ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP DẦU KHÍ HÀ NỘ
2.2.1.2. Đánh giá về cơ cầu nguồn vốn :
Năm 2007 : Tổng nguồn vốn trong kỳ của công ty tăng lên gần 18 tỷ, với tỷ lệ tăng 61%. Trong đó, nợ phải trả tăng 18.7 tỷ, tỷ lệ tăng 73.42 %; vốn chủ sở hữu giảm 894 triệu, tỷ lệ giảm 24.45%. Công ty sử dụng vốn vay mượn tăng lên, không có nợ dài hạn, toàn bộ là nợ ngắn hạn, trong khi đó vốn chủ sở hữu giảm đi, nguyên nhân là do chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối là âm, vốn đầu tư
của chủ sở hữu thì không thay đổi. Như vậy, ảnh hưởng đến mức độ phụ thuộc về tài chính của công ty.
Năm 2008 : Tổng nguồn vốn của công ty tăng lên 165 tỷ (351%). Trong đó nợ phải trả tăng 117.2 tỷ tương ứng với 264.3%, vốn chủ sở hữu tăng 48 tỷ, với tỷ lệ tăng 1742.87%. Như vậy, khả năng tự chủ về tài chính của công ty được nâng cao so với trước.
- Về vốn chủ sở hữu : Trong năm vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh, tăng hơn 48 tỷ với tốc độ tăng 1742.87%, từ 2.76 tỷ đã tăng lên gần 51 tỷ. Thể hiện sự chú trọng đến việc tăng nguồn vốn chủ nhằm tăng khả năng tự chủ về tài chính của công ty.
Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do sự đầu tư thêm một lượng vốn lớn của các chủ sở hữu, tăng từ hơn 3 tỷ đến 50 tỷ, đã tăng lên 46 tỷ, tỷ lệ tăng 1559.17%. Đối chiếu với việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ một xí nghiệp trở thành công ty TNHH MTV thì việc tăng vốn chủ là điều hợp lý.
Thêm vào đó, chỉ tiêu LNCPP cũng tăng 1.15 tỷ, tỷ lệ tăng 456.86%, do năm 2008, công ty làm ăn có lãi hơn so với năm trước.
Chỉ tiêu nguồn kinh phí và quỹ khác giảm 2.7 triệu, tỷ lệ giảm 1738.66%, toàn bộ là do giảm quỹ khen thưởng phúc lợi. Tuy nhiên sự giảm này không làm ảnh hưởng lớn đến việc tăng phần nguồn vốn chủ sở hữu, do chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn >99 %. Sự giảm đi của quỹ khen
94.14% 5.86% N? PH?I TR? V?N CH? S? H?U 76.05% 23.95% N? PH?I TR? V?N CH? S? H?U
Cơ cấu nguồn vốn tại ngày 31/12/2007
Cơ cấu nguồn vốn tại ngày 31/12/2008
thưởng phúc lợi sẽ có tác động không tốt đối với người lao động, do đó công ty nên tìm biện pháp để nhanh chóng giải quyết, bù đắp một lượng tiền phù hợp vào quỹ nhằm duy trì các hoạt động khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả làm việc.
Việc tăng vốn chủ sở hữu đã nâng cao năng lực tự chủ về tài chính của công ty, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm đầu hoạt động với tư cách pháp lý mới, cao hơn trước.
- Về các khoản nợ phải trả : toàn bộ là nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn tăng hơn 117 tỷ, với tỷ lệ tăng 264.3% ( đầu năm là 44.3 tỷ, cuối năm là 164.6 tỷ ). Hầu hết các chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn đều tăng, chỉ có chỉ tiêu phải trả nội bộ giảm. Các chỉ tiêu tăng lên mạnh bao gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả phải nộp khác, chi phí phải trả.
Trong năm khoản vay và nợ ngắn hạn đã tăng lên 50 tỷ, chiếm tỷ trọng 31% trong tổng nợ ngắn hạn, thể hiện sự thay đổi trong chính sách tài trợ của công ty. Công ty đã huy động thêm nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho nhu cầu vốn lưu động đáp ứng việc thực hiện các hợp đồng xây dựng. Đối chiếu với sổ
Đồ thị thể hiện tỷ trọng các chỉ tiêu trong Nợ ngắn hạn đầu năm và cuối năm 2008
Đầu năm Cuối năm
chi tiết công nợ phải trả thì không có các khoản phải trả quá hạn, chưa có khoản nào đến hạn. Như vậy, việc tăng các khoản vay ngắn hạn này được xem là hợp lý trong quá trình kinh doanh của công ty.
Khoản người mua trả tiền trước tăng mạnh, về mặt giá trị tăng 21.2 tỷ, về tỷ lệ tăng 12.4%. Công ty đã được sử dụng một lượng vốn chiếm dụng khá lớn ( đầu năm mới chỉ là 170 triệu, nhưng cuối năm đã tăng tới 21.33 tỷ ); đây là một thuận lợi khá lớn đối với công ty. Thể hiện uy tín của công ty ngày càng được nâng cao, có được sự tin tưởng của các đối tác do đảm bảo được tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình xây dựng.
Khoản phải trả người bán đã tăng từ 3.1 tỷ ở thời điểm đầu năm lên tới 82.1 tỷ vào cuối năm, đã tăng 79 tỷ với tốc độ tăng 2566.27%; tỷ trọng từ 6.9% tăng lên chiếm 50.8 % trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Xem xét tình hình thực tế trên sổ chi tiết các khoản phải trả thấy các khoản này đều chưa đến hạn thanh toán, thể hiện công ty đã được sử dụng một lượng vốn chiếm dụng cho các nhu cầu vốn tạm thời. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho công ty là phải tính toán các phương án, các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán khi các khoản phải trả đến hạn.
Khoản phải trả phải nộp khác tăng khá nhiều, tăng 3.6 tỷ, tỷ lệ tăng 1088.18%. Khoản chi phí phải trả tăng 1.3 tỷ 9820.5% ). Phải trả người lao động tăng 822 triệu, 59%. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 164.7 triệu, 57%.
Ta thấy TSNH của công ty là hơn 175 tỷ (cuối năm ),44.9 tỷ (đầu năm), trong khi nợ ngắn hạn là 161.6 tỷ ( cuối năm ), 44.3 tỷ (đầu năm). Vậy TSNH > nợ ngắn hạn, toàn bộ nợ ngắn hạn được sử dụng tài trợ cho TSNH, một phần vốn chủ sở hữu đầu tư cho TSNH. Chính sách tài trợ của công ty vẫn đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Vậy, trong năm công ty đã có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn khá rõ rệt. Đầu năm tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ tương ứng là 94 % và 6%, nhưng đến cuối năm trỷ trọng tương ứng là 76% và 24%. Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn này là phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và chiến lược hoạt động của công ty. Tuy nhiên để đánh giá với cơ cấu đã hợp lý và hiệu quả trong quá trình
kinh doanh thực tế hay không còn phải xem xét tình hình chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính khác.