9. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng tiếp
tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
2.3.1.1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS
Nội dung Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Biên chế hợp lý tổ, nhóm CM thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.
80 65,04 36 29,27 07 5.69 0 0,0 Quán triệt cho GV về nội dung
đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.
60 48,78 55 44,72 08 6,50 0 0,0 GD cho HS mục đích, động cơ,
thái độ để thay đổi PP học tập qua các hoạt động GD, qua GV chủ nhiệm, GV bộ môn, PH.
33 26.83 42 34.15 40 32.52 08 6.50
Tổ chức, quản lý, chỉ đạo việc dự giờ của GV: quy định số tiết dự giờ; yêu cầu GV xây dựng kế hoạch dự giờ; tham gia dự giờ theo nội dung, chuyên đề.
32 26,02 46 37,39 42 34,50 03 2,44
Tổ chức, chỉ đạo, quản lý nề nếp dạy và học; tăng cường dự giờ
định kỳ, đột xuất. 36 29,27 53 43,08 32 26,02 02 1,63 Tổ chức, quản lý, chỉ đạo việc
thực hiện quy chế CM, quy định về KT-ĐG kết quả học tập, cho điểm, xếp loại HS; tổ chức thi, kiểm tra học kỳ theo đề chung của Sở, trường.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các chuyên đề đổi mới PPDH, ứng
dụng CNTT cho GV. 28 22,77
46 37,39 41 33,33 08 6,50
Kết quả khảo sát ở bảng 2.16 cho thấy:
Việc biên chế hợp lý tổ chức tổ, nhóm CM thực hiện đổi mới PPDH; sự quán triệt cho GV về nội dung đổi mới PPDH được cho khá tốt, chu đáo với tỷ lệ lần lượt như sau: Tốt 65,4%, 48,78%; khá 29,27%, 44,72% ; TB 5,69% , 6,50%; không có loại yếu. Tuy nhiên, hiệu quả việc GD cho HS mục đích, động cơ, thái độ để thay đổi PP học tập chưa cao: Thực hiện tốt 26,83%, khá 34,15%, TB 32,52% và loại yếu 6,50%.
Các nội dung tổ chức, chỉ đạo việc dự giờ của GV; và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các chuyên đề đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT cho GV được cho là thực hiện còn ở mức hạn chế, với tỷ lệ lần lượt như sau: Tốt 26,02%; 22,77%; khá 37,39%; TB 34,50%, 33,33%; yếu 2,44%, 6,50%.
Như vậy, công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS của các HT đã được quan tâm chú ý, nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, chiếu lệ, hiệu quả chưa cao.
2.3.1.2. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
Bảng 2.17: Thực trạng quản lý hoạt động tổ CM thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS (123 phiếu: CBQL 19 phiếu, GV 104 phiếu)
Nội dung Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Cụ thể hóa nội dung, quy định về đổi mới PPDH vào kế hoạch tuần, tháng, năm của nhà trường và của Tổ CM.
63 51,22 42 34,15 18 14,63 0 0,0
Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ CM; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chuyên đề đổi
mới PPDH
Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thể nghiệm, thực tập, thao giảng rút kinh nghiệm; đánh giá giờ dạy, sơ kết, tổng kết theo các chuyên đề đổi mới PPDH
32 26,02 44 35,77 47 38,21 0 0,0
Kiểm tra hoạt động tổ CM. 48 39,02 42 34,15 33 26,83 0 0,0
Nhìn chung, tất cả các HT đều quan tâm coi trọng việc chỉ đạo khá tốt hoạt động của tổ CM, thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS để có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của tình hình nhà trường; đã cụ thể hóa các chế định GD và ĐT về đổi mới PPDH theo định hướng TCNL thành quy định nội bộ; đưa ra các tiêu chí về đổi mới PPDH sát thực giúp GV có khả năng thực hiện đúng theo kế hoạch của tổ CM. Tổ, nhóm CM đã đưa các nội dung đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS vào nội dung sinh họat thường kỳ. Việc tổ chức thao giảng, dự giờ các tiết dạy đổi mới PPDH cũng được cho là thực hiện thường xuyên và được đánh giá là khá. Điều này chứng tỏ hoạt động của tổ CM đã có những chuyển biến rõ nét khi đi sâu vào giải quyết vấn đề đổi mới PPDH. Tuy nhiên, qua trao đổi ý kiến, chúng tôi nhận thấy rằng nội dung các buổi sinh hoạt tổ CM vẫn còn nghèo nàn, mang nặng tính hành chính, sự vụ; chưa đi sâu vào các chuyên đề như bồi dưỡng CMNV cho GV, bồi dưỡng PP tự học cho HS, ít trao đổi về CM sâu, về các vấn đề “nóng” của một bài dạy. Kết quả khảo sát về công tác quản lý tổ CM của HT như sau:
- Việc cụ thể hóa các chế định GD và ĐT về đổi mới PPDH thành quy định nội bộ để thực hiện; đưa việc đổi mới PPDH vào tiêu chí, kế hoạch của tổ có 51,22% ý kiến cho là đã thực hiện tốt, 34,15% ý kiến cho là ở mức độ khá và có 14,63% ý kiến cho là còn ở mức TB.
- Việc chỉ đạo, đổi mới sinh hoạt tổ CM; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chuyên đề đổi mới PPDH có 36,58% ý kiến cho là thực hiện tốt, 41,46% khá, 20,33% TB và 1,63% ý kiến còn cho là ở mức yếu.
- Việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thể nghiệm, thực tập thao giảng; đánh giá giờ dạy, tổng kết kinh nghiệm theo các chuyên đề có 26,02% ý kiến cho là thực hiện tốt, 35,77% khá, 38,21% ý kiến cho là ở mức TB.
Như vậy, có thời điểm ở một số trường, việc quản lý đổi mới PPDH còn mang tính chất phong trào mà chưa đi vào chiều sâu, đi vào thực chất để trở thành công việc hàng ngày của GV; việc quản lý hoạt động của tổ CM chưa thực sự có hiệu quả.
2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
Bảng 2.18: Thực trạng quản lý hoạt động KT, ĐG việc đổi mới PPDH theo định hướng tiếp TCNL HS (123 phiếu: CBQL 19 phiếu, GV 104 phiếu)
Nội dung Tốt Khá
Trung
bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Phổ biến các quy định, quy chế KT-ĐG theo định hướng TCNL
HS. 63 51,22 51 41,46 09 7.32 0 0,0 Tổ chức triển khai KT-ĐG kết
quả học tập của HS theo định
hướng TCNL 39 31,71 51 41,46 30 24,39 03 2,44 Tổ chức kiểm tra thường xuyên
việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH và KT-ĐG theo định hướng TCNL HS của GV.
44 35,77 50 40,65 29 23,58 0 0,0
Đánh giá xếp loại giờ dạy của GV căn cứ trên tiêu chí thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.
Biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.
29 23,58 42 34,15 46 37,40 6 4,88
Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế CM, thiếu tích
cực trong đổi mới PPDH. 33 26,83 37 30,08 48 39,02 5 4,07
Từ kết quả điều tra trong bảng 2.18, chúng ta có thể nhận xét như sau: - Việc phổ biến các quy định, quy chế về KT - ĐG theo định hướng TCNL HS được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc với tỷ lệ đánh giá 51,22% tốt, 41,46% khá và 7,32% TB, không có loại yếu. Đây là cơ sở giúp GV nắm được mục tiêu, cách thức thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.
- Công tác tổ chức triển khai KT - ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng TCNL HS cũng được các trường thực hiện khá thường xuyên và đạt mức khá. Qua trao đổi với GV chúng tôi cũng nhận thấy, trong quá trình thực hiện KT - ĐG, GV đã chú trọng đến các mức độ phân hóa trình độ HS: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ đáng kể ý kiến đánh giá việc thực hiện nội dung này còn mức độ thấp, cụ thể: Tốt 31,71%, khá 41,46%, TB 24,39% và yếu 2,44%.
- Hoạt động tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH và KT-ĐG theo định hướng TCNL HS của GV và đánh giá xếp loại giờ dạy của GV căn cứ trên tiêu chí thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS được cho là đã chú trọng và bước đầu đi vào nề nếp; tuy nhiên, hiệu quả còn chừng mực, chưa đồng đều ở các trường với tỷ lệ lần lượt như sau: Tốt 35,77%, 34,15%; khá 40,65%, 36,59%; TB 23,58%, 29,27%.
- Việc biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong việc đổi mới PPDH vẫn chưa được quan tâm thường xuyên và được đánh giá chỉ hơn mức TB khá. Qua trao đổi với các lãnh đạo trường, việc khen thưởng
hiện nay (nếu có) cũng chỉ dừng ở mức biểu dương trước tập thể, chứ chưa có những hình thức khen thưởng xứng đáng hơn. Như vậy, việc động viên khuyến khích đội ngũ GV thực hiện đổi mới PPDH bằng vật chất và tinh thần vẫn chưa được các trường coi trọng, chưa thực hiện thường xuyên và chưa có những tác động thật sự tích cực đến đội ngũ CB, GV, NV.
- Việc xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế CM, thiếu tích cực trong đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS cũng được cho là đã lưu ý thực hiện nhưng chưa thật thường xuyên, kịp thời và hiệu quả. Kết quả đánh giá nội dung này là 26,83% ý kiến cho là tốt, 30,08% khá, 39,02% TB và 4,07% đánh giá mức yếu. Thực trạng này chắc chắn sẽ tạo một tiền lệ không tốt trong việc thực hiện đổi mới PPDH theo tinh thần chỉ đạo của ngành.