ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP DẦU KHÍ HÀ NỘ
TÀI S?N NG?N H?N TÀI S?N DÀI H?N
Cơ c?u tài s?n t?i ngày 31/12/2008
82.34%17.66% 17.66%
TÀI S?N NG?N H?N TÀI S?N DÀI H?N
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản tại ngày 31/12/2007
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản tại ngày 31/12/2008
(gần 48.5 tỷ), điều này là do công ty đã ký kết và hoàn thành được nhiều hợp đồng xây dựng trong kỳ. Tuy nhiên, nếu công ty thực hiện phương thức thanh toán ngay sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Qua đó, trong thời gian tới công ty cần đôn đốc để thu hồi các khoản phải thu đúng thời hạn, tránh để một lượng vốn khá lớn bị chiếm dụng. Thông thường trong các khoản phải thu của công ty thì phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, cuối năm chiếm 58%, tuy nhiên so với đầu năm đã giảm khoảng 13% ( đầu năm chiếm tới 71%), vậy đây là chiều hướng khá tốt.
Tiếp đó là khoản trả trước cho người bán tăng hơn 16 tỷ, tỷ lệ tăng 1583.59%. Công ty đã mua hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho quá trình kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Việc mua của các nhà cung cấp mới góp phần làm tăng chi phí trả trước cho người bán. Tỷ trọng các khoản trả trước cho người bán trong các khoản phải thu cuối năm cũng đã giảm 5.7 % so với đầu năm ( từ 25,64% xuống 20.57%).
Các khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng tăng 16 tỷ (toàn bộ là chưa đến hạn ), thể hiện tổng doanh thu đã ghi nhận lũy kế tương ứng với khối lượng công việc đã hoàn thành ở các công trình tương đối lớn. Như vậy, công ty đã thực hiện theo đúng tiến độ thi công công trình của nhiều hợp đồng xây dựng, góp phần làm tăng uy tín của công ty với các đối tác.
Bên cạnh đó, các khoản phải thu khác tăng 958 triệu (tăng 186%), thể hiện trong năm công ty đã để cho khoản tạm ứng chưa thu hồi, các khoản phải thu khác tăng lên, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Dự phòng phải thu khó đòi tăng 99 triệu ( tăng 26%), thể hiện công ty đã thực hiện tốt chế độ dự phòng.
+ Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng lên đáng kể, đã tăng hơn 6.4 tỷ với tỷ lệ tăng 849.08%, chiếm tỷ trọng 4.12% trong tài sản ngắn hạn ( tăng 2.43%), chủ yếu là tiền gửi ngân hàng tăng 6016 tỷ (từ 615.8 triệu lên 6.77 tỷ ), tiền mặt tăng triệu (từ 143.6 triệu lên 436 triệu ). Thể hiện khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng lên, đáp ứng ngay được nhu cầu trả các khoản nợ đến hạn, đồng thời nâng cao được khả năng nắm bắt nhanh các cơ hội đầu tư.
Tuy nhiên, không nên để quá nhiều tiền tồn quỹ, gây ứ đọng vốn, lãng phí nguồn lực. Tỷ trọng tiền trong tài sản ngắn hạn thì không quá lớn nhưng về mặt giá trị cũng không nhỏ, công ty có thể sử dụng để đầu tư tài chính ngắn hạn sẽ nâng cao được khả năng sinh lợi của đồng tiền nhàn rỗi, đồng thời dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết. Thực tế, công ty chưa làm được điều này, lượng tiền tồn quỹ khá lớn trong khi không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào; tuy vào thời điểm năm 2007, 2008 đầu tư vào thị trường chứng khoán có nhiều bất lợi nhưng cũng có nhiều hình thức khác để tăng khả năng sinh lời của lượng tiền tồn quỹ trên, như là cho vay lấy lãi hoặc gửi tiền vào ngân hàng theo kỳ hạn.
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho, cuối năm so với đầu năm đã tăng từ 38 tỷ lên 70 tỷ, về mặt giá trị tăng lên 32 tỷ, về tỷ lệ tăng 84.43%. Toàn bộ giá trị h àng tồn kho của công ty là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Điều này thể hiện rằng trong năm công ty đã thực hiện thêm nhiều hợp đồng xây dựng, chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực trong việc khai thác các hợp đồng với nhiều đối tác, làm nâng cao khả năng tăng doanh thu. Qua khảo sát thực tế ở công ty cho thấy việc tăng lên của giá trị hàng tồn kho này chủ yếu do các công trình mới đưa vào xây dựng ở thời điểm cuối năm; do vậy việc tăng giá trị của chỉ tiêu này là hợp lý. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, nếu chi phí dở dang tăng cao sẽ làm cho vòng quay vốn chậm lại. Vì vậy đòi hỏi công ty phải xem xét tình hình cụ thể để đẩy mạnh tiến độ thi công nhằm nhanh chóng hoàn thành công trình.
+ Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng lên với số lượng khá lớn 12.5 tỷ, tỷ lệ tăng 536.14%. Trong đó chủ yếu là chi phí trả trước ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác. Với sự chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, công ty đã phải tốn thêm chi phí cho việc thuê văn phòng, chi phí mua các loại bảo hiểm,…Do đó việc tăng lên của khoản chi phí này được coi là hợp lý, tất nhiên trong quá trình hoạt động lâu dài công ty cũng cần phải tính toán để tiết kiệm các chi phí này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Về TSDH : có sự gia tăng mạnh với tổng giá trị tăng thêm là 35,3 tỷ, tỷ lệ tăng là 1603.665%; làm thay đổi tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản của công ty từ
4.67% lên 17.66% ( đã tăng gần 13% ). Theo bảng 1 ta thấy, trong TSDH của công ty chủ yếu là TSCĐ, trong đó chủ yếu là TSCĐHH, không có TSCĐVH và một phần là chi phí xây dựng cơ bản dở dang. So với đầu năm, cuối năm TSCĐHH tăng gần 33 tỷ, tỷ lệ tăng 1496.59%. Trong đó, chủ yếu là xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc ( 1,2 tỷ ), phương tiện vận tải truyền dẫn (14.8 tỷ ), máy móc thiết bị (50 tỷ ). Sự gia tăng lớn này thể hiện quy mô của doanh nghiệp đã tăng lên, nâng cao được năng lực sản xuất, phù hợp với định hướng mở rộng công ty. Tuy nhiên, để đánh giá tính hiệu quả của việc đầu tư này thì cần phải xem xét khả năng sử dụng, khai thác hết công suất tài sản; sự phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn lưu động; phù hợp với chiến lược phát triển công ty, sự cân đối giữa đầu tư và lợi nhuận,…
Tóm lại, ta thấy quy mô vốn của doanh nghiệp có sự gia tăng tương đối lớn, trong đó tốc độ tăng của TSDH ( 1593.22%) lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của TSNH (290%), tuy nhiên về mặt giá trị thì TSNH (130 tỷ )vẫn tăng mạnh hơn TSDH (35.3 tỷ). Cơ cấu tài sản này tương đối phù hợp với lĩnh vực kinh doanh xây lắp của công ty. Xem xét cụ thể hơn ta thấy, trong vốn lưu động của công ty thì tỷ trọng của các khoản phải thu và hàng tồn kho tương đối cao; trong vốn cố định thì TSCĐHH chiếm tỷ trọng lớn, ngoài ra còn có phần chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng không nhỏ. Như vậy, chứng tỏ công ty đã có sự mở rộng quy mô theo chiều rộng. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do bị chiếm dụng vốn, phụ thuộc vào việc quản lý các khoản nợ phải thu, khả năng khai thác TSCĐ, cần phải so sánh với lợi nhuận thu được để xem xét tính hiệu quả của việc đầu tư một lượng vốn đáng kể vào kinh doanh.