9. Cấu trúc luận văn
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
PHÁP ĐỀ XUẤT
Thu thập thông tin đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS ở các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đề xuất, trên cơ sở đó giúp chúng tôi điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
3.3.2.1. Nội dung khảo sát
- Sự cần thiết đối với các biện pháp được đề xuất trong công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS ở các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất đối với công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS ở các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong điều kiện hiện tại.
3.3.2.2. Phương pháp khảo sát: Trao đổi bằng bảng hỏi, các tiêu chí đánh giá
dựa theo thang 5 bậc của Lekert:
- Rất cần thiết; Cần thiết: Ít cần thiết; Không cần thiết; Không trả lời; - Rất khả thi; Khả thi: Ít khả thi; Không khả thi; Không trả lời.
3.3.3. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát gồm 123 CB, GV, trong đó:
19 cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), 104 GV.
3.3.4. Kết quả khảo sát
3.3.4.1. Kết quả khảo sát sự cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát sự cần thiết của các biện pháp (n = 123)
TT CÁC GIẢI PHÁP
SL và %
Mức độ cần thiết của các biện pháp
Rất cần thiết Cần thiết Ítcần thiết Không cần thiết Không trả lời
1 Tăng cường công tác GD tư
tưởng, nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới PPDH
SL 79 30 11 3 0 % 64,23 24,39 8,94 2,44 0,0
theo định hướng TCNL HS.
2
Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV về đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS
SL 80 34 8 1 0 % 65,0 27,64 6,5 0,81 0,0
3 Tăng cường quản lý, chỉ đạo đổimới hoạt động của tổ CM. SL 81 32 8 2 0
% 65,85 26,02 6,5 1,63 0,0
4 Tăng cường chỉ đạo đổi mới PP vàkỹ năng học tập, nâng cao năng lực tự học của HS.
SL 68 41 11 3 0 % 55,28 33,33 8,94 2,44 0,0
5
Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và kinh phí để quản lý hiệu quả công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS
SL 71 39 12 1 0 % 57,72 31,71 9,76 0,81 0,0
Trung bình chung % 61,63 28,62 8,13 1.63 0,0
Từ kết quả khảo sát có thể thấy rằng các biện pháp đề xuất trên được các đối tượng khảo sát đánh giá cao. Trung bình chung của nhóm biện pháp là: Mức độ Rất cần thiết và Cần thiết chiếm 89,97%, Ít cần thiết chiếm 8,67%, Không cần thiết chiếm 1,63% và Không trả lời là 0%.
Xét kết quả khảo sát của từng biện pháp ta có (xem biểu đồ 3.1): - Biện pháp 1: Có 88,62% ý kiến cho là cần thiết và rất cần thiết. - Biện pháp 2: Có 93,50% ý kiến cho là cần thiết và rất cần thiết. - Biện pháp 3: Có 91,87% ý kiến cho là cần thiết và rất cần thiết. - Biện pháp 4: Có 88,62% ý kiến cho là cần thiết và rất cần thiết. - Biện pháp 5: Có 89,43% ý kiến cho là cần thiết và rất cần thiết.
3.3.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp (n = 123)
TT CÁC BIỆN PHÁP SL
và
Mức độ khả thi của các biện pháp
% khả thi thi thi khả thi trả lời
1
Tăng cường công tác GD tư tưởng, nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.
SL 44 57 15 7 0
% 35,77 46,34 12,2 5,69 0,0
2
Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV về đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS
SL 47 54 16 6 0
% 38,21 43,9 13,01 4,89 0,0
3 Tăng cường quản lý, chỉ đạođổi mới hoạt động của tổ CM.
SL 52 54 12 5 0
% 42,28 43,9 9,76 4,07 0,0
4 Tăng cường chỉ đạo đổi mớiPP và kỹ năng học tập, nâng cao NL tự học của HS.
SL 43 55 18 7 0
% 34,96 44,72 14,63 5,69 0,0
5
Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và kinh phí để quản lý hiệu quả công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.
SL 45 47 23 8
% 36,59 38,21 18,7 6,5 0,0
Trung bình chung % 37,56 43,41 13,66 5,37 0,0
Từ kết quả khảo sát có thể thấy rằng tính khả thi thấp hơn tính cần thiết
của các biện pháp, tuy nhiên vẫn ở mức độ khả thi cao, cụ thể: mức độ Rất khả thi và Khả thi chiếm 80,97%, Ít khả thi chiếm 13,66%, Không khả thi
chiếm 5,37% và Không trả lời là 0%.
Xét kết quả khảo sát của từng biện pháp ta có:
- Biện pháp 1: Có 82,11% ý kiến cho là khả thi và rất khả thi. - Biện pháp 2: Có 82,11% ý kiến cho là khả thi và rất khả thi. - Biện pháp 3: Có 86,18% ý kiến cho là khả thi và rất khả thi. - Biện pháp 4: Có 79,68% ý kiến cho là khả thi và rất khả thi.
- Biện pháp 5: Có 74,8% ý kiến cho là khả thi và rất khả thi.
Như vậy, từ 2 bảng 3.1 và 3.2, chúng ta thấy rằng các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi cao.
Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Biểu đồ 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Qua kết quả trên cho thấy, chúng ta nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của CBQL và GV các trường THPT huyện Bố Trạch đối với các biện pháp đã đề xuất; đồng thời, qua đó khẳng định ý nghĩa, vai trò của các biện pháp đó là
rất lớn, hoàn toàn có thể áp dụng thành công cho việc quản lý công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS nhằm nâng cao CLDH.
Kết luận chương 3
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động DH và quản lý nhà trường, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp quản lý công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS ở các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình theo định hướng đổi mới GDPT hiện nay của Đảng và Nhà nước. Trong mỗi biện pháp, chúng tôi đã nêu rõ mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện.
Chúng tôi tiến hành khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp và đã được tất cả CBQL, GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bố Trạch cho là cần thiết và khả thi cao. Trong quá trình áp dụng, tuỳ đặc điểm, tình tình và điều kiện của từng trường, nếu HT vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, hợp lý thì chắc rằng các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao CLDH đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong thời kỳ mới.
1. KẾT LUẬN
Việc đổi mới PPDH theo định hướng TCNL người học được xem là chìa khóa góp phần đổi mới căn bản, toàn diện toàn diện GD và ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Qua nghiên cứu, tác giả đã trình bày và làm sáng tỏ các khái niệm trong QLGD, đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS và quản lý đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS; đồng thời, phân tích rõ sự cần thiết, các định hướng đổi mới và đặc trưng của đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.
Luận văn đã nêu rõ và chi tiết thực trạng đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH theo định hướng TCNLHS ở các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong thời gian qua, việc đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS và việc quản lý công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS ở các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại yếu kém cần khắc phục để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
Từ lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS nhằm nâng cao CLDH ở các nhà trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cụ thể là:
1. Tăng cường công tác GD tư tưởng, nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS;
2. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV về đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS;
4. Tăng cường chỉ đạo đổi mới PP và kỹ năng học tập, nâng cao NL tự học của HS;
5. Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và kinh phí để quản lý hiệu quả công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.
Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau, đều có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS. Tuỳ vào điều kiện, đặc điểm tình hình của mỗi đơn vị mà HT có thể áp dụng các biện pháp một cách khoa học, đồng bộ, linh hoạt và hợp lý để việc quản lý công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS thành công, góp phần nâng cao CLDH đáp ứng yêu cầu của xã hội về đổi mới GD.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan nghiên cứu
khoa học, đội ngũ chuyên gia và GV giỏi để tổ chức việc biên soạn, thẩm định và ban hành tài liệu hướng dẫn đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS. Phổ biến tài liệu và tạo điều kiện tốt cho việc khai thác sử dụng của GV.
- Tổ chức chỉ đạo tốt phong trào thi đua, kịp thời động viên, khen
thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích, tổng kết để phổ biến kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến về đổi mới PPDH.
- Bố trí các nguồn nhân lực, tài chính để không ngừng xây dựng, chuẩn
hóa nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD và chuẩn hóa, hiện đại hóa CSVC, tạo những điều kiện then chốt cho GV tiếp cận và áp dụng PPDH tiên tiến, kỹ thuật DH tích cực.
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức khoa học quản lý cho CBQL, PPDH theo định hướng TCNL HS tích cực cho GV.
- Tổ chức, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL, GV giỏi nòng cốt ở các trường THPT đi tham quan, học tập ở một số trường điển hình ở nước có nền GD phát triển cao và có các điều kiện liên quan đến GD tương đồng với Việt Nam như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản.
2.2. Đối với UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình
- Tổ chức bồi dưỡng cho GV về đổi mới PPDH theo định hướng TCNL
HS. Giới thiệu các điển hình, nhân rộng các điển hình, tổ chức trao đổi, phổ biến và phát huy tác dụng của các gương điển hình về đổi mới PPDH.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đánh giá về công tác đổi mới PPDH của GV bằng hình thức định kỳ hoặc đột xuất;
- Tăng cường đầu tư CSVC, phương tiện, TBDH hiện đại; hỗ trợ xây dựng phòng học, phòng thực hành bộ môn cho các trường THPT đảm bảo yêu cầu đổi mới PPDH.
2.3. Đối với hiệu trưởng các trường THPT
- Thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức khoa học QLGD; trình độ CM. - Phải phấn đấu là người đi tiên phong về đổi mới PPDH; kiên trì tổ chức, hướng dẫn GV thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS; chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ GV đổi mới PPDH thành công; đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng GV.
- Tổ chức phong trào thi đua, động viên, khen thưởng tại đơn vị; nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong đơn vị.
- Nghiên cứu và đưa các biện pháp tác giả đã đề xuất trong luận văn này áp dụng linh hoạt và hợp lý vào việc quản lý công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS ở trường mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 40 - CT/TƯ- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, Hà Nội 2004. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Kết luận của Bộ Chính Trị
khóa X về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 - khoá VIII, phương hướng phát triển GD và ĐT đến năm 2020, Hà Nội 2009. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết 29-NQ/TW
Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 2013.
4. Đinh Quang Báo, Đề xuất mục tiêu và chuẩn trong chương trình GDPT sau 2015, Hội thảo một số vấn đề chung về xây dựng chương trình GDPT sau năm 2015, Hà Nội 2013
5. Đặng Quốc Bảo và các tác giả khác, Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội 1999.
6. Đặng Quốc Bảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về GD, NXB GD, Hà Nội 2009. 7. Nguyễn Ngọc Thành Bảo, Bước đầu tìm hiểu khái niệm “đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá NL Ngữ văn của HS”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 56 năm 2014.
8. Bern Meier/ Nguyễn Văn Cường, một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT, Bộ GD và ĐT - Dự án phát triển GD THPT, Berlin/Hanoi 2010.
9. Bộ GD và ĐT, Chiến lược phát triển GD 2011 - 2020, NXBGD, Hà Nội 2012
10. Bộ GD và ĐT, Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt CM; đổi mới PPDH và KT - ĐG; tổ chức và quản lí các hoạt động CM của trường trung học/trung tâm GD thường xuyên qua mạng, Hà Nội 2014
11. Bộ GD và ĐT, Tài liệu tập huấn DH và KT - ĐG theo định hướng phát triển NL học sinh trường THPT, Hà Nội 2014
12. Bộ GD và ĐT, Dạy và học tích cực- một số PP và kỹ thuật DH, NXB ĐHSP, Hà Nội 2010.
13. Bộ GD và ĐT, Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT, Hà Nội 2011.
14. Bộ GD và ĐT, Tài liệu QLGD Trung học, NXB GD, Hà Nội 2008. 15. Bộ GD và ĐT, Tài liệu tập huấn bồi dưỡng tăng cường năng lực quản
lý điều hành cho HT trường THPT, Hà Nội 2010.
16. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý, Trường ĐHSP Hà Nội 2004.
17. Nguyễn Dược, Trung Hải, Sổ tay địa danh Việt Nam, NXB GD, Hà Nội 2008.
18. Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa-Thông tin 1998.
19. Đảng bộ huyện Bố Trạch, Văn kiện Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011.
21. Nguyễn Minh Đạt, Một số biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”. Luận văn thạc sỹ QLGD, Đại học Vinh 2012.
22. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 1992.
23. Trần Bá Hoành, đổi mới PPDH, CT, SGK, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 2007.
24. Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành, Đổi mới PP