Phương hướng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 90)

7. Bố cục luận văn

3.1.Phương hướng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

THỜI GIAN TỚI

3.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ởtỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua mặc dù có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh đến việc phát triển đội ngũ NNLNCLC song cho đến nay so với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển NNL, đội ngũ NNLNCLC còn ít về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hội nhập quốc tế. vì vậy, việc phải nhanh chóng phát triển đội ngũ NNLNCLC có đủ năng lực giải quyết các vấn đề phát triển của đất nước và tỉnh nhà. NNLNCLC được hình thành phát triển thông qua quá trình đào tạo, tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng; Đó là một quá trình liên tục cần theo dõi chặt chẽ và ở mỗi giai đoạn có những giải pháp thích hợp.

Phương hướng chung phát triển NNLNCLC là có được đội ngũ nhân lực thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo và đạo đức tốt có bản lĩnh, tự tin, năng động, chủ động, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và đối phó nhanh và đối phó nhanh chóng với môi trường sống và làm việc không ngừng biến đổi. Cùng với phương hướng chung trên đây, phát triển NNLNCLC của cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng cần tập trung vào những phương hướng cụ thể sau:

Thứ nhất, phát triển nhanh NNLN có trình độ chuyên môn kỹ thuật để đẩy nhanh tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng CNH, HĐH. Trong điều kiện trình độ phát triển NNLN đang ở mức thấp so với các địa phương khác trong cả nước, để đẩy nhanh phát triển kinh tế thì phát triển NNLN có trình độ chuyên môn kỹ thuật về số lượng và chất lượng là yếu tố quyết định. Kết hợp giáo dục phổ thông, dạy nghề với giáo dục đại học trong việc đào tạo NNLN cho thời kỳ phát triển mới của tỉnh, trong đó chú trọng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 40 - 45% trên tổng số lao động có việc làm. Xây dựng chương trình đào tạo NNLN có trình độ cao phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; Trước mắt, cần chú trọng phát triển NNLN có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho ngành nông nghiệp nhằm thúc dẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với chất lượng phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của các thị trường trong nước và quốc tế, tạo cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ.

Thứ hai, phát triển NNLN theo hướng đảm bảo cả về sức khoẻ thể chất và tinh thần thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách chăm sóc và bồi dưỡng sức khỏe, giáo dục đào tạo. Cần tạo lập NNL nữ có tinh thần, thái độ kỷ luật lao động theo tác phong lao động công nghiệp với tư cách là phương tiện hữu hiệu để đẩy nhanh phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai.

Thứ ba, không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nữ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. NNLN lãnh đạo quản lý hành chính nhà nước chuyên nghiệp và đáp ứng yêu cầu về vai trò chức năng của Nhà nước, trong điều kiện dân chủ mở rộng và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; Đồng thời, tạo thuận lợi nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ quản lý trong các cơ sở sản xuất kinh doanh theo hướng bổ sung kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập.

Thứ tư, phát triển NNLN của tỉnh theo hướng gắn với phát triển thị trường sức lao động. Từng bước tiến tới việc làm đầy đủ và toàn dụng lao

động; đảm bảo việc làm cho lao động nữ có nhu cầu làm việc; Đội ngũ giáo viên các cấp từ phổ thông cho đến đại học có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng có đủ năng lực đào tạo con người phát triển toàn diện, có kiến thức và kỹ năng làm việc tiếp cận với trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến.

Thứ năm, NNLN khoa học công nghệ đông đảo, trong đó có nhóm chuyên gia đầu nghành có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương đương với các nước trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới. NNLN là doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, thông thạo kỹ năng quản lý, kinh doanh trong nước và quốc tế, có đầy đủ khả năng thực hiện vai trò động lực dẫn dắt để nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới. Lực lượng nữ công nhân kỹ thuật lành nghề, đăc biệt là trong các nghành lĩnh vực mũi nhọn đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 90)