Giải quyết xử lý nợ trong đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh nghệ an (Trang 94 - 96)

- Chất lượng hồ sơ trình thẩm địn hở các khâu rất yếu do yếu kém của Tư vấn cũng như trách nhiệm và năng lực của Chủ đầu tư còn nhiều hạn chế,

3.2.2.Giải quyết xử lý nợ trong đầu tư xây dựng cơ bản

Thực hiện quản lý tốt nguồn vốn TPCP trong đầu tư XDCB thì vấn đề xử lý nợ đọng là một vấn đề hết sức quan trọng, cần phải được xử lý gọn và sớm, bởi vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra đầu tư dàn trải, đồng vốn sử dụng kém hiệu quả, lãng phí. Để đạt được mục tiêu từ nay đến hết năm 2015, tỉnh Nghệ An giải quyết được số nợ đọng XDCB như Nghị quyết Tỉnh đảng bộ đã đề ra và công tác xử lý nợ phát sinh trong những năm tiếp theo, cần những giải pháp chủ yếu như sau:

3.2.2.1. Xử lý dứt điểm đối với phần nợ trong đầu tư xây dựng cơ bản đã phát sinh

- Trong phương án phân bổ vốn trình Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hàng năm phải tập trung ưu tiên để bố trí trả nợ theo đúng nguồn vốn đã xác định.

Trong quá trình thực hiện, Sở Tài chính rà soát các nguồn vốn ngân sách địa phương khác để bổ sung trả nợ cho các dự án đảm bảo xử lý ít nhất

30% khối lượng nợ xây dựng cơ bản và phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành việc xử lý nợ (thuộc trách nhiệm ngân sách tỉnh phải đảm bảo). Việc bố trí trả nợ phải theo đúng cơ cấu nguồn vốn đã được phê duyệt tại chủ trương đầu tư dự án. Không dùng ngân sách cấp trên trả nợ cho ngân sách cấp dưới, gây lộn xộn và tiêu cực trong xây dựng cơ bản.

Chỉ được bố trí vốn cho các dự án mới sau khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ theo kế hoạch. Những huyện, thành, thị có nợ xây dựng cơ bản lớn thì nhất thiết không được bố trí vốn cho việc khởi công mới; đồng thời phải thực hiện đình hoãn, giãn tiến độ một số dự án để tập trung xử lý nợ xây dựng cơ bản.

3.2.2.2. Không phát sinh thêm nợ trong đầu tư xây dựng cơ bản

- Nghiêm túc chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng. Tuân thủ đúng các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Trung ương.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư trong việc thực hiện khối lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc cấp mình quản lý theo kế hoạch vốn được giao, kể từ năm 2014, trường hợp để phát sinh khối lượng vượt kế hoạch vốn được giao thì chủ đầu tư phải tự huy động nguồn vốn để xử lý đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- UBND tỉnh ban hành các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng gia hạn thời gian thực hiện dự án, điều chỉnh hợp đồng xây dựng, trình tổng mức đầu tư vượt nhiều so với tổng mức đầu tư tại quyết định chủ trương dự án… nhằm hạn chế nợ và nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng.

- Các sở chuyên ngành phải nâng cao trách nhiệm quản lý ngành, chủ trì hướng dẫn các chủ đầu tư lựa chọn điểm dừng kỹ thuật hợp lý đảm bảo các

hạng mục, công việc đang thực hiện dở dang được hòan thành ở điểm dừng kỹ thuật có thể đưa vào sử dụng.

Các sở quản lý chương trình kiểm soát việc thực hiện và triển khai các chương trình đảm bảo đúng quy định, chất lượng và có hiệu quả.

Trước mắt và lâu dài, để không phát sinh thêm nợ xây dựng cơ bản, phải siết chặt chủ trương đầu tư, thực hiện các chủ trương đầu tư theo nguồn vốn đã được phê duyệt ban đầu, không cho phép đảo nguồn, thay đổi nguồn vốn các dự án để tránh tình trạng không kiểm soát được ngùôn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn theo quy định, không điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án. Trường hợp các công trình thực sự cần thiết, bức xúc cần ban hành chủ trương phải thực hiện đúng theo Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt phải xác định rõ phần vốn đầu tư của từng cấp ngân sách để có cơ sở bố trí vốn và trả nợ công trình.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn trái phiếu chính phủ trong đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh nghệ an (Trang 94 - 96)