này đã được đô thị hóa nhưng nhìn chung chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số nông dân của tỉnh Nghệ An.

Thực trạng đó cũng đặt ra cho lãnh đạo tỉnh phải nhanh chóng phát triển các đô thị, các khu kinh tế, phải tạo ra sự chuyển biến to lớn trong chuyến dịch kinh tế và phân công lao động.

2.1.2.2. Tình hình kinh tế

Duy trì tốc độ tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng, sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển.

- Giá trị GDP năm 2014 của Nghệ An là 56.688,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của Nghệ An năm 2014 là 7,24% cao hơn mức tăng trưởng bình quân 2013 6,3% và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. GDP bình quân đầu người 25 triệu đồng/người tăng hơn năm 2013 là 22,96 triệu người

- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 27,77% năm 2013 xuống 25,42% năm 2014; khu vực công nghiệp - dịch vụ tăng từ 31,36% năm 2013 lên 31,85% năm 2014; khu vực dịch vụ tăng từ 41,69% năm 2013 lên 42,74% năm 2014.

2.1.2.3. Tình hình văn hoá - xã hội

- Nghệ An là tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, cao đẳng, đại học, số học sinh giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước; quy hoạch, xây

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở tỉnh Nghệ An (Trang 48 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w