CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA THƯ VIỆN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINHVIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 34)

3.2.1. Chức năng

Thư viện trường Đại học có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lí của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện.

3.2.2. Nhiệm vụ

1. Tham mưu giúp Hiệu trưởng trường Đại học xây dựng kế hoạch, kế hoach hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện ; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu thư viện trong nhà trường.

2. Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường ; thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khóa luận, luận văn thạc sỹ, luận văn tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện.

3. Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu, xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp ; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa, xây dựng các cơ sở dữ liệu ; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện.

6. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

7. Tổ chức, quản lí cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng ; bảo quản, kiểm kê định kì vốn tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch.

8. Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các Bộ, ngành chủ quản.

 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức thư viện 3.3. NỘI QUY THƯ VIỆN

3.3.1. Nội quy phòng mượn

1. Tất cả cán bộ, giáo viên và sinh viên trường ĐHKT – ĐHĐN đều có quyền mượn sách tại thư viện nhà trường.

2. Khi mượn sách, tài liệu : Phòng đọc& chất lượng cao Phòng xử lý Phòng bổ sung Phòng mượn giáo trình Phòng mượn và tham khảo Văn phòng

• Phải làm đúng thủ tục, tuyệt đối không được sử dụng thẻ của người khác.

• Sử dụng máy tính để tra cứu trước khi vào kho tìm tài liệu.

• Trong kho tự chọn, không để sách của môn loại này lẫn vào sách của môn loại khác.

• Kiểm tra sách, tài liệu cẩn thận trước khi rời quầy mượn.

3. Bảo quản sách cẩn thận, không làm mất, hư hỏng sách (mất nhãn sách, nhãn mã vạch, mất trang, vấy bẩn, ẩm ướt, nhàu nát...) trong suốt thời gian mượn.

4. Thời gian mượn : 01 tháng đối với sách tham khảo, 01 học kì đối với sách Giáo trình.

5. Sinh viên phải hoàn trả hết sách, tài liệu trước khi làm thủ tục ra trường. Mọi vi phạm đều phải chịu trách nhiệm với các hình thức xử lí theo quy định của nhà trường.

3.3.2. Quy định mượn sách tại thư viện (áp dụng từ ngày 16/05/2011)

 Đối với sách Giáo trình (tầng 1) :

 Thời hạn mượn :

Theo học kì, tính từ đầu học kì đến khi thi xong theo lịch thi (mượn tập trung theo lịch thư viện đã thông báo).

 Thời hạn trả :

Trong 4 tuần, tính từ sau ngày thi cuối cùng theo lịch thi. (trả tập trung theo lịch thư viện thông báo).

Quá thời gian trên, xử phạt 200 đồng/ngày/01 tài liệu.  Đối với sách tham khảo (tầng 2) :

Mượn 4 cuốn trong 30 ngày. Quá 30 ngày, xử phạt 300 đồng/ngày/01 tài liệu.  Đối với sách văn học :

Mượn 2 cuốn trong 15 ngày. Quá 15 ngày, xử phạt 500 đồng/ngày/01 tài liệu.  Đối với báo và tạp chí :

Không cho phép mang ra khỏi phòng, nếu vi phạm thư viện cắt quyền sử dụng tài liệu tại thư viện.

 Đối với sách hư hỏng :

 Tùy theo mức độ và giá trị sách, xử phạt 5% đến 50% hoặc phải bồi hoàn lại sách mới.

Chú ý : trường hợp thi lại hoặc học hè, sinh viên tự liên hệ để mượn lại Giáo trình.

3.3.3. Lịch mượn, trả tài liệu

 Sách tham khảo

Sáng Chiều

2 Khóa 34K, Bằng 2, Ngành 2, 33K Khóa 35K, Hệ vừa học vừa làm

3 Khóa 36K Khóa 36H, 37H, Cao học, TUD, SUD

4 Khóa 37K Khóa 34K, Bằng 2, Ngành 2, 33K

5 Khóa 35K, Hệ vừa học vừa làm Khóa 36K 6 Khóa 36H, 37H, Cao học, TUD,

SUD

Khóa 37K

 Sách Giáo trình

Ngày thứ 2, 4, 6 hằng tuần.

3.3.4. Hướng dẫn sử dụng tài liệu thư viện

1. Yêu cầu :

 Chấp hành mọi nội quy, quy định của thư viện (nội quy được thông báo trước cửa phòng đọc, phòng mượn).

 Khi sử dụng kho sách, tài liệu, không để lộn xộn, không để sách của môn loại này lẫn với môn loại khác).

 Phải giữ gìn nhãn môn loại, nhãn mã vạch của cuốn sách.

 Có ý thức tự giác chỉnh sửa khi thấy sách, tài liệu đổ, ngã trên kệ.  Thời gian sử dụng tài liệu

 Sách tham khảo : Được mượn 4 cuốn 1 tháng.  Sách Giáo trình : Được mượn trong 1 học kì.

 Xử lí vi phạm nội quy :

 Bồi thường theo quy định khi làm mất,

hư hỏng sách, tài liệu.

 Nộp phạt khi trễ hạn theo quy định.

 Nếu không thực hiện đúng nội quy, độc

giả mất quyền sử dụng tài liệu của thư viện. 2. Hướng dẫn :

 Khi mượn sách, tài liệu

 Truy cập sách, tài liệu trên

máy, ghi lại số môn loại (số môn loại được phân theo bảng hướng dẫn hệ thống phân loại), tên tác giả hoặc tên sách...

 Vào kho tìm tài liệu : xuất

trình thẻ thư viện, mang sách lại bàn thủ thư làm thủ tục mượn.

 Khi trả sách, tài liệu

 Xuất trình thẻ thư viện và sách tại bàn thủ thư làm thủ tục trả, trả xong đưa sách về vị trí cũ theo đúng khu vực môn loại lúc lấy mượn.

Quy trình của sách được sắp xếp trên giá đi từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, hết mặt của dãy kệ này đến mặt dãy kệ sau...

1. Yêu cầu bạn đọc để vật dụng cá nhân đúng nơi quy định, giữ yên lặng, trật tựu, vệ sinh trong khu vực thư viện.

2. Xuất trình thẻ thư viện trước khi vào phòng đọc, tuyệt đối không sử dụng thẻ của người khác.

3. Trong kho tự chọn, không để sách của môn này lẫn vào sách của môn loại khác.

4. Giữ gìn sách, tài liệu, không làm nhàu nát, mất trang, rách bẩn, hư hỏng. 5. Không được tự ý mang sách, tài liệu ra khỏi phòng đọc khi chưa được

phép của thư viện. 6. Thời gian mở cửa :

 Sáng : từ 7h30 đến 11h00  Chiều : từ 13h30 đến 16h30  Tối : từ 17h00 đến 21h30

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để kiểm định mô hình lý thuyết đã được đặt ra ở Chương 1, nhằm mục đích xác định mô hình lý thuyết này có thể chập nhận được hay là không. Chúng ta cần phải có một phương pháp nghiên cứu khoa học và phù hợp. Trong chương này trọng tâm là giới thiệu các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để xây dựng và đánh giá cácthang đo lường những khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định các mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết được đưa ra. Chương 3 được hình thành từ 3 phần chính:

(1) Thiết kế nghiên cứu, trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu, gồm có nghiên cứu khám phá (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng).

(2) Qui trình xử lý số liệu.

(3) Các tiêu chuẩn được sử dụng để kiểm tra và hiệu chỉnh lại thang đo.

4.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Như đã trình bày ở Lời mở đầu, đề tài này gồm 2 bước nghiên cứu: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính (qualitativemethodology) được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm (có tham khảo ý kiến của giáo viên huớng dẫn) nhằm phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên cứu;

Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã được đặt ra. Cụ thể hơn các lý thiết nghiên cứu và quy trình nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể ở những phần dưới đây. Qui trình xử lý chi tiết được trình bày trong Hình 3.1 và tiến độ thực hiện được trình bày trong Bảng 3.1

Hình 3.1: Qui trình xử lý số liệu

- Kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu về

- Tiến hành mã hóa và nhập liệu trên phần mềm SPSS 16

- Loại các biến tương quan với biến tổng < 0.3

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 - Loại các biến có hệ số tải nhân tố Factor loading < 0.5

- Kiểm tra số nhân tố trích được

- Kiểm tra tổng phương sai trích được (≥50%)

- Kiểm tra trị số KMO (0 ≤ KMO ≤ 1) - Kiểm tra Eigenvalue ( ≥1)

- Kiểm tra độ thích hợp của mô hình - Đánh giá độ tin cậy của thang đo - Kiểm tra tính đơn hướng

- Đánh giá giá trị hội tụ - Đánh giá giá trị phân biệt

- Hiệu chỉnh mô hình dựa vào hệ số MI - Kiểm tra độ thích hợp của mô hình - Kiểm định các giả thuyết của mô hình -Ước lượng Bootstrap

Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu

Nhập liệu Kiểm định Cronbach’s Alpha Phân tích khám phá nhân tố EFA Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Mô hình cấu trúc tuyến tính Sem

Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật sử dụng

1 Khám phá Định tính Thảo luận nhóm

Phỏng vấn thử 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp

4.2. NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ

Nguồn số liệu cho nghiên cứu này chủ yếu là số liệu sơ cấp, các số liệu này có đuợc thông qua điều tra trực tiếp từ sinh viên 4 khoá của ĐHKT – ĐHĐN.

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý thuyết và sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm (có tham khảo ý kiến của giáo viên huớng dẫn) để xây dựng bảng câu hỏi định tính (phụ lục 1), và sử dụng bảng câu hỏi định tính này để phỏng vấn trực tiếp 20 sinh viên sử dụng dịch vụ thư viện của truờng ĐHKT – ĐHĐN. Thông qua nghiên cứu định tính để tìm nhân tố mới hoặc loại bỏ các nhân tố không phù hợp.

Dựa vào kết quả nghiên cứu này và thảo luận nhóm (có tham khảo ý kiến của giáo viên huớng dẫn), tôi đã xây dựng bảng câu hỏi định luợng và tiến hành điều tra thử 30 mẫu lần 1(phụ lục 2).

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra sơ bộ tính thống nhất của các mục hỏi cùng đo luờng cho một khái niệm, thăm dò phản ứng của đáp viên về các mục hỏi xem các mục hỏi đã rõ nghĩa, dễ hiểu và phù hợp chưa.

Kết quả thu đuợc cho thấy còn một số mục hỏi vẫn chưa rõ nghĩa, một số câu hỏi đuợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, phần họ tên có một luợng sinh viên còn e ngại nên đã để trống, phần thông tin về Khoa đa phần thuờng bị bỏ sót. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn thử 30 mẫu lần 2.

Kết quả bảng câu hỏi lần 2 cho thấy bảng câu hỏi định luợng (phụ lục 3) đã hoàn chỉnh và có thể đưa vào phỏng vấn chính thức.

Kết cấu của bảng câu hỏi (phụ lục 3) như sau:

Phần I: Là các thông tin phân loại đối tượng phỏng vấn. Giới tính:  Nam  Nữ

Học khóa:  34  35  36  37

Khoa:  Kế toán  Kinh tế  Quản trị kinh doanh

 Tài chính ngân hàng  Thống kê tin học

 Thương mại du lịch  Luật

Nơi ở:  Kí túc xá  Gần trường  Khác

Phần II: Được thiết kế để thu thập sự đánh giá của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện tại trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng. Phần này gồm 27 biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong đề tài nghiên cứu :

Nhân tố Chất lượng chức năng

Bao gồm 5 thành phần được đo lường bởi 18 biến quan sát, các thành phần này dùng để đo lường nhân tố Chất lượng chức năng.

Thành phần Tin cậy: gồm 3 biến quan sát:

TC1: Giờ mở cửa của thư viện thuận lợi cho sinh viên TC2 : Quy định thời gian về đọc, mượn sách hợp lí

TC3 : Quy định về số sách, báo được mượn mỗi lần hợp lí

Thành phần Đáp ứng: gồm 2 biến quan sát:

DU1: Thư viện luôn cung ứng đủ sách giáo trình và tham khảo

DU2 : Sinh viên luôn được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về các dịch vụ thư viện như lịch mượn trả sách, gia hạn….

DB1: Nhân viên thư viện có đầy đủ chuyên môn để giải thích các dịch vụ như làm thẻ, tra cứu tài liệu, mượn trả sách...

DB2 : Nhân viên thư viện xử lí nhanh các tình huống DB3 : Nhân viên thư viện lịch sự

DB4 : Sách trên kệ được sắp xếp gọn gàng

DB5 : Sách, tài liệu được sắp xếp theo môn loại rất thuận tiện cho việc tìm kiếm của sinh viên

Thành phần Cảm thông:gồm 3 biến quan sát:

CT1: Nhân viên thư viện luôn niềm nở tiếp đón sinh viên

CT2 : Nhân viên thư viện luôn lắng nghe và giải đáp đầy đủ các thắc mắc của sinh viên

CT3 : Nhân viên thư viện sẵn sàng giúp đỡ khi sinh viên có yêu cầu

Thành phần Hữu hình: gồm 5 biến quan sát:

HH1: Cơ sở vật chất của thư viện nhìn đẹp và hiện đại HH2 : Thư viện im lặng

HH3 : Thư viện đầy đủ ánh sáng HH4 : Thư viện thoáng mát HH5 : Thư viện sạch sẽ

Nhân tố Chất lượng kỹ thuật: gồm 3 biến quan sát:

KT1 :Thư viện trường tổ chức kho mở tại phòng đọc, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận trực tiếp nguồn tài liệu một cách nhanh chóng, kịp thời.

KT2 : Hệ thống tra cứu của thư viện đầy đủ nội dung nguồn tài liệu KT3 : Hệ thống mượn trả tài liệu nhanh chóng và chính xác

HA1: Thư viện có đầy đủ các loại dịch vụ (phòng đọc tự chọn, mượn tài liệu về nhà, mượn tài liệu đọc tại chỗ, thanh toán ra trường…)

HA2 : Thư viện là nơi có môi trường học tập, nghiên cứu tài liệu yên tĩnh, riêng tư và thoải mái

Nhân tố Mức độ hài lòng: được đo lường bằng 4 biến quan sát HL1: Bạn hài lòng với cung cách phục vụ ở thư viện

HL2 : Bạn hài lòng với trình độ chuyên môn của nhân viên thư viện HL3 : Bạn hài lòng với cơ sở vật chất của thư viện

HL4 : Bạn hài lòng với chất lượng dịch vụ của thư viện

4.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINHVIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w