Biện pháp, biện pháp quản lý việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 30 - 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Biện pháp, biện pháp quản lý việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận

Đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS luôn luôn hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình DH như: Mục tiêu - nội dung - PP - phương tiện - thầy, hoạt động dạy - trò, hoạt động học - kết quả, nên quản lý đổi mới PPDH theo định hướng TCNL cũng cần tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các thành tố đó, đặc biệt cần tác động vào mối quan hệ thầy - trò.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu, quản lý đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS của là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích, hợp qui luật của CBQL đến cách thức DH theo định hướng TCNL HS nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.4. Biện pháp, biện pháp quản lý việc đổi mới PPDH theo hướng tiếpcận năng lực học sinh cận năng lực học sinh

1.2.4.1. Biện pháp

- Theo Từ điển Tiếng Việt, biện pháp là: “Cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” [50; tr.46]. Như vậy, nói đến biện pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định .., tựu trung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động. Biện pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, để có được những biện pháp có tính khả thi cao, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy.

1.2.4.2. Biện pháp quản lý việc đổi mới PPDH theo hướng TCNL HS

Biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS ở trường THPT là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất trong việc thúc đẩy đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện NL giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội; tạo những chuyển biến mạnh mẽ để việc đổi mới PPDH mang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng GD.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 30 - 31)